Là ống kính thu phóng góc rộng theo xu hướng nhỏ gọn như 24-50mm F2.8 G, Sony FE 16-25mm F2.8 G không chỉ sở hữu thiết kế vô cùng linh hoạt với đầy đủ công năng như các ống kính G-Master khác, mà nó còn được trang bị hệ thống quang học chất lượng cao và nhiều công nghệ giúp ống kính có thể đạt hiệu suất hoạt động cao cho cả hai công việc là chụp ảnh và quay phim độ phân giải cao. Hãy cùng Anh Đức đánh giá chung về ống kính này nhé.
Thông số chính
- Hệ ngàm: Sony E, Sony FE
- Dải tiêu cự: 16-25mm
- Dải khẩu độ: F2.8 – F22
- Số lá khẩu: 11
- Vòng khẩu độ: Có
- Số thấu kính: 16 thấu kính chia thành 13 nhóm
- Thấu kính đặc biệt: 3 thấu kính phi cầu, 3 thấu kính tán sắc thấp (ED) và 1 thấu kính phi cầu tán sắc thấp
- Khoảng lấy nét gần: 0.17m
- Động cơ lấy nét: động cơ tuyến tính lấy nét trong
- Kích thước: 91mm (dài) x 75mm (đường kính)
- Trọng lượng: 409g
- Khóa vòng thu phóng: không
- Đường kính bộ lọc: 67mm
Tính năng nổi bật
Dù là ống kính có thiết kế nhỏ gọn, nhưng Sony FE 16-25mm F2.8 G được trang bị hệ thống quang học phức tạp bao gồm 16 thấu kính được chia thành 13 nhóm, trong đó có 3 thấu kính phi cầu, 3 thấu kính tán sắc thấp, và 1 thấu kính phi cầu tán sắc thấp để triệt tiêu quang sai. Cấu trúc quang học này thậm chí còn phức tạp hơn so với cả ống kính Sony FE 16-35mm F2.8 GM II. Đồng thời, ống kính cũng được trang bị cụm khẩu độ với 11 cánh xếp tròn để tạo hiệu ứng xóa phông đẹp mắt.
Sony đã trang bị cho ống kính này hai động cơ tuyến tính cho phép nó có thể theo kịp tốc độ chụp lên đến 120fps trên Sony Alpha A93 và theo dõi chủ thể khi quay phim ở độ phân giải 4K 120fps. Thêm vào đó, nhà sản xuất cũng bổ sung tính năng hỗ trợ bù trừ hiện tượng thở và ổn định hình ảnh Dynamic Active mới nhất của Sony, dù ống kính này không có hệ thống ổn định quang học bên trong. Khoảng lấy nét tối thiểu của ống kính này là 18cm ở góc rộng nhất và tăng lên 25mm ở tiêu cự 25mm.
Giống như các ống kính G-Series khác, phần thân ống kính Sony FE 16-25mm F2.8 G có các kết cấu chống bụi và ẩm xâm nhập, bao gồm lớp phủ flo ngăn dầu và nước bám ở thấu kính mặt trước, các lớp phủ tại những vị trí quan trọng và vòng cao su bao quanh ngàm ống kính. Ống kính có đường kính bộ lọc chỉ 67mm giúp người dùng tìm mua các bộ lọc với mức giá phải chăng hơn và còn được bổ sung loa che nắng hình cánh hoa.
Chất lượng hoàn thiện
Với chiều dài khoảng 91.4mm, đường kính 74.8mm và trọng lượng chỉ 409g, có thể nói Sony FE 16-25 mm F2.5 G là một trong những ống kính thu phóng khẩu độ lớn của Sony có thiết kế gọn nhẹ và có tính di động cao. Tất nhiên, đây chưa phải là ống kính gọn nhẹ so với các sản phẩm đến từ các hãng ống kính thứ ba như Sigma và Tamron. Khi được lắp trên các thân máy nhỏ như Sony Alpha A7C II hoặc nhưng dòng máy lớn như Sony A7R V, bộ máy ảnh có độ cân bằng tốt và có tính linh hoạt khi sử dụng.
