Đánh giá Sony A7C II – Khi công nghệ tiên tiến nằm trọn trong thân máy nhỏ gọn

0
261

Là phiên bản nâng cấp từ dòng máy fullframe nhỏ gọn là A7C và là phiên bản thu nhỏ của A7 IV, Sony A7C II mang trong mình đầy đủ những công nghệ mới nhất từ nhà sản xuất với sự có mặt của bộ vi xử lý với hệ thống lấy nét tiên tiến bằng trí tuệ nhân tạo và khả năng ghi lại những hình ảnh có độ chi tiết lớn nhờ vào cảm biến chất lượng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Anh Đức đánh giá toàn diện về chiếc máy này trên nhiều khía cạnh.

Đánh giá Sony A7C II – Khi công nghệ tiên tiến nằm trọn trong thân máy nhỏ gọn

Thông số cơ bản và so sánh

Sony A7C II Sony A7C Sony A7 IV
Độ phân giải 33MP 24MP 33MP
Loại cảm biến Fullframe BSI CMOS
Tốc độ chụp tối đa 10fps
Hiệu quả ổn định IBIS 7.0 EV 5.0 EV 5.5 EV
Độ phân giải kính ngắm 2.36 triệu điểm ảnh 2.36 triệu điểm ảnh 3.69 triệu điểm ảnh
Độ phân giải tối đa 4K60p Crop 1.5x (10-bit) 4K30p (8-bit) 4K60p Crop 1.5x (10-bit)
Màn hình sau Xoay lật, 1.03 triệu điểm ảnh Xoay lật, 0.92 triệu điểm ảnh Xoay lật, 1.04 triệu điểm ảnh
Khe thẻ nhớ 1 khe thẻ SD UHS-II 1 khe thẻ SD UHS-II 1 khe thẻ SD UHS-II

1 khe thẻ CFexpress Type A

Thời lượng pin tối đa 540 tấm 740 tấm 580 tấm
Trọng lượng 514g 509g 659g
Kích thước 124 x 71 x 63 mm 124 x 71 x 59 mm 131 x 96 x 80 mm

Tính năng chính

Sony A7C II có thể được xem là phiên bản đàn em của Sony A7 IV với cùng cảm biến và nhiều thông số kỹ thuật. Chiếc máy sở hữu tất cả những công nghệ mới nhất, bao gôm hệ thống phát hiện chủ thể mới nhất nhờ bộ xử lý AI. Tuy nhiên, một thân máy nhỏ sẽ hạn chế nhiều khả năng hoạt động so với một thân máy lớn. Bên trong chiếc máy A7C II sẽ là cảm biến Fullframe BSI CMOS 33MP với dải ISO 100-51200 (mở rộng thành 50-204800).

Bên trong chiếc máy A7C II sẽ là cảm biến Fullframe BSI CMOS 33MP với dải ISO 100-51200

Chiếc máy cũng có tốc độ chụp liên tục lên đến 10fps với khả năng theo dõi chủ thể liên tục nhưng sẽ dẫn đến hiện tượng chớp đen. Để xem chuyển động hình ảnh liên tục, tốc độ chụp phải được giảm về mức 8fps. Ngoài độ phân giải tiêu chuẩn, Sony A7C II còn có thể chụp các tệp RAW với hai độ phân giải thấp hơn là 14MP và 8.2MP, vốn không có trên Sony A7 IV.

Hệ thống lấy nét của Sony A7C II có 759 điểm lấy nét theo pha bao phủ gần như toàn bộ khung hình. Bên cạnh đó, chiếc máy có hệ thống phát hiện nhiều loại chủ thể khác nhau như con người, động vật, chim, phương tiện giao thông và côn trùng. Nhưng đáng tiếc là chiếc máy không tự động nhận diện chủ thể mà người dùng phải xác định trước thủ thể cần chụp. Trong hệ thống sẽ có thêm một tùy chọn chủ thể kết hợp giữa động vật và chim cho nhiếp ảnh gia động vật hoang dã.

Sony A7c II có hệ thống phát hiện nhiều loại chủ thể khác nhau như con người, động vật, chim, phương tiện giao thông và côn trùng

Chiếc máy có kích thước nhỏ, nên sẽ có cơ chế màn trập nhỏ và đơn giản hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc chiếc máy chỉ có màn trập điện tử một cửa, thay vì là màn trập cơ học một cửa. Không chỉ vậy, tốc độ chụp tối đa chỉ đạt ở mức 1/4000 giây ở màn trập một cửa điện tử và tăng lên 1/8000 giây ở màn trập điện tử hoàn toàn. Tuy nhiên, màn trập điện tử một cửa sẽ gây ra các hiệu ứng bokeh kém hấp dẫn hơn và đi kèm với đó là biến dạng nghiên màn trập.

Nơi chứa thẻ nhớ và các cổng kết nối của Sony A7C II

Sony A7C II chỉ được trang bị một khe thẻ nhớ SD và sử dụng viên pin NP-FZ100 với thời lượng pin khoảng 540 tấm cho mỗi lần sạc đầy. Hệ thống ổn định hình ảnh IBIS đạt hiệu quả tối đa 7 stops, cho phép chụp ảnh ở tốc độ chậm đến 2 giây. Chiếc máy cũng có khả năng quay phim 4K30p hoặc 4K60p (ở chế độ Super 35) tương tự như trên Sony A7 IV. Bên thân của chiếc máy là cổng micro, tai nghe, micro-HDMI để xuất tín hiệu ra bên ngoài cũng như cổng USB-C để cấp nguồn và sạc pin.

Sony A7C II sử dụng viên pin NP-FZ100 với thời lượng pin khoảng 540 tấm cho mỗi lần sạc đầy

Như thường lệ, Sony A7C II có đầy đủ kết nối Bluetooth và Wifi với các thiết bị di dộng thông qua ứng dụng Creators. Ứng dụng này không chỉ cho phép điều khiển máy ảnh từ xa, mà còn có thể tải hình ảnh về máy và chia sẻ lên bộ nhớ đám mây. Ngoài các trang bị trên, chiếc máy còn có cổng đa giao diện nằm ở chân đèn flash để kết nối với nhiều thiết bị chuyên dùng, cùng với một báng cầm mở rộng GP-X2 có thể được mua bổ sung để hỗ trợ thao tác với các ống kính lớn.

Thiết kế và hoàn thiện

Sony A7C II cùng A7C R đều có sự giống nhau về mặt thiết kế. Phần thân máy có thiết kế đơn giản và gọn nhẹ, với kích thước lần lượt là 124 x 71.1 x 63.4mm và chỉ nặng 524g. So sánh với Sony A7 IV, chiếc máy này nhẹ hơn đến 135g và có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Khung máy được làm từ hợp kim magie giúp thân máy có khả năng chống bụi và ẩm, tạo cảm giác chắc chắn và yên tâm khi sử dụng.

Sony A7C II cùng A7C R đều có sự giống nhau về mặt thiết kế

Một bổ sung đáng hoan nghênh trên Sony A7C II là vòng xoay điều khiển phía trước trên phần báng tay cầm phía dưới nút chụp. Giờ đây chiếc máy sẽ có đến 4 vòng xoay tương tự như Sony A7 IV. Vòng bù trừ phơi sáng không được đánh dấu như trước và tất cả các vòng xoay này (trừ vòng xoay chế độ) đều có thể được tùy biến. Tuy nhiên, phần bán tay cầm của máy vẫn khá nhỏ, thậm chí so với cả Sony A6700, và đây là điều bất lợi khi người dùng sẽ có ít nút chức năng hơn so với cả A6700 và A7 IV.

Hệ thống điều khiển trên sony A7C II tương tự như các máy dòng A6000

Không giống như phiên bản A7C R, người dùng A7C II sẽ phải mua bổ sung báng pin Sony GP-X2 nếu cần. Báng tay cầm này sẽ giúp máy ảnh cao hơn 23mm và nặng thêm 75g để giúp cảm giác cầm máy ổn định với các ống kính lớn. Chiếc máy cũng không có cần điều khiển để thay đổi điểm lấy nét hoặc chọn giữa các đối tượng được nhận diện. Thay vào đó người dùng sẽ phải sử dụng cụm phím điều hướng vốn đã có sẵn các chức năng khác trên đó.

Người dùng A7C II sẽ phải mua bổ sung báng pin Sony GP-X2 nếu cần

Giao diện điều khiển này sẽ mang đến bất lợi không nhỏ khi người dùng phải liên tục chuyển đổi giữa các chế độ hoạt động, khiếp cho thao tác này trở nên phức tạp và thiếu trực quan. Và nếu cần sự nhanh nhạy, Sony A7 IV vẫn sẽ là lựa chọn được khuyến nghị. Nhưng bù lại, người dùng vẫn sẽ có một màn hình giao diện cảm ứng rất dễ sử dụng với đầy đủ các nút chức năng để thao tác.

