Đánh giá chi tiết Canon EOS R50 – Món qua công nghệ cho Vlogger thế hệ mới

0
886

Nhằm cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc máy ảnh dành cho các Vlogger, Canon EOS R50 cho thấy sức hút mạnh mẽ của mình trước rất nhiều đối thủ khác như Nikon Z30 hay Sony ZV-E10. Là chiếc máy hướng đến sự đơn giản và dễ sử dụng, EOS R50 sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, đặc biệt là hệ thống lấy nét nhận diện chủ thể rất thông mình từ các dòng máy ảnh cao cấp. Hãy cùng Anh Đức đánh giá chi tiết chiếc máy này nhé.

Đánh giá chi tiết Canon EOS R50 – Món qua công nghệ cho Vlogger thế hệ mới

Tính năng nổi bật

Canon EOS R50 sử dụng cảm biến CMOS APS-C 24MP như trên EOS R10 với dải ISO tiêu chuẩn 100 – 32000 (mở rộng 51200). Máy ảnh sử dụng cơ chế màn trập một cửa đơn giản hơn với tốc độ 1/4000 giây hoặc màn trập điện tử lên đến 1/8000 giây. Mặc dù là dòng máy dành cho người mới, nhưng Canon EOS R50 tự hào khi sở hữu hệ thống lấy nét phát hiện đối tượng giống như trên các dòng máy cao cấp với một số đối tượng nhất định gồm con người, động vật và xe cộ – một lợi thế đáng giá so với nhiều đối thủ.

Canon EOS R50 sử dụng cảm biến CMOS APS-C 24MP như trên EOS R10

Chiếc máy có tốc độ chụp liên tục lên đến 12fps với màn trập cơ và 15fps với màn trập điện tử, một tốc độ đủ nhanh với hầu hết các máy ảnh APS-C cơ bản. Máy ảnh không có hệ thống ổn định hình ảnh trong máy, chỉ có 1 khe thẻ nhớ duy nhất nằm cùng vị trí với khe pin và sử dụng pin LP-E17. EOS R50 có thể quay phim 4K30p sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến mà không bị thủ gọn, đồng thời hỗ trợ quay phim dọc cho các nền tảng mạng xã hội hoặc trở thành một webcam để sử dụng nhanh.

Máy ản hchỉ có 1 khe thẻ nhớ cùng vị trí với khe pin

Canon EOS R50 có hệ thống kết nối không dây và có dây khá đa dạng. Bên cạnh cổng mic ở bên trái và cổng USB-C, HDMI mini để kết nối có dây, thì chiếc máy còn có WiFi và Bluetooth tích hợp để sử dụng cùng ứng dụng Camera Connect. Với ứng dụng này, người dùng có thể điều khiển máy ảnh từ xa và theo dõi trực tiếp hình ảnh khi thay đổi thông số, và sau khi chụp có thể xem và tải xuống các nội dung đã quay chụp để chia sẻ.

Cổng mic ở bên trái và cổng USB-C, HDMI mini để kết nối có dây

Ngoài các tính năng ở trên, EOS R50 cũng có một số tính năng thú vị khác như xác định vị tri thông qua dữ liệu GPS của điện thoại, tự động chuyển ảnh về điện thoại, RAW convention để điều chỉnh hình ảnh trước khi chia sẻ với các hiệu ứng trong Creative Assist. Máy ảnh sử dụng viên pin LP-E17 với thời lượng chụp khoảng 440 tấm (theo chuẩn CIPA) có thể được sạc bằng bộ sạc hoặc qua cổng Type C. Chân Flash sử dụng hệ thống tiếp điểm mới để kết nối với các microphone, và cần một đầu chuyển để sử dụng flash.

Máy ảnh có thể được sạc bằng bộ sạc hoặc qua cổng Type C

Thiết kế thân máy

Về thiết kế, Canon EOS R50 mượn nhiều chi tiết từ M50 Mark II với bố cục phím điều khiển tương tự. Phần thân máy khá nhỏ nhưng báng cầm vẫn đem lại cảm giác thoải mái cho các ngón tay, Thân máy được làm bằng nhựa cao cấp với trọng lượng nhẹ, nhưng có chất lượng hoàn thiện tốt về hình thức. Canon đã có một số tinh chỉnh phù hợp khi sử dụng hệ ngàm lớn hơn, với phần vai tròn trịa và phần vỏ cong hơn, đồng thời tách riêng phần bánh xe khỏi nút chụp tương tự như các máy ảnh EOS R khác.

Canon EOS R50 mượn nhiều chi tiết từ M50 Mark II với bố cục phím điều khiển tương tự

Số lượng nút điều khiển vật lý khá tối thiểu, với cụm phím ở mặt sau được thiết kế gọn gàng để nhường phần lớn diện tích cho màn hình xoay lật. Mặt phía sau sẽ có cụm phím điều hướng, khóa phơi sáng, chọn vùng AF và các nút chức năng tương tự như hầu hết các máy ảnh Canon khác. Ở phía trên sẽ có nút chụp, vòng xoay chế độ, vòng xoay điều khiển, ISO và nút quay phim, cũng như công tắc nguồn. Các nút này hầu như khá nhỏ và người dