Tình cảnh khó khăn của các nhà sản xuất máy ảnh

0
324

Năm 2021 quả là thời kì khủng hoảng kinh tế nặng nề thời hậu Covid-19. Với các ngành sản xuất điện tử, việc không thể duy trì các nhà máy sản xuất dẫn đến sự thiếu hụt không hề nhỏ các linh kiện điện tử cho các bên sản xuất lớn hơn, gây đình trệ sản xuất và suy giảm nguồn cung sản phẩm cho người dùng. Và các nhà sản xuất máy ảnh như Canon hay Sony cũng đều hứng chịu những hệ quả suy thoái kinh tế này. Vậy các hãng máy ảnh đã phải xoay sở như thế nào trong tình huống thời đại này ?

Khó khăn thời Covid-19

Sony tạm ngừng sản xuất các dòng máy cũ

Vừa qua, Sony đã thông báo trên trang web của mình rằng họ sẽ tạm ngừng sản xuất 5 dòng máy ảnh và một phụ kiện do tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu. Bắt đầu từ ngày 19/11, Sony tạm thời ngừng nhận các đơn đặt cho 3 dòng máy thuộc thế hệ a7II (bao gồm a7II, a7RII, a7SII), và dòng máy cảm biến crop a6400 và a6100. Thêm vào đó 2 thiết bị khác cũng sẽ chịu chung số phận là máy quay chuyên nghiệm PXW-Z190 và micro shotgun ECM-B1M.

Các dòng máy A7II đều tạm dừng sản xuất

Có thể nói việc tạm dừng sản xuất này sẽ gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng hiện tại bởi nếu 3 dòng máy a7II vẫn còn được đông đảo cộng đồng đánh giá cao và có mức giá phải chăng, thì a6400 và a6100 chính là 2 chiếc máy crop có doanh số tốt nhất của Sony. Trong thời gian sắp tới, vì tình trạng thiếu hụt máy với nhu cầu của người mua, mức giá cho các dòng máy này có thể dao động hơn so với mức bình thường.

Hai dòng crop bán chạy A6400 và A6100 cùng chịu số phận

Canon sự thiếu hụt EOS R3

Sự thiếu hụt chip bán dẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sản xuất và sự thu hẹp chuỗi cung ứng linh kiện đã ảnh hưởng đến việc sản xuất máy ảnh và ống kính. Nếu Sony đã dựng nhận các đơn đặt hàng với một số dòng máy ảnh mirrorless cũ, thì Canon cũng công bố rằng những đơn đặt hàng cho dòng máy EOS R3 của hãng sẽ bị hoãn đến 6 tháng mới có thể giao.

Canon EOS R3 mất thêm 6 tháng để hoàn thành các đơn hàng

Trong thông báo truyền thông mới đây của Canon, hãng đã gửi lời xin lỗi về tình trạng chậm trễ cung cấp sản phẩm và cho biết sẽ cần “rất nhiều thời gian” để những đơn đặt hàng đầu tiêu của EOS R3 và RF 14-35mm F4 L IS USM mới có thể đến tay người dùng. Các kế hoạch vận chuyển đã có sẵn nhưng thời gian diễn ra sẽ không nhanh như dự kiến. Không chỉ vậy, các ống kính 16mm F2.8, 100-400mm F5.6-8 IS USM và 400mm F2.8 L IS USM cũng sẽ mất thêm thời gian mới có thể xuất xưởng.

Môt số ống kính Canon RF đang được xử lý

Tổng kết

Theo những thống kê từ CIPA trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm giảm đà tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà sản xuất máy ảnh lớn trên thế giới. Đồng thời, nó còn gây sức ép buộc các công ty phải có bước thay đổi mạnh mẽ, từ giảm thiểu sản xuất các máy ảnh compact và DSLR, để tập trung nhiều vào các máy ảnh không gương lật. Chính điều này cũng tác động không nhỏ đến thói quen mua sắm của người dùng. Thậm chí, con số máy ảnh bán ra trong thời gian nửa đầu 2021 cũng chỉ vượt lên một chút so với 2020 trước khi lâm vào cuộc khủng hoảng linh kiện.

Sự phục hồi trở lại để đáp ứng nhu cầu của người dùng

Canon và Sony chỉ là 2 trong số các hãng máy ảnh lớn đang phải vượt qua thời điểm khủng hoảng và trì trệ trong sản xuất do sự sụt giảm đáng kể nguồn cung cấp các thiết bị và linh kiện bán dẫn để phục vụ cho việc sản xuất chip và các bộ phân khác. Tuy nhiên, với dấu hiệu hồi phục của kinh tế và sản xuất, các nhà sản xuất máy ảnh hy vọng sẽ nối lại các chuỗi cũng ứng để đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dùng.