Màn hình và kính ngắm

Sony trang bị cho chiếc máy A7C II màn hình và kính ngắm tương tự như A7C R. Kính ngắm có độ phân giải 2.36 triệu diểm ảnh và độ phủ 0.7x, phù hợp với kích thước của thân máy. Không giống như Sony A6700, người dùng không thể lắp đệm mắt lớn hơn nên việc sử dụng kính ngắm dưới ánh nắng gắt có thể sẽ gặp nhiều vấn đề. Màn hình trên A7C II là loại màn hình xoay lật cảm ứng linh hoạt với kích thước 3-inch, độ phân giải 1.03 triệu điểm ảnh, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cơ bản của người dùng.

Màn hình trên A7C II thuộc dạng xoay lật với kích thước 3-inch

Hiệu suất lấy nét

Sony luôn là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực theo dõi lấy nét tự động và A7C II cũng thừa hưởng sức mạnh từ bộ vi xử lý AI, giúp việc theo dõi đối tượng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần chuyển máy ảnh sang chế độ AF-C và hướng vào đối tượng, chiếc máy luôn đảm bảo chủ thể được lấy nét dù đang đứng yên hay di chuyển. Nếu muốn chọn mục tiêu theo ý muốn, người dùng có thể sử dụng chế độ Spot và di chuyển điểm lấy nét vào đối tượng bằng cần điều khiển hoặc màn hình cảm ứng.

Sony A7C II luôn đảm bảo chủ thể được lấy nét dù đang đứng yên hay di chuyển

Tính năng nhận diện chủ thể của A7C II hoạt động rất ấn tượng với nhiều đối tượng gồm con người, động vật, chim, côn trùng và một số phương tiện giao thông. Chiếc máy dễ dàng nhận diện chủ thể con người bất kể họ đang ở trong tư thế hoặc đang hành động như thế nào. Nếu máy ảnh phát hiện ra nhiều khuôn mặt, nó sẽ lấy nét vào khuôn mặt gần điểm lấy nét nhất và người dùng có thể chuyển qua ác khuông mặt khác bằng màn hình hoặc nút ấn.

Tính năng nhận diện chủ thể của A7C II hoạt động rất ấn tượng với nhiều đối tượng

Tính năng phát hiện động vật cũng hoạt động với hiệu quả ấn tượng. Trong thử nghiệm lấy nét với chú mèo, Sony A7C II sẽ không ngừng bám nét vào mắt ngay cả khi chú mèo lặn lộn hoặc di chuyển thất thường. Để cải thiện hơn khả năng lấy nét của máy ảnh, Sony có thêm một mục điều chỉnh độ nhạy lấy nét để thay đổi hành vi của hệ thống. Ngoài khả năng lấy nét khi chụp ảnh tĩnh, Sony A7C II cũng có hiệu suất lấy nét tượng tự khi quay phim với nhiều đối tượng khác nhau.

Hiệu suất hoạt động

Sony A7C II có hiệu suất hoạt động tương tự như phiên bản độ phân giải cao A7C R. Chiếc máy khởi động rất nhanh ngay khi bật nút, đồng thời các nút vật lý và màn hình cảm ứng đều phản hồi rất nhanh. Với mỗi viên pin đầy, chiếc máy có thể chụp được khoảng 540 tấm ảnh, nhưng con số này trong thực tế có thể nhiều hơn khi thường xuyên chụp liên tục. Hệ thống ổn định trong thân máy cũng hoạt động rất tin cậy khi cho phép chụp ảnh ở tốc độ đến 2 giây mà vẫn có tấm hình sắc nét.

Hệ thống ổn định trong thân máy cũng hoạt động rất tin cậy khi cho phép chụp ảnh ở tốc độ đến 2 giây

Trong quá trình chụp ảnh, tiếng màn trập của A7C II có thể được lắng nghe rõ rệt so với Sony A7 IV. Việc sử dụng màn trập điện tử một cửa sẽ tạo ra hiệu ứng bokeh không đẹp mắt. Về khả năng chụp liên tục, A7C II đạt tốc độ tối đa 10fps nhưng bị giới hạn ở chế độ RAW nén với bộ nhớ đệm chỉ 50 tấm và màn hình sẽ có hiện tượng chớp đen. Người dùng có thể chụp ở tốc độ chậm hơn là 8fps để mở rộng bộ nhớ đệm lên 80 tấm, nhưng để chụp ảnh RAW không nén, tốc độ cần phải giảm xuống ở mức 6fps.

Chất lượng hình ảnh

Hình ảnh từ Sony A7C II có độ chi tiết rất ấn tượng và được áp dụng các bộ lọc khử răng cưa đặc biệt. Khi quan sát kĩ hơn, độ nhiễu trong hình ảnh của A7C II tương đương với các dòng máy cùng phần khúc tại các mức ISO trung bình. Ở các mức ISO cao, hình ảnh có độ nhiễu cao hơn một chút nhưng chênh lệch này cũng không đáng kể. Màu sắc từ ảnh JPEG rất hấp dẫn và có độ bão hòa vừa phải.

