Vì sao Leica M11 là biểu tượng thời đại giữa kỉ nguyên tự động hóa

0
369

Với Leica, 5 năm không phải là quãng thời gian dài nhưng với giới nhiếp ảnh, Leica M10 đã trở một biểu tượng nhiếp ảnh đại chúng độc đáo kể từ 2017, bất kể cho sự trỗi dậy của nhiếp ảnh điện toán và trí tuệ nhân tạo. Và đó là lý do vì sao mà Leica M11 vẫn cuốn hút mọi sự chút ý bởi tính cổ điển có phần lỗi thời khi nó không có tự động lấy nét và việc lấy nét bằng tay thông qua ống ngắm tạo nên một cảm giác cầm máy khó tả.

Leica M11 trước kỉ nguyên 4.0

Một số người sẽ cho rằng, những chiếc máy Leica M như những món sưu tầm đắt đỏ cho người yêu nét hoài cổ. Với mức giá cho Leica M11 vừa mới ra mắt đã lên đến 9000 USD (khoảng 208 triệu đồng), hầu như không phải ai cũng có đủ tầm với. Nhưng so với nhiều dòng máy “cổ điển” khác, Leica M11 vẫn có một sức hút vô hình. Vậy điều gì đã biến Leica M11 trở thành biểu tượng của thời đại giữa kỉ nguyên tự động hóa?

Leica vẫn không hề thay đổi suốt 70 năm

Một trải nghiệm khác biệt

Một phần của sự hấp dẫn này dến từ kích thước, sự đơn giản về thiết kết và cơ chế lấy nét thủ công thông qua ống ngắm quang vẫn được giữ nguyên vẹn qua các thế hệ. Giống như những người tiền nhiệm điện tử của nó, Leica M11 sử dụng hệ thống ống ngắm quang học truyền thống bằng cách ghép chập 2 phần ảnh mờ thành 1 để lấy nét, thay vì sử dụng hệ thống lấy nét điện tử.

Leica M11 mang đến trải nghiệm lấy nét bằng thay thuần túy

Cơ chế này trông có vẻ khá phức tạp nhưng nó mang đến một số lợi ích nhất định. Trước hết, kính ngắm quang cho phép bạn nhìn toàn cảnh ra toàn khung ảnh, mang đến cảm giác kết nối với phần cảnh quang hơn là chỉ nhìn vào kính ngắm điện tử. Ngoài ra, nhờ thang độ sâu trường ảnh trên ống kính, người dùng có thể sử dụng lấy nét theo vùng giúp bạn chụp nhanh mà không cần lấy nét.

Điều Leica muốn là sự kết nối với tổng thể khung hình

Tất nhiên trải nghiệm ngắm – chụp này phức tạp hơn nhiều so với điện thoại, nhưng những huyền thoại làng nhiếp ảnh đường phố như Henri Cartier Bresson đã tôn vinh cơ chế này như là cửa sổ mở rộng của đôi mắt. Dòng Leica M loại bỏ đi nhiều nút, các thiết lập, các yếu tố gây nhiễu và cả sự tự động hóa và giúp bạn kết nối với quá trình sáng tạo truyền thống. Thật tốt khi nhưng trải nghiệm này vẫn còn tồn tại trong thế giới nhiếp ảnh hiện đại, bất kể mức giá của M11 có đắt như thế nào.

Trải nghiệm chụp hình này có thể không phù hợp với những người yêu cầu nhanh gọn

Không chỉ vậy, Leica cũng khá hiểu người dùng khi lần đầu tiên tích hợp thêm một bộ nhớ trong máy 64GB, cho phép chiếc máy có thêm một chiếc thẻ nhớ thứ 2 nếu người dùng không mang đủ thẻ. Cảm biến 61MP cũng cho phép truyền tải trọn vẹn độ sắt nét và độ phân giải cao của các ống kính Leica. Đồng thời cảm biến cũng cho phép chụp ảnh ở 2 độ phân giải thấp hơn để có tệp ảnh nhẹ và truyền tải nhanh hơn.

Leica vẫn tích cực thay đổi một số chi tiết trong máy

Thiết kế và tính bền bỉ

Leica M11 sở hữu một thân máy rất nhỏ gọn so với một máy ảnh fullframe truyền thống bởi các ống kính của hãng không có độ cơ lấy nét và thân máy M11 cũng không có bộ ổn định hình ảnh. Tất nhiên, sự khác biệt về kích thước giữa các máy ảnh ngày nay ko quá nhiều, nhưng M11 chỉ có bề dày gần bằng một nửa so với Sony A7 IV với bộ ống kinh nhỏ hơn. Thiết kế của M11 gợi nhớ đến chiếc máy Nikon Z fc, một chiếc máy ảnh retro đến từ Nikon.

Thiết kế và mức giá của Leica cho phép nó trường tồn đến vài thập kỉ

Bên cạnh đó, sự cứng cáp và bền bỉ là tiêu chí để lựa chọn M11 cho việc chụp ảnh đường phố và phóng sự. Leica M11 có một phiển bản màu đen được làm bằng nhôm, và phiên bản màu bạc được làm từ hợp kim magie. Dù được hoàn thiện từ 2 loại vật liệu khác nhau, xong mức độ chắn chắn và bền bỉ của chúng tương đương và cùng có chung mức giá. Và cũng nhờ vào thiết kế có phần không hề thay đổi này, M11 sẽ khó có thể bị “xuống cấp” và trường tồn theo thời gian.

Sự cứng cáp về thiết kế là minh chứng rõ ràng nhất

Giữ vững thương hiệu trước thời đại 4.0

Với thiết kế theo khuynh hướng rangefinder, không khó để có thể tìm thấy một chiếc máy có thiết kế như vậy là Fujifilm X-Pro3 với mức giá chỉ bằng 1/5 so với Leica M11. Đồng thời hệ ống kính của Fujifilm cũng có nhiều tiêu cự tuyệt vời hơn. Không chỉ vậy, trong thời buổi mà sự tự động hóa là bắt buộc và cuộc chạy đua giữa nhiếp ảnh điện toán sử dụng trí tuệ nhân tạo như trên Google Pixel giúp việc chụp ảnh trở nên nhanh gọn và cho ra chất lượng hình ảnh tương đối tốt.

Leica M vẫn là thương hiệu đình đám suốt 70 năm tồn tại

Thế nhưng, những trở ngại này sẽ không hề lay chuyển những người đã, đang và sẽ có ý định sở hữu một chiếc Leica M11. Doanh số của Leica M dù luôn ở dưới đáy của những bảng xếp hạng, nhưng với những người yêu Leica, cảm giác cầm nắm, chất lượng hình ảnh, chất lượng hoàn thiện và thương hiệu trứ danh này đều được đánh giá cao và được khẳng định là lý do cho sự trường tồn của một di sản xa xỉ đã kéo dài suốt 70 năm.