Tương tự như các ống kính G-Series được ra mắt gần đây, Sony FE 16-25mm F2.8 G có lớp vỏ ngoài bằng nhựa kỹ thuật tương đối chắc chắn nhưng vẫn có trọng lượng nhẹ, với phần ngàm kim loại được bọc bằng một lớp cao su để bảo vệ máy ảnh. Trên thân ống kính sẽ có 3 vòng điều khiển bao gồm khẩu độ, tiêu cự và lấy nét thủ công với kích thước khác nhau, nhưng đã được tối ưu để người dùng dễ dàng tìm đến vòng chức năng mong muốn.
Vòng khẩu độ với các giá trị khẩu độ được đánh dấu từ F/2.8 đến F/22 với các vạch chia nhỏ hơn là 1/3 stops, và cuối vòng sẽ có nấc A dể người dùng có thể điều chỉnh khẩu bằng vòng xoay trên máy ảnh. Một công tắc ở bên cạnh có tác dụng khử độ này để vòng khẩu hoạt động trơn tru, phù hợp để điều chỉnh khi quay phim. Tuy nhiên, ống kính không có lấy khóa vòng khẩu nên người dùng cần cẩn thận để tránh vô tình xoay vòng khẩu.
Ở giữa vòng thu phóng và vòng lấy nét tay sẽ có nút giữa lấy nét nằm ở phía bên để sử dụng máy theo chiều dọc, đồng thời tại cùng vị trí này sẽ có thêm lẫy chuyển AF/MF.
Khả năng lấy nét
Khi nói đến khả năng lấy nét, ống kính Sony FE 16-25mm F2.8 G có hiệu suất rất tốt như những gì mà người dùng mong đợi ở một ống kính hiện đại. Ống kính có tốc độ lấy nét nhanh và hoạt động gần như im lặng, đồng thời hiện tượng thở cũng được kiểm soát ở mức tương đối khá nên cũng giúp các nhà quay phim cảm thấy yên tâm hơn. Tuy nhiên, khi lấy nét với các vật thể ở gần, góc nhìn có thể sẽ bị thu hẹp một chút, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động lấy nét của ống kính.
Việc lấy nét thủ công cũng tương đối hoàn hảo khi vòng lấy nét tay hoạt động mượt mà và cực kỳ nhạy. Tương tư như nhiều ống kính Sony khác, vòng lấy nét này sẽ không có điểm dừng ở hai đầu và thước đo khoảnh cách. Thay vào đó, khi chuyển sang chế độ MF, giao diện trên máy ảnh sẽ hiển thị thang đo khoảnh cách để người dùng kiểm soát việc lấy nét tay. Việc xoay vòng sẽ tự động phóng lớn khu vực lấy nét để giúp người dùng lấy nét chính xác nhất, nhưng tính năng này có thể được tắt nếu người dùng không có nhu cầu.
Chất lượng hình ảnh
Qua những thử nghiệm trên các máy ảnh Sony, ống kính Sony FE 16-25mm F2.8 G đạt độ sắc nét tốt đến đáng kinh ngang và đây chính là ưu thế giúp nó trở thành ống kính đáng sở hữu trong năm nay. Quan sát các bức ảnh được chụp, ống kính có khả năng tái tạo hình ảnh có độ chi tiết cao và rõ nét bất kể tiêu cự và khẩu độ nào. Nhờ điều này mà người dùng có thể sử dụng khẩu độ lớn F/2.8 để chụp ảnh thiên văn, cảnh quan thành phố và nội thất kiến trúc thông thường.
Đối với những máy ảnh độ phân giải cao như Sony A7R V, vùng trung tâm hình ảnh vẫn rất sắc nét. Nhưng nếu người dùng quan sát kĩ sẽ nhận ra rằng hình ảnh sẽ bị giảm chất lượng một chút ở vùng gần rìa hình ảnh, đặc biệt khi chụp ở khẩu độ lớn và lựa chọn tiêu cự nhỏ, nhưng các chi tiết này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể. Khi giảm khẩu độ về F/5.6, hình ảnh gần như đạt độ sắc nét cực đại và người dùng cần tránh lựa chọn khẩu độ trong vùng F/11 – F/22 vì hiện tượng nhiễu xạ có thể dần giảm chất lượng hình ảnh đáng kể.
Để đạt được hiệu suất quang học ấn tượng này, Sony đã áp dụng những triết lý thiết kế ống kính mới, sử dụng các công nghệ phần mềm để hiệu chỉnh biến dạng. Tuy nhiên, khi xem xét trên anh RAW thực tế ống kính cho hiệu ứng méo lồi tâm xuất hiện ở hầu hết vị trí trên dải tiêu cự và đăc biệt khá cực đoan tại tiêu cự 16mm. Hiện tượng viền tím hầu như rất ít xuất hiện và nổi bật trong những điều kiện nhất định, nhưng có thể được hiệu chỉnh hoàn toàn bằng phần mềm hậu kì.
Cũng tương tự như vậy, hiện tượng tối viền cũng xuất hiện rõ rệt trên các hình ảnh không qua hiệu chỉnh khi được chụp ở khẩu độ lớn. Việc giảm khẩu độ về F/5.6 có thể giúp loại bỏ gần như hoàn toàn dạng quang sai này. Thêm vào đó, ống kính cũng có khả năng xử lý tốt các quang sai khi hướng ống kính về phía có nguồn sáng mạnh. Hình ảnh lúc này hầu như không bị mất độ tương phản, hay xuất hiện hiện tượng lóa sáng hoặc bóng mờ. Khi giảm khẩu độ về F/16, người dùng có thể chiêm ngưỡng hiệu ứng tia sao vô cùng đẹp mắt.
Mặc dù có thể chụp ảnh ở khoảng cách lấy nét cực gần, nhưng khoảng cách chỉ 18cm ở chế độ AF tại tiêu cự 16mm, người dùng có thể chụp cận cảnh những chủ thể nhỏ với khả năng tái hiện hình ảnh rất sắc nét. Với khẩu độ tối đa F/2.8, độ sâu trường ảnh của ống kính này đủ hẹp để khi chụp cận cảnh vẫn có thể tạo ra hiệu ứng xóa phông mượt mà và dễ chịu.
Cùng chiêm ngưỡng đoạn phim đẹp mắt được quay từ ống kính này.
Đánh giá chung về Sony FE 16-25mm F2.8 G
Trong những năm gần đây, nhu cầu về một ống kính thu phóng gọn nhẹ đạt chất lượng quang học cao luôn không ngừng gia tăng. Bên cạnh việc tối ưu những ống kính với dải tiêu cự phổ thông, nhiều nhà sản xuất chuyển sang lựa chọn các dải tiêu cự mới để giúp các thiết kế ống kính được tối ưu và linh hoạt cho hơn cho người dùng, nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu khắc khe về chất lượng. Và Sony FE 16-25mm F2.8 G là một trong những ống kính như thế.
Mặc dù phải chấp nhận đánh đổi dải tiêu cự có phần hạn chế là 16-25mm so với các ống kính 16-35mm tiêu chuẩn, nhưng điều này giúp Sony tối ưu ống kính này trên cả ba khía cạnh là thiết kế, quang học và công nghệ lấy nét. Không chỉ vậy, Sony FE 16-25mm F2.8 G cũng sẽ là một đối trọng rất lớn so với những ống kính cùng dải tiêu cự từ các nhà sản xuất ống kính thứ 3 là Sigma 16-28mm F2.8 DG DN và Tamron 17-28mm F/2.8 Di-III RXD với mức giá tốt hơn.