4 Sự thật thú vị về máy ảnh mirrorless có thể bạn chưa biết

0
1111

Lịch sử phát triển của máy ảnh hiện đại đã đi qua nhiều dòng máy khác nhau như Point and Shoot, DSLR và mới nhất chính là dòng máy ảnh mirrorless hay còn gọi là máy ảnh không gương lật . Dù cho dòng máy không gương lật đã vô cùng phổ biến ở hiện tại, song ắt hẳn chúng ta vẫn còn nhiều thắc mắc về sự phát triển của nó và lý do nào giúp nó trở nên phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức Digital khám phá nhiều hơn về các máy ảnh không gương lật này nhé.

4 Sự thật thú vị về máy ảnh mirrorless có thể bạn chưa biết

Máy ảnh mirrorless là gì

Có thể hiểu đơn giản rằng, máy ảnh mirrorless là một thiết bị ghi lại hình ảnh cho phép ánh sáng từ bên ngoài sau khi đi xuyên qua ống kính sẽ được ghi nhận trực tiếp vào cảm biến và lưu lại thành ảnh trong thẻ nhớ, thay vì phải bước qua một hệ thống các bề mặt phản xạ phức tạp gọi là gương lật đã xuất hiện trong các dòng máy cũ trước đây (hay còn gọi là DSLR hay DSLT)

So sánh cơ chế hoạt động của 2 dongf máy

Lịch sử của máy ảnh mirrorless

Dù các máy ảnh mirrorless được phổ biển mạnh mẽ trong hơn 1 thập kỉ qua, nhưng sự thật là ý tưởng về một chiếc máy không sử dụng gương lật để giảm kích thước dã có từ thế kỉ trước, trong thời kì hoàng kim của nhiếp ảnh film. Trong thời kì này, các dòng máy ảnh không gương lật được gọi chung bằng một cái tên là Rangefinder – máy ảnh film sử dụng cơ chế trắc viễn hay còn gọi là lấy nét điểm vàng, tiền thân của máy ảnh mirrorless hiện đại.

Khởi nguồn của máy ảnh không gương lật đến từ các máy rangefinder film trước đây

Các máy ảnh rangefinder thời này có thiết kế rất tương đồng với hình dạng hộp chữ nhật và  có thể được bo cong các cạnh. Kính ngắm quang học sẽ được đặt trong thân máy ở góc trái của máy, thay vì đặt phía trên và nằm cùng mặt phẳng với ống kính. Thiết kế này được áp dụng cho hầu hết các máy ảnh mirrorless vể sau với một số tinh chỉnh cho phù hợp.

Bước sang thời kì số, các máy ảnh film dần được thay thế bằng các máy ảnh sử dụng cảm biến CCD và sau này là CMOS để lưu ảnh vào thẻ nhớ. Khởi đầu của dòng máy mirrorless đến từ một cái tên khắ xa lạ được ra mắt vào năm 2004, Epson R-D1, đến từ một thương hiệu in ấn nổi tiếng. Chiếc máy vẫn giữ nguyên toàn bộ thiết kế của máy rangefinder ngày trước với cần tua film để lên màn trập, nhưng bên trong là cảm biến CCD và cho phép người dùng có thể xem lại ảnh và lưu ảnh vào thẻ nhớ.

Epson R-D1 l;à chiếc máy ảnh không gương lật số dầu tiên

Từ đây rất nhiều nhà sản xuất máy ảnh nối gót EPSON, chuyển sang sản xuất máy ảnh mirrorless điện tử với các sản phẩm như Leica M8 (2006), Panasomic Lumix GH1 (2008), Nikon 1 (2011), Pentax Q (2001), Fujifilm XPro 1 (2012), Canon EOS M (2012). Những máy ảnh thời kì này rất đa dạng về kích thước cảm biến như 1-inch, 4/3 inch (M43) và APS-C. Có rất nhiều dòng máy thực sự nổi bật nhưng cũng không ít trong số đó thất bại hoàn toàn, nhưng đó là cơ sơ cho các máy ảnh mirrorless bùng nổ với chất lượng tốt hơn nữa.

Trong hơn 1 thập kỉ, các thương hiệu máy ảnh không gương lật chứng kiện sự bùng nổ hoặc thoái trào của mình

Bắt đầu từ năm 2013, Sony bước vào thị trường này với dòng máy cảm biến fullframe là A7, ngay lập tức đã tạo nên một cơn sóng không hề nhỏ khi các ống lớn như Canon hay Nikon thời đó vẫn còn giữ ngôi vương với các máy DSLR của mình. Sony cùng Fujifilm và nhiều thương hiệu khác độc chiếm thị trường này trong suốt 5 năm, cho thấy những đột phá về công nghệ và chất lượng, đồng thời xô đổ vị thế và chứng minh những quan điểm lạc hậu mà Canon và Nikon vẫn còn duy trì.

