Đánh giá ống kính Sigma 50mm F2 DG DN C – chiếc ống kính 50mm nhỏ gọn của Sigma

0
295

Là ống kính thuộc dòng iSeries – dòng ống kính với chất liệu hoàn thiện bằng kim loại, Sigma 50mm F2 DG DN C được người dùng đón nhận như là một giải pháp tốt dành cho tiêu cự 50mm mà người dùng có thể sở hữu nếu chúng ta chưa có nhiều hầu bao dành cho phiên bản Art. Ống kính không chỉ sở hữu một thiết kế gọn gàng, cứng cáp và được gia công tinh xảo, mà chất lượng  hình ảnh của nó cũng được đánh giá rất tốt. Hãy cùng Anh Đức dánh giá chi tiết ống kính này nhé.

Đánh giá ống kính Sigma 50mm F2 DG DN C – chiếc ống kính 50mm nhỏ gọn của Sigma

Thống số nổi bật

Sigma 50mm F2 DG DN C được thiết kế dành cho các máy ảnh không gương lật fullframe và được xếp chung trong dòng ống kính Contemporary hiện đã có 8 ống kính tiêu cự cố định và 3 ống kính thu phóng. Ống kính mới được hoàn thiện bằng kim loại với tính thẩm mĩ cao với đầy đủ vòng lấy nét thủ công và vòng khẩu độ. Khẩu độ F2 giúp nhà sản xuất tối ưu kích thước để tạo nên một sản phẩm nhỏ gọn hơn nhưng cũng cứng cáp hơn.

Ống kính mới được hoàn thiện bằng kim loại với tính thẩm mĩ cao

Hệ thống quang học của ống kính bao gồm 11 thấu kính chia thành 9 nhóm, trong đó có 3 thấu kính phi câu va một thấu kính tắc sắc siêu thấp (SLD). Bộ lá khẩu gồm 9 cách xếp tròn tạo nên vòng khẩu tròn và khoảng lấy nét cực cận chỉ 45cm. Ống kính có 2 phiên bản dành cho ngàm L và ngàm E (Sony), trong đó phiên bản ngàm L nhỏ gọn hon một chút so với phiên bản ngàm E, nhưng cả 2 phiên bản đều có trọng lượng khoảng gần 350g.

Phiên bản ngàm L của ống kính này nhỏ gọn hon một chút so với phiên bản ngàm E

Sigma 50mm F2 DG DN C đi kèm với một loa che nắng và một nắp che có từ tính để gắn ở phía trước ống kính, nhưng cũng bổ sung thêm một phiên bản nắp bằng nhựa nhẹ hơn. Ống kính sử dụng kính lọc 58mm giups người dùng có thể mua kính lọc tốt với mức giá phải chăng.

Chất lượng hoàn thiện

Dòng ống kính iSeries được rất nhiều người dùng ưa chuộng bởi thiết kế phần vỏ được làm hoàn toàn bằng kim loại, với từng chi tiết được gia công tinh xảo hơn. Sigma 50mm F2 có kích thước nhỏ gọn với đường kính 70mm, chiều dài 70mm, trọng lượng chỉ 345g và sử dụng bộ lọc 58mm. So sánh với phiên bản F1.4 Art, ống kính này nhỏ hơn đến 37% và nhẹ hơn gần 1 nửa khối lượng, giúp nó trở thành một sự lựa chọn đáng cân nhắc trên các máy ảnh của Sony và Panasonic.

Sigma 50mm F2 nhẹ hơn nhiều so với phiên bản Art F1.4

Ngoài việc có kết cấu bằng kim loại giúp tăng độ bền cho ống kính, thì các chi tiết di chuyển như vòng xoay lấy nét thủ cổng và vòng khẩu độ được làm nhô lên một chút so với phần thân ống kính, đi kèm với các chi tiết giúp cảm giác cầm nắm trở nên chắc chắn hơn nhờ việc tăng thêm lực ma sát. Nhờ điều đó mà ống kính dễ dàng được tháo ra hơn, cũng như các loa che nắng bằng kim loại cũng dễ dàng được lắp vào nhờ thiết kế chú trọng đến tính chắc chắn và dễ làm chủ.

Sigma đã tích hợp vòng khẩu độ vào nhiều ống kính DN của họ và chúng hoạt động tương tự như trên các ống kính Sony G Master với các tùy chọn là Auto và dải khẩu độ để kiểm soát thủ công (với độ chia tương đương 1/3 stops). Vòng khẩu độ được thiết kế rất đẹp mắt và có độ hãm rất vừa phải khi đi qua từng nấc khẩu độ khác nhau. Giữa vị trí Auto và dải khẩu độ sẽ có một chút sự ma sát nhỏ rất dễ cảm nhận để tránh những va chạm vô ý có thể thay đổi giá trị trên vòng khẩu độ.

Vòng khẩu độ được thiết kế rất đẹp mắt và có độ hãm rất vừa phải

Về phía đuôi ống kính sẽ có thêm một lẫy chuyển AF/MF được thiết kế theo chiều ngang giúp tối ưu phần diện tích cho ống kính cũng như cho lẫy gạt này. Việc bổ sung thêm lẫy chuyển trực tiếp giúp việc thay đổi giữa 2 chế độ lấy nét rất nhanh và trực quan so với việc điều chỉnh trên máy ảnh với các ống kính không có lẫy chuyển. Thêm vào đó, mỗi chế độ sẽ được chỉ báo bởi màu sắc đặc trưng: trắng cho AF và đen cho MF, cho phép người dùng nhận biết nhanh chóng hơn.

Ống kính có vòng lấy nét thủ công có phần họa tiết vòng như trên vòng khẩu độ, tuy nhiên nó sử dụng cơ chế điện tử thay vì các khớp nối cơ học. Dù vậy, vòng lấy nét này có cảm giác xoay dễ chịu do có độ hãm vừa phải và Sigma làm tốt việc mổ phỏng lấy nét thủ công trên một ống kính điện tử. Với phiên bản ngàm L, người dùng sẽ có 2 tùy chọn hoạt động theo kiểu tuyến tính hay phi tuyến tính.

Ống kính có vòng lấy nét thủ công có phần họa tiết vòng như trên vòng khẩu độ

Ngoài loa che nắng, Sigma cung cấp người dùng 2 tùy chọn nắp ống kính bằng nhưa truyền thống hoặc một nắp từ tính để dễ dàng đạy vào vị trí. Tuy nhiên, sử dụng năp từ tính sẽ làm khó người dùng khi họ đang lắp loa che nắng vào ống kính. Ống kính không có các lớp đệm chống thời tiết mà chỉ có 1 vòng đệm ở đuôi ngàm. Thêm vòa đó, ống kính cũng không có bộ ổn định hình ảnh cũng như các nút tùy biến chức năng có trên dòng Art.

Khả năng lấy nét

Với các dòng ống kính có các thấu kính lớn và nặng hơn, Sigma sử dụng hệ thống lấy nét HLA cho phép tăng tốc độ lấy nét tự động. Nhưng với hệ ống kính thuộc dòng iSeries, nhà sản xuất trung thành với động cơ bước STM vì các thấu kính có kích thước nhỏ và nhẹ hơn nhiều, đồng thời cũng có hiệu suất tốt và hoạt động yên tĩnh. So sánh với Sony 50mm F2.5 G sử dụng động cơ tuyến tính kép, hầu như rất khó tìm ra sự chênh lệch về tốc độ lấy nét và độ chính xác khi lấy nét trên cả hai ống kính đều rất tốt.

Sigma sử dụng hệ thống lấy nét HLA cho phép tăng tốc độ lấy nét tự độngTrong quá trình thử nghiệm, ống kinh có khả năng lấy nét vào chủ thể tĩnh rất nhanh và chuẩn xác. Nhưng với các chủ thể động, thi thoảng ống kính sẽ bị trượt nét và hiệu suất của nó chưa thể tương đương với các dòng Sigma Art hoặc Sony GM. Khi di duyển vùng nét từ gần ra xa, ống kính có xu thễ chững lại với một khoảng chuyển khi gần đến vị trí lấy nét, nhưng ống kính vẫn có thể lấy nét chính xác. Quá trình lấy nét gần như im lặng giúp người dùng có thể quay phim trong những môi trường yên tĩnh.

Khi quay phim, ống kính thi thoảng gặp hiện tượng thở có thể cảm nhận rất rõ ràng, và đây vốn là một điểm yếu so với các ống kính của Sony vì các ống kính này nhận được tính năng hỗ trợ bù thở trên các thân máy Sony. Đồng thời việc sử dụng ống kính này trên các máy ảnh chụp ảnh thể thao cũng sẽ giới hạn tốc độ chụp xuống còn 15 fps thay vì 20/30fps. Tuy nhiên, phiên bản ngàm L của ống kính này vẫn có sự tương thích tốt nhất với các máy ảnh của Panasonic và cho hiệu suất chụp ảnh rất ấn tượng.

Khả năng lấy nét khi quay phim của ống kính này cũng rất ấn tượng xét trên nhiều khía cạnh như tốc độ và độ chính xác dù những hạn chế của các thân máy có thể ảnh hưởng một phần nhỏ đến hiệu suất chung. Tuy nhiên, để đảm bảo tối ưu được hiệu suất ống kính, người dùng được khuyên nên sử dụng Sony 50mm F2.5 G vì được hỗ trợ tính năng bù thở và chế độ vòng khẩu nảy được chuyển thành vòng khẩu trơn, phù hợp hơn cho việc quay phim.

Khả năng lấy nét khi quay phim của ống kính này rất ấn tượng xét trên nhiều khía cạnh

Chất lượng hình ảnh

Các ống kính từ Sigma luôn được đông đảo người dùng thế giới đón nhận bởi chất lượng vượt trội dù chỉ là nhà sản xuất ống kính bên thứ 3, và Sigma 50mm F2 DG DN C cũng có chất lượng hình ảnh rất ấn tượng. Khi so sánh với phiên bản Sigma Art F1.4, ống kính này cho độ nét ở vùng giữa khung hình rất tốt nhưng sẽ giảm dần khi về các góc. Dù khó có thẻ đạt hiệu suất tương tự các dòng Sigma Art, nhưng ống kính này đủ tốt để phục vụ cho hầu hết các nhu cầu chụp ảnh.

Sigma 50mm F2 DG DN C có chất lượng hình ảnh rất ấn tượng khi được so với bản Art

Ống kính có một số quang sai màu dọc có thể phát hiện trong một số tình huống trong hình dạng màu xanh lục, nhưng thực sự không quá nghiêm trọng. Trong đó đó cá quang sang màu ngang hầu như được xử lý tốt. Các lỗi quang sai này đều có thể được hiệu chỉnh trên các thân máy Sony hoặc Leica. Ống kính gặp hiện tượng méo góc và tối hình tương đối “nặng” và người dùng cần kích hoạt việc hiệu chỉnh hình ảnh ngay trong máy dể tránh hiện tượng này.

Trong bài kiểm tra độ sắc nét, khi mở khẩu độ lớn nhất F2, ống kính có thể tái tạo độ sắc nét đến đáng kính ngạc ở vùng trung tâm và phần giữa khung hình, nhưng sẽ bắt dầu giảm đi khi về các góc. Hiệu suất ấn tương này có thể xem là gần tương đương với ống kính Sigma Art F1.4 và chỉ thua vệ độ nét rìa khi ống kình này giảm khẩu độ về F2. Việc giảm khẩu độ về F5.6 và F8 giúp đạt độ sắc nét tốt nhất trên toàn bộ các vùng của hình ảnh. Tiếp tục giảm khẩu độ sâu về F22 sẽ làm giảm độ nét của hình ảnh.

Ở khẩu độ lớn nhất F2, ống kính có thể tái tạo các chi tiết sắc nét đáng kính ngạc

Không sở hữu khẩu độ lớn sẽ là một bất lợi trong việc mang đến hiệu ứng bokeh đẹp mắt và mịn màn. Nhưng trong các thử nghiệm, hiệu ứng bokeh từ ống kính này tương đối ổn so với các ống kính Sigma Art và có độ mịn khá dễ chịu so với một ống kính F2. Ống kính có khả năng chống lóa rất tốt và không có hiện tượng bống mờ dẫn đến mất độ tương phản đáng chú ý. Nhìn chung, chất lượng mà Sigma 50mm F2 DG DN C mang lại hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng phổ thông với mức giá tốt hơn.

Chất lượng hình ảnh của ống kính hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng phổ thông

Đánh giá chung

Có thể nói Sigma 50mm F2 DG DN C thực sự là một ống kính tốt mà người dùng chưa có nhiều hầu bao nên sở hữu. Với thiết kế bền bỉ, cứng cáp có thêm một số chi tiết để cải thiện khả năng vận hành của người dùng, chất lượng hình ảnh từ ống kính cũng rất tốt và một số chi tiết có thể gần tương đương với các ống kính thuộc dòng Sigma Art. Thêm vào đó khẩu độ F2 là vừa đủ lớn dể tạo nên hiệu ứng xóa phông mèm mịn và hấp dẫn người dùng.Sigma 50mm F2 DG DN C thực sự là một ống kính tốt mà người dùng nên sở hữu

Với người dùng của Sony, ống kính Sony 50mm F2.5 G có thể dược xem là một lựa chọn thay thế cho ống kính của Sigma. Dù có khẩu độ tối đa nhỏ hơn đến 2/3 stops, nhưng ống kính này nhỏ hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn một chút, cũng như nhận được nhiều trợ năng quan trọng từ các máy ảnh Sony và có thiết kế tiện lợi cho người dùng. Do vậy, dể lựa chọn một ống kính phù hợp, bạn đọc nên cân đối với nhiều tiêu chí dể có thể lựa chọn 1 ống kính phù hợp.