Đánh giá nhanh ống kính Tamron 70-300mm f/4.5-6.3 Di III RXD cho Nikon Z

0
567

Tamron làm nên thương hiệu của mình với rất nhiều ống kính tiêu cự là như 28-75mm, 17-28mm và 70-180mm. Và Tamron 70-300mm f/4.5-6.3 Di III RXD – một phiên bản làm lại cho hệ ngàm Nikon Z và Sony E – mang đến những trải nghiệm chụp ảnh tiêu cự lớn mới lạ, phù hợp với nhiều thể loại từ chân dung, thiên nhiên hoang dã và thể thao. Hãy cùng Anh Đức đánh giá nhanh về ống kính này nhé.

Đánh giá nhanh ống kính Tamron 70-300mm f/4.5-6.3 Di III RXD

Thiết kế và độ hoàn thiện

Ống kính Tamron 70-300mm có chiều dài khoảng 15cm (chiều dài nhất là 22cm) nhưng chỉ năng gần 500 gram, giúp người dùng dê dàng cất gọn trong hàng lý du lịch. Dù cấu trúc ống kính có thể trông kém bền hơn so với các ống kính Nikon Z, nhưng nó vẫn cho cảm giác khá chắc chắn. Tuy nhiên, điểm trừ của ống kính này nằm ở cổng USB-C tích hợp không có miếng cao su bảo vệ, dủ thân ống kính được trang bị khả năng chống chịu thời tiết.

Ống kính Tamron 70-300mm có kích thước nhỏ gọn nhưng chắc chắn

Với trọng lượng nhẹ, ống kính thực sự rất dễ sử dụng và thao tác, cả khi người dùng phải di chuyển lâu và chụp cầm tay trong thời gian dài. Vòng thu phóng khá to, dễ cầm nắm, cảm giác xoay chắc chắn và có độ hãm. Điều này giúp ống kính không bị trôi ở một số góc khó, nhưng có thêm một lấy khóa thu phóng sẽ tốt hơn. Dù vậy thì sự thiếu sót này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng tổng thể của ống kính đối với đa phần người dùng.

Thiết kế tổng quan của ống kính này tuân theo khuôn mẫu mà Tamron đã thực hiện trong thời gian gần đây

Vòng lấy nét được đặt gần đuôi ống kính với khả năng xoay đến vô cực ở cả 2 hướng hơn với khả năng xoay mượt mà, phù hợp cho việc quay video nhưng sẽ hơi chậm tkhi chụp ảnh trong các tình huống phức tạp nếu cần. Thiết kế tổng quan của ống kính này tuân theo khuôn mẫu mà Tamron đã thực hiện trong thời gian gần đây là đơn giản và gọn gàng. Ngoài 2 vòng thu phóng, lấy nét thủ công và cổng USB-C, ống kính không có bất kì nụt gạt nào, do dó tùy chỉnh AF/MF sẽ được thực hiện trong thân máy.

Một điểm trừ khác là ống kính không có tính năng ổn định hình ảnh hoặc bù trừ rung động

Một điểm trừ khác là ống kính không có tính năng ổn định hình ảnh hoặc bù trừ rung động (VC) và phải dựa vào hệ thống chống rung trong thân máy orc két nối. Điều này có thể giúp giảm giá thành nhưng ở độ dài tiêu cự từ 200-300mm, nếu có tính năng bù trừ rung sẽ giúp việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn.

Hiệu suất

Ống kính Tamron 70-300mm có hiệu suất ống kính tốt hơn tương đối so với mong đợi về một ống kính tele hai mức khẩu nhờ vào thiết kế hợp lý. Hệ thống lấy nét hoạt động rất yên tĩnh, khá nhanh và có độ chính xác cao trong hầu hết các tình huống, bao gồm khả năng bám nét một chiếc máy bay trên bầu trời trong điều kiện nắng gắt như hình ảnh dưới đây.

Ống kính Tamron 70-300mm có hiệu suất ống kính tốt hơn tương đối so với mong đợi

Trong quá trình thử nghiệm, rất ít trường hợp mà ống kính lấy nét sai như chụp ảnh chân dung hoặc các vật thể ở xa mặc dù có mức khẩu độ khá nhỏ đến f/6.3. Và mức khẩu độ này là một điểm yếu bởi nếu điều kiện chụp không thật sự lý tưởng, người dùng sẽ phải nâng ISO kết hợp giảm tốc độ chụp. Tất nhiên, ống kính của Tamron vẫn phù hợp cho nhiếp ảnh thể thao, nhưng nó sẽ khó có thể đạt được chất lượng và cảm giác đóng băng chủ thể thoải mái như một ống kính telezoom khẩu độ f2.8 toàn dải.

Trong quá trình thử nghiệm, rất ít trường hợp mà ống kính lấy nét sai

Dù khả năng lấy nét của ống kính này là nhất quán cho nhiều thể loại chụp, chất lượng hình ảnh và hiệu ứng bokeh chưa thể đạt độ xuất sắc như mong muốn. Hiệu ứng xóa phông nhìn chung khá mượt mà và mang đến sự tách biệt giữa chủ thể với tiền cảnh và hậu cảnh. Khi chụp hình ở khẩu độ lớn nhất ở mọi tiêu cự, bạn sẽ gặp hiệu ứng mắt mắt mèo khá thú vị. Tuy nhiên khi khép khẩu độ về f/10 trở đi, bokeh trở nên mượt mà, tròn và đồng nhất hơn, nhưng người dùng sẽ phải nâng ISO lên khá cao.

Các quang sai màu và viền tím hầu như ít xuất hiện trong đa số ảnh chụp, tuy nhiên viền đỏ vẫn xuất hiện trong điều kiện hướng ống kính vào nguồn sáng mạnh. Các hiệu ứng này có thể được điều chỉnh trong thân ống kính. Dù là một ống kính telezoom khẩu độ nhỏ nhưng mức độ xuất hiện quang sai hầu như rất ít. Độ nét của ống kính cực kỳ ấn tượng, ít nhất là ở phần trung tâm của khung hình. Độ nét rìa ở tiêu cự 70mm chưa thực sự xuất sắc và ở tiêu cự 300mm sẽ xảy ra hiện tượng lún hình ở trung tâm.

Các hiệu ứng quang sai hầu như rất ít và có thể xử lý bằng phần mềm hậu kì

Người dùng có thể hiệu chỉnh các quang sai của ống kính Tamron này thông qua việc hậu kì trên máy tính. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa này sẽ kéo dãn phần rìa ảnh ra một chút. Do vậy, với các chi tiết đóng vai trò quan trọng bối cảnh, bạn nên đặt bố cục để hình ảnh có khoảng trống ở các cạnh để quá trình hậu kì không ảnh hưởng quá nhiều đến chủ thể bên trong.

Tổng kết

Ống kính Tamron 70-300mm f/4.5-6.3 Di III RXD phù hợp cho người dùng với ngân sách phải chăng, đáp ứng các nhu cầu về chân dung và chụp ảnh từ xa, cũng như thế thao. Tất nhiên, ống kính vẫn có một số vấn đề về độ sắc nét ở các góc, méo ảnh và quang sai ở các tiêu cự khác nhau, nhưng thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất lấy nét của ống kính thực sự rất ấn tượng.

Tamron 70-300mm f/4.5-6.3 Di III RXD phù hợp cho người dùng với ngân sách phải chăng

Dù là một trong những ống kính chất lượng trong dải tiêu cự 70-500mm, ngoài ống kính đến từ Tamron, ngườu dùng còn có rất nhiều lựa chọn khác như Nikon F DX 70-300mm f/4.5-6.3 E ED VR; Tamron 100-400mm f/4.5-6.3 Di VC USD; Tamron 150-500mm f/5-6.7 Di III VC VXD; Sony FE 70-300mm f/4.5-5.6 G OSS và Sigma 100-400mm f/5-6.3 DG DN OS. Nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm chụp ảnh tele với chất lượng tốt, Tamron 70-300mm chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng trong hành lý của bạn.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những tấm hình đẹp từ ống kính này nhé: