Trên tay nhanh Canon EOS R50 – Chiếc máy RF dành cho người mới

0
592

Nhằm cạnh tranh trong phân khúc máy ảnh dành cho người dùng mới và vloggers, Canon EOS R50 được phát hành như là một công cụ sáng tạo chất lượng được nâng cấp từ điện thoại, kết hợp với khả năng tự động hóa nhiều chức năng thông mình, giúp người dùng không còn lo lắng khi gặp rắc rối với những khái niệm và thông số phức tạp. Cùng Anh Đức trên tay nhanh và phân tích những điểm đáng chú ý dành cho người mới của EOS R50 nhé.

Trên tay nhanh Canon EOS R50

Thân máy

Canon EOS R50 có thân máy rất nhẹ và gọn gàng, với trọng lượng chỉ 375g và kích thước lần lượt là 116 x 86 x 69 mm. Đây là một kích thước tương đối nhỏ với những máy ảnh không gương lật có thể thay ống kính. Dù nhỏ nhưng chiếc máy vẫn có phần báng tương đối dễ nắm, nhưng có thể thế tay nắm sẽ không được thoải mái. Ở mặt trên sẽ có vòng xoay thông số, vòng xoay chế độ, nút quay phim, nút ISO và một số bộ phận khác.

Canon EOS R50 có thân máy rất nhẹ và gọn gàng

Vòng xoay chức năng chỉ bao gồm các chế độ cơ bản là PSAM và một vài chế độ tự động, do Canon đã chuyển sang giao diện người dùng tập trung vào màn hình cảm ứng nên chỉ dể lại các chế độ tương ứng. Màn hình cảm ứng phía sau luôn là màn hình xoay lật cảm ưng để người dùng có thể chụp với các góc khó và phục vụ cho các thao tác trên màn hình cũng như giao diện hướng dẫn thân thiện.

Chế độ Creative Assist được hưởng lợi nhiều nhất từ cách tương tác này khi nó hiển thị một loạt các biểu tượng đại diện cho các tùy chọn như độ sáng màu sắc. Với người mới thì nó rất đơn giản để sử dụng và người dùng có thể sử dụng vòng xoay thông số để điều chỉnh các cài đặt. Nếu bạn quen với chế độ tự động này, vòng xoay chế độ có vẻ khá dư thừa cho vị trí để tay của bạn.

Chế độ Creative Assist được hưởng lợi từ thiết kế mang xu hướng tối giảng

Khả năng lấy nét

Tính năng hấp dẫn nhất của Canon EOS R50 là hệ thống lấy nét tự động. Đó là một hệ thống đơn giản nhưng lại rất mạnh mẽ và hiệu quả, kết hợp với các chế độ nhận dạng đối tượng và khả năng theo đõi liên tục. Trong nhiều trường hợp, người dùng chỉ cần chọn đối tượng muốn lấy nét, chiếc máy sẽ luôn theo dõi đối tượng đó. Chiếc máy còn được huấn luyện để nhận dạng con người, động vật (chó, mèo, chim và ngựa) hoặc phương tiện giao thông. Một chế độ tự động sẽ cố gắng phát hiện và phân loại đối tượng đang lấy nét.

Hệ thống lấy nét của R50 đơn giản nhưng lại rất mạnh mẽ và hiệu quả

Khi trải nghiệm, hệ thống lấy nét tương đối hiệu quả, ít nhất là ở chế độ chụp ảnh tĩnh và giao diện trên màn hình giúp cho phép người dùng chủ thể lấy nét hoặc để chiếc máy tự chọn đối tượng. Chế độ lấy nét cũng được thiết kế để phục vụ nhu cầu làm vlog, bằng cách ưu tiên mọi thứ ở gần máy hoặc chuyển lấy nét vào khuôn mặt. Chế độ này rất hữu ích khi người dùng giới thiệu thiếu sản phẩm và để máy ảnh nhanh chóng lấy nét vào đồ vật đó, sau đó hạ đồ vật xuống và máy ảnh sẽ tập trung lấy nét vào người dùng.

Chế độ Creative Assist A+

Canon EOS R50 có chế độ Creative Assist đã tưng xuất hiện trên các máy ảnh khác như R10. Ở chế độ này, người dùng sẽ sử dụng màn hình cảm ứng dể chọn các bộ lọc màu, hoặc chế độ xem trực tiếp để điều chỉnh độ sáng, độ tương phảm và độ bão hòa màu. Chế độ bù trừ sáng tạo sẽ chụp 4 tấm ảnh khác  nhau với nhiều cài đặt sáng tạo khác nhau cho mỗi ảnh. Sau đó, mày ảnh cho phép người dùng  chọn thành phẩm mà họ thích nhất.