Màu sắc từ ảnh JPEG trên Sony A7C II rất hấp dẫn và có độ bão hòa vừa phải

Các thuật toán tăng nét của máy ảnh thực hiện rất tốt và phần lớn hiệu ứng moire được loại bỏ. Thêm vào đó, các thuật toán khử nhiễu vẫn có thể giữ được lượng chi tiết đáng kể, ngay cả khi người dùng chụp ảnh ở ISO cao. Tuy nhiên, khi sử dụng màn trập điện tử, hiện tượng nghiên ảnh xảy ra rất rõ rệt, đặc biệt khi lia máy hoặc nếu đối tượng chuyển động rất nhanh. Hiệu ứng này cũng xuất hiện khi quay phim 4K, nhưng không quá rõ rệt như khi chụp ảnh.

Sony A7C II có tốc độ theo dõi chủ thể rất tốt

Cũng giống như A7C và Canon EOS R8, Sony A7C II không có màn tập cơ học một cửa, mà thay vào đó là sử dụng màn trập điện tử một cửa. Điều đó có nghĩa là quá trình phơi sáng bắt dầu bằng màn trập điện tử và kết thúc bằng màn trập cơ học. Trong các trường hợp thử nghiệm, chất lượng hình ảnh vẫn tương đương với màn tập cơ học một cửa, nhưng nhược điểm lớn nhất là hiệu ứng bokeh sẽ kém mịn hơn so với thông thường.

Về chất lượng quay phim, các cảnh quay ở độ phân giải cao (4K30p và 4K24p) đều sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến, nên hình ảnh ghi lại có độ chi tiết cao nhất, nhưng cũng dẫn đến hiện tượng nghiên ảnh. Điều này làm những pha lia máy hoặc những chủ thể di chuyển nhanh sẽ bị biến dạng. Dù hiệu ứng này không quá tệ nhưng nó kém hơn 20% so với các dòng máy cùng loại và tốc độ đọc cảm biến chậm hơn khoảng 60% so với chiếc máy Sony mạnh nhất.

Ngoài ra, A7C II còn cho phép điều chỉnh độ sâu màu, tốc độ khung hình và chế độ Log để ghi lại dải màu sắc rộng hơn. Giống như A7 IV, chiếc máy thể quay Log ở độ sâu màu 10-bit giúp các vùng chuyển màu mượt mà hơn và hiệu quả chỉnh màu ấn tượng hơn. Không chỉ vậy, hiệu suất ổn định hình ảnh của chiếc máy được cải thiện rất nhiều, dù sẽ có mức cắt khung hình là 1.15x. Người dùng nên nắm vừng điều này vì khi quay phim ở 4K60p, khung hình sẽ bị cắt đến 1.5x.

Khả năng xử lý ISO

Cũng giống như trên Sony A7 IV, cảm biến 33MP có khả năng ghi lại hình ảnh với độ chi tiết cao và gần như không có nhiễu ở các mức ISO thấp. Ngay cả khi thu phóng cận cảnh vào các chi tiết nhỏ, gần như không có sự suy giảm chất lượng nào đáng kể cả khi người dùng nâng lên mức ISO 3200. Và ở mức ISO 12800 và 25600, mức độ nhiễu tăng dần nhưng vẫn không quá ảnh hưởng và có thể được xử lý hậu kì. Tuy nhiên, người dùng nên hạn chế nâng lên các mức ISO cao hơn để đảm bảo chất lượng hình ảnh.

Dưới đây là hình ảnh từ Sony A7C II ở các mức ISO 100, 1600, 12800 và 25600 khi được phóng to 100%.

Hình ảnh ở ISO 100 Hình ảnh ở ISO 1600 Hình ảnh ở ISO 12800 Hình ảnh ở ISO 25600

Đánh giá chung Sony A7C II

Trên thị trường máy ảnh fullframe nhỏ gọn, Sony A7C II nổi lên như là một chiếc máy hybrid nhỏ gọn với khả năng chụp ảnh và quay phim ấn tượng. Kích thước nhỏ gọn của chiếc máy giúp việc cầm nắm và thao tác trở nên thoải mái hơn, nhưng thiết kế này lại giới hạn khả năng hoạt động của chiếc máy so với người đàn anh A7 IV, nhưng vẫn đảm bảo duy trì khả ghi hình chất lượng cao với độ chi tiết tốt, dải nhạy sáng rộng và khả năng lấy nét theo chủ thể đỉnh cao mà Sony mang lại.