Sony A7 là sự khởi đầu cho những thay đổi lớn của làng máy ảnh

Nhưng điều này đã chấm dứt vào năm 2018, khi Canon và Nikon công bố bộ đôi Caon EOS R và Nikon Z tạo nên thế 3 chân trong làng máy ảnh đương thời. Kế thừa những di sản từ thời DSLR, cả 2 thương hiệu này đều mang đến những sản phẩm rất chất lượng như dòng máy ảnh Canon R/Rp/R5/R6/R3 và Nikon Z5/Z6/Z7/Z9 để cạnh tranh trước những Sony A7/A7R/A7S/A9/A1 đương thời. Ngoài ra liên minh máy ảnh gồm Sigma – Leica – Panasonic cũng được thành lập dể tạo nên những sản phẩm máy ảnh và ống kính có tính cạnh tranh cao.

Canon, Sony và Nikon tạo nên thế 3 chân trong làng máy ảnh thế giới

Cho dến 2023, dù có nhiều sự thay đổi, phát triển cũng như suy thoái sau thời kì Covid-19, các thương hiệu máy ảnh lớn hình thành nhiều xu hướng phát triển máy ảnh mirrorless mới để phục vụ người dùng như dòng máy cho các nhà sáng tạo nội dung sẽ nhỏ gọn và nhiều tính năng thông minh hay dòng máy cận cao cấp và cao cấp sẽ dành cho những người dùng chuyên nghiệp hơn.

So sánh giữa máy ảnh mirrorless và DSLR

  • Kích thước và trọng lượng: Khi so sánh 2 dòng máy ảnh này ở cùng định dạng cảm biến (APS-C và Fullframe) các máy ảnh DSLR có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều so với máy ảnh mirrorless. Tuy nhiên các máy ảnh mirrorless cao cấp ngày nay cũng có thân hình lớn hơn so với trước đây
  • Kính ngắm: Các máy ảnh mirrorless sử dụng kính ngắm điện tử lấy hình ảnh trực tiếp từ cảm biến, trong khi kính ngắm của các máy DSLR là kính ngắm quang, sử dụng nguyên lý truyền và phản xạ ánh sáng giữa các gương và phần lăng kính.

Các máy ảnh không gương lật sử dụng kính ngắm điện tử

  • Thời lượng pin: Khi sử dụng kính ngắm, thời lượng pin của máy ảnh DSLR dài hơn đáng kể vì kính ngắm sẽ sử dụng 1 hệ thống lấy nét riêng, trong khi các máy ảnh mirrorless sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn vì hình ảnh sẽ liên tục được cảm biến xử lý trước khi đưa dến kính ngắm.
  • Ống kính: Máy ảnh DSLR có số lượng ống kính rất lớn, đa dạng dải tiêu cự và đều có chất lượng quang học được duy trì tốt, tuy nhiên các ống kính DSLR còn khá to với nhiều công nghệ cũ. Các ống kính mirrorless được tối ưu tốt để có kích thước nhỏ gọn và có số lượng đủ lớn để bao phủ các nhu cầu sử dụng.
  • Tốc độ chụp liên tục: các máy ảnh mirrorless có tốc độ chụp liên tục nhanh hơn so với các máy DLSR

Các máy ảnh mirrorless có tốc độ chụp liên tục nhanh hơn so với các máy DLSR

  • Số điểm lấy nét: Các máy ảnh DSLR có số lượng hạn chế cá điểm lấy nét trong kính ngắm và trong chế đọ liveview tùy vào công nghệ. Trong khi các máy ảnh mirrorless có hàng trăm điểm lấy nét bao phù dược gần như trọn vẹn khung hình. Đồng thời, tốc độ lấy nét cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

Các máy ảnh mirrorless có hàng trăm điểm lấy nét bao phù dược gần như trọn vẹn khung hình

  • Bộ ổn định hình ảnh và quay phim: DSLR không có bộ ổn định hình ảnh và chỉ rất ít máy có thể quay ở độ phân giải 4K. Trong khi các máy ảnh mirrorless ngày nay lấy mức 4K30p là một tiêu chuẩn gần như phải có, và một số máy ảnh cao cấp sẽ có thêm bộ ổn định khung hình trong thân máy.

Các máy ảnh mirrorless hầu hết đều có bộ ổn định hình ảnh IBIS

  • Mức giá: Về mức giá, các máy ảnh DSLR ngày nay đã có giá tốt hơn khá nhiều cho cả máy ảnh cũ và máy ảnh mới cho nhiều phân khúc. Trong khi các máy ảnh mirrorless mới ra mắt tích hợp nhiều công nghệ sẽ có mức giá cao hơn trước.

Ưu điểm của máy ảnh mirrorless

Từ những so sánh giữa máy ảnh không gương lật và máy ảnh DSLR, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng máy ảnh không gương lật mang đến rất nhiều các ưu điểm đáng chú ý. Ưu điểm đầu tiên và cũng dễ nhìn thấy nhất nằm ở kích thước và trọng lượng. Nhờ loại bỏ cơ cấu gương lật và kính ngắm OVF mà kích thước buồng máy được thu gọn đáng kể, đồng thời cho phép các nhà sản xuất tối ưu lại kích thước ống kính hơn nữa, giúp một bộ máy ảnh tổng thể sẽ có kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn.

Nhờ loại bỏ cơ cấu gương lật và kính ngắm OVF mà kích thước buồng máy được thu gọn đáng kể

Cùng vì ưu điểm gọn nhẹ mà nhà sản xuất có thể thiết kế chiếc máy để tăng tính thẩm mỹ hoặc có thêm nhiều công năng phụ như khe tản nhiệt hay công microphone. Cụ thể, một số dòng máy ảnh mirrorless nay được thiết kế đơn giản và nhỏ gọn hơn so với các máy DSLR ngày trước. Với các bạn nữ, bên cạnh thiết kế nhỏ nhắn nhưng đầy đủ chức năng trên các máy ảnh của Sony, Canon hay Nikon, chúng ta còn có những chiếc máy với phong cách hoài cổ đẹp mắt đến từ Fujifilm có thể mang theo như một món phụ kiện.

Đồng thời, việc loại bỏ hệ thống gương lật giúp các máy ảnh không gương lật có tốc độ chụp ảnh liên tục cao hơn trước. Việc chỉ còn màn trập là thành phần cơ học duy nhất giúp giảm độ rung cơ học của máy mỗi khi chụp. Không chỉ thế, máy ảnh không gương lật lấy nét dựa trên cảm biến khi sử dụng kính ngắm hay màn hình sau, do đó loại bỏ được hiện tượng lệch nét trước – sau (back/front focus) xuất hiện trên các máy DSLR vì chúng có cơ chế lấy nét theo pha qua kính ngắm quang học.

Các máy ảnh không gương lật có tốc độ chụp ảnh liên tục cao hơn trước

Một ưu điểm khác của máy ảnh mirrorless là khả năng tái sử dụng lại các ống kính máy ảnh film ngày trước. Điều này là do khi xoay vòng lấy nét, các thấu kính phía đuôi ống sẽ lùi về sau và lồi ra bên ngoài, rất dễ chạm vào khu vực gương lật. Do đó, chỉ với một chiếc ngàm chuyển nhỏ, bạn đã có thể sử dụng lại các ống kính này mà không lo hiện tượng trên. Thêm vào đó, các máy ảnh không gương lật hỗ trợ hiển thị các vùng lấy nét tay chuẩn xác và trực quan hơn nhiều so với DSLR.

Các máy ảnh mirrorless có khả năng tái sử dụng lại các ống kính máy ảnh film

Nhược điểm của máy ảnh mirrorless

Dù có rất nhiều ưu điểm khả kiến, song máy ảnh không gương lật vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm vẫn đang được khắc phục. Trước hết, các máy ảnh không gương lật sử dụng kính ngắm điện tử (EVF) về bản chất là một màn hình LED nhỏ tại vị trí trước đây đã từng là kính ngắm quang học (OVF). Dù có khả năng hiển thị đầy đủ thông tin giống như trên màn hình lớn phía sau, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của nó so với các kính ngắm quang như độ trung thực, tần số quét, tiêu hao điện năng.

Kính ngắm điện tử sẽ bị giảm hiệu suất hiển thị trong 1 số điều kiện nhấn định

Với những bạn đã từng chụp thể thao hay dưới trời nắng, kính ngắm quang học có truyền tải thông tin hình ảnh đến mắt người một cách chính xác nhất với lượng năng lượng tiêu thụ khi lấy nét lại rất ít, trong khi kính ngắm quang là một màn hình LED nên mức năng lượng tiêu hao của nó sẽ lớn, tốc độ truyền tải hình ảnh sẽ không chân thực vì phụ thuộc vào tần số quét của màn hình và hiệu suất nhìn chung sẽ bị giảm nếu chiếc máy nóng lên làm kính ngắm hoạt động chậm đi.

Ngoài ra, vì hình ảnh bạn được xem từ kính ngắm hay màn hình đều được xử lý trực tiếp từ cảm biến nên nó tiêu hao pin rất nhiều và làm giảm thời lượng chụp. Đó là lý do vì sao các máy ảnh không gương lật có thời lượng pin chỉ bằng 3/4 hoặc một nửa so với DSLR qua kính ngắm. Việc ánh sáng luôn đi vảo cảm biến để xử lý sẽ góp phần làm giảm tuổi thọ của cảm biến.

Việc ánh sáng luôn đi vảo cảm biến để xử lý sẽ góp phần làm giảm tuổi thọ của cảm biến

Một nhược điểm cần nói đến là việc các máy ảnh không gương sẽ mở cửa trập khi tắt máy (một số máy fullframe cao cấp đã đóng màn trập khi tắt máy), làm tăng khả năng bụi bẩn hoặc các vật nhỏ vô tình rơi vào làm hỏng cảm biến.

Các thương hiệu mirrorless nổi tiếng

Ngày nay, hầu hết các thương hiệu máy ảnh toàn cầu đều có các dòng máy ảnh không gương lật của riêng mình và được mọi người yêu thích. Trong số đó có thể kể đến 4 thương hiệu mirrorless nổi tiếng sau đây:

  • Canon: Luôn là người dẫn đầu về số lượng máy ảnh bán ra hàng năm, các máy ảnh không gương lật của Canon chú trọng đến tính đơn giản nhưng phải hiệu quả trong quá trình sử dụng, đồng thời hình ảnh từ máy chụp của Canon rất đẹp và tôn màu da sáng hồng của các nàng thơ. Nhà sản xuât có 2 dòng máy chủ đạo là EOS-M là phiên bản máy ảnh không gương lật đầu tiên và EOS-R là dòng mới nhất sở hữu rất nhiều công nghệ tiên tiến

Máy ảnh không gương lật Canon EOS R

  • Nikon: Được chế tạo bởi người chuyên nghiệp, các máy ảnh không gương lật của Nikon mang đầy đủ những phẩm chất tốt nhất để sẵn sàng phục vụ cho rất nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng ở mọi điều kiện. Chính vì thế mà Nikon tách bạch rõ ràng hệ thống máy của mình cho từng phân khúc, từ chuyên nghiệp đến bán chuyên với bộ ba Z9 – Z6 – Z7, dành cho người mới dùng mới với Z5 và dành cho các bạn trẻ yêu sáng tạo với Z50 – Z30 – Zfc.

Máy ảnh không gương lật Nikon Z

  • Sony: Là người tiên phong trong lĩnh vực máy ảnh không gương lật, Sony đã chuyển đổi từ các máy ảnh DSLT sang Mirrorless với tên gọi Alpha. Qua hơn 1 thập kỉ xây dựng và phát triển, Sony ngày càng khẳng định được vị thế của mình với hàng loạt các máy ảnh ấn tượng như A7, A7R, A7S, A9, A1 đế những dòng máy cảm biến tốt hơn như A6000 series, ZV series. Mỗi dòng máy đều mang trong mình thế mạnh đặc biệt để phục vụ cho tốt nhất cho nhiều người dùng khác nhau.

Máy ảnh không gương lật Sony Alpha

  • Fujifilm: Đúng như từ tên gọi của nó, Fujifilm sở hữu hệ thống máy ảnh mirrorless có thiết kế đậm chất cổ điển của những máy ảnh film trước đây, cùng với đó là hệ thống giả lập màu được xem là di sản đặc biệt mà chỉ có ở Fujifilm. Nhà sản xuất này sở hữu hệ máy ảnh cảm biến APS-C gồm các dòng chuyên và bán chuyên X-T, dòng máy dành cho người mới X-A, dòng máy đường phố X100, dòng máy cảm biến lớn Medium Format GFX và một số dòng máy chụp lấy liền Fujifilm Instax.

Máy ảnh không gương lật Fujifilm X

  • Các thương hiệu khác: Có một số thương hiệu dù ít được biết đến nhưng những dòng máy này lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự lựa chọn của những người dùng chuyên nghiệp. Có thể kể đến là Panasonic Lumix – dòng máy ảnh sinh ra phục vụ cho việc quay phim, Sigma LP – dòng máy ảnh riêng của hãng ống kính thứ 3, OM System – nhãn hiệu mới cho nhà sản xuất Olympus hay đặc biêt nhất chính là Leica – một Gucci làng máy ảnh toàn cầu.

Anh Đức hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp người dùng hiểu hơn về máy ảnh mirrorless và có những kiến thức cần thiết để chọn cho mình các dòng máy ảnh phù hợp với sở thích và nhu cầu.