Canon EOS R50 có chế độ Creative Assist đã tưng xuất hiện trên các máy ảnh khác như R10

Chế độ Advance A+ sẽ tính toán số lượng ảnh chụp cần thiết và chỉ dành cho ảnh JPEG. Ở chế độ này, người dùng không quyết định việc chụp ảnh chồng hình mà R50 sẽ ddánh giá khung hình để đưa ra quyết định nên chụp HDR, chụp ảnh giảm nhiễu hoặc chụp ảnh xếp chồng. Những chế độ như này đã xuất hiện trong rất nhiều dòng máy, dù không chưa có chê độ nào có khả năng đánh giá bối cánh và lựa chọn một chế độ xử lý ảnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nhìn chung các chế độ sáng tạo này hoàn toàn tự động và có giao diện màn hình rất thân thiện với người mới bắt đầu. Phần giao diện ít sử dụng thuật ngữ nhiếp ảnh chuyên mộn nên khá quen thuộc với người dùng smartphone. Ở chế độ A+, vòng xoay phía trên sẽ không hoạt động và việc thay đổi thông số hay điều hướng menu đều được thực hiện thông qua màn hình cảm ứng và đây là lựa chọn duy nhất. Trong menu, vòng xoay chỉ có thể được sử dụng dể cuộn các mục tùy chọn.

Các chế độ sáng tạo này hoàn toàn tự động và có giao diện màn hình rất thân thiện

Mọi thứ trên R50 từ lời nhắc, hiển thị thông tin và cơ chế điều khiển đều hướng đến việc đơn giản hóa quá trình chụp ảnh, hỗ trợ những người dùng mới sáng tạo những bức ảnh đẹp mà không cần điều chỉnh độ phơi sáng và cài đặt. Sự tự động hóa này là kết hợp những yếu tố từ dòng máy tự động PNS kết hợp với thói quen thao tác nhanh gọn trên các điện thoại thông minh. Mọi thuật ngữ của nhiếp ảnh sẽ đều được đơn giản hóa để dễ hiểu và dễ thao tác.

Thời lượng pin

Canon EOS R50 sử dụng viên pin LP-E17 như các máy ảnh không gương lật và DLSR nhỏ gọn khác. Viên pin này hỗ trợ việc chụp ảnh có thể kéo dài trong suốt một ngày mà không cần lo lắng. Tuy nhiên, việc quay chụp hỗn hợp sẽ nhanh chóng rút cạn viên pin. Thời lượng pin tối đa của R50 đạt 440 tấm khi chụp liveview ở chế độ tiết kiệm pin, một con số hợp lý với một máy ảnh nhỏ như thế. Máy ảnh có thể được sạc qua cổng Type-C trên thân máy bằng bộ sạc đáp ứng tiêu chuẩn USB PD.

Canon EOS R50 sử dụng viên pin LP-E17 như các máy ảnh nhỏ gọn khác của Canon

Cổng kết nối

Ở bên phải có một cổng USB Type-C có thể sử dụng để sạc pin và 1 cổng micro HDMI dể kết nối với các màn hình ngoài dể xem các video 10-bit chất lượng. Riêng cổng Type-C có tiêu chuẩn USB 3.2 Gen 2 với tốc độ truyền dữ liệu rất cao. Dọc theo phía bên trái là cổng cắm mic ngoài nhưng không có cổng cắm tai nghe để theo dõi những gì máy ảnh thu âm được. Phần đế máy sẽ là nơi chứa pin và khe cắm thẻ nhớ chỉ hỗ trợ loại thẻ UHS-I cũ hơn và tốc độ chậm hơn.

Ở bên phải làt cổng USB Type-C để sạc pin và 1 cổng micro HDMI

So sánh Canon EOS R50 và R10

Canon EOS R50 về cơ bản là sự thay thế cho M50, thuộc phân khúc dưới chiếc máy EOS R10 và là chiếc máy RF có mức giá dưới 800 USD mà rất nhiều người dùng chờ đợi. Chiếc máy mới làm được nhiều thứ mà M50 đã làm và còn hơn thế nữa. Tuy nhiên, dù có nhiều ống kính RF cao cấp được thiết kế, các cống kính RF-S vẫn chưa có quá nhiều và thậm chí chất lượng của nó cũng không ấn tượng.

Canon EOS R50 về cơ bản là sự thay thế cho M50, thuộc phân khúc dưới chiếc máy EOS R10

Với số lượng những ống kính RF-S ở hiện tại, chúng có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của những người dùng mới. Nhưng với việc sản xuất thêm nhiều ống kính RF-S gần đây, có thể thấy tương lai của những ống kính APS-C chất lượng và nhỏ gọn. Canon EOS R50 thừa hưởng 1 số tính năng vượt trội so với R10 như hệ thống AF chính xác và quay video 4K lấy khung hình 6K chất lượng.

So sánh ngoại hình giữa M50 và R50

Sự khác biệt nằm của 2 chiếc máy này nằm ở kích thước thân máy, sự cắt giảm 1 số chi tiết và thông số cần thiết như chụp liên tục chậm hơn, bộ nhớ đệm nhỏ và còn không có hệ thống màn trập cơ học truyền thống (sử dụng 2 cửa trập) mà chỉ là màn trập cửa trên. Tuy nhiên, sự tự động hóa và sự đơn giản khi sử dụng tạo nên một lợi thế rất lớn cho người dùng đã quen với thao tác trên điện thoại, yêu cầu nhanh, đơn giản và rất tin cậy. Hãy cùng so sánh một số thông số của 2 chiếc máy.

Canon EOS R50 Canon EOS R10
Giá khởi điểm 699 USD 879 USD
Độ phân giải 24MP 24Mp
Loại cảm biến APS-C APS-C
Vòng điều khiển 1 vòng xoay điều khiển 2 vòng xoay điều khiển
Nút điều khiển AEL/chọn điểm AF

Nút REC

Nút ISO

Cần điều khiển AF

AEL/chọn điểm AF

Nút REC

Nút M.Fn

Nút tùy biến

Tùy chọn màn trập Màn trập cửa trên (EFCS)

Màn trập điện tử hoàn toàn

Màn trập cơ hoàn toàn

Màn trập cửa trên

Màn trập điện tử hoàn toàn

Tốc độ chụp liên tục 12 fps (EFCS)

15 fps (màn trập điện tử)

15 fps (EFCS)

23 fps (màn trập điện tử)

Quay phim 4K/30p (từ khung hình 6K) 4K/60p (từ khung hình 6K)
Khe thẻ nhớ UHS-I UHS-II

Liệu R50 có thay thế M50

Khi đặt 2 chiếc máy cạnh nhau, Canon EOS R50 chỉ nhỉnh hơn một chút so với M50, nhưng cả 2 vẫn là những chiếc máy nhỏ gọn. Hai chiếc máy có nhiều sự tương đồng trong việc vận hành và có xu hướng  tự động hóa nhiều chức năng cũng như đơn giản hóa giao diện cho người dùng mới. Và chiếc máy R50 còn được bố sung rất nhiều tính năng tự động khác, hứa hẹn sẽ là chiếc máy ảnh vlog thành công tiếp theo đáp ứng rất nhiều tiêu chí, kể cả về mặt giá cả.

Cả 2 vẫn là những chiếc máy nhỏ gọn

Khi EOS R50 ra mắt, số phận của các máy ngàm EOS-M sẽ đi về đâu? Chiếc máy máy EOS M50 đầu tiên đã thức đẩy nhu cầu của những người dùng mới bởi M50 được trang bị những tính năng cơ bản nhất, sở hữu mức giá khá tốt và được bố cục các chức năng có tính trực quan cao dành cho những người đã quen với việc chụp ảnh trên điện thoại. Tiếp sau đó, M50 Mark II hướng đến việc quay phim dọc để đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội nhanh chóng và tiện lợn hơn.

Và kể từ sau M50 Mark II, chúng ta không còn được nghe bất kì thông tin nào về sự phát triển của dòng EOS M. Dù không chính thức xác nhận điều này, song có lẽ Canon đang trong quá trình chuyển dịch từ hệ ngàm M sang RF. Và trong 1 thời điểm xác định trong tương lai, EOS M sẽ chính thức dừng chân để hệ ngàm RF tiến gần hơn đến phân khúc người dùng cấp thấp hơn nữa.

EOS M sẽ chính thức dừng chân để hệ ngàm RF tiến gần hơn đến người dùng cấp thấp

Mức giá và tùy chọn

Canon EOS R50 dự kiến sẽ lên kệ vào tháng 3/2023 với 3 tùy chọn gồm thân máy (679 USD), thân máy với  RF-S 18-45mm (799 USD) và thân máy đi kèm 2 ống kính kit (18-45mm và 55-210mm) có mức giá đến 1029 USD. Canon cũng dự kiến ra mắt bộ phụ kiện Content Creator Kit trong năm nay bao gồm microphone, tay cầm và một ống kính. Cũng giống như Canon 200D hay M50 Mark II, R50 cũng sẽ có 2 tùy chọn là máy đen truyền thống như mọi máy và màu trắng khá đẹp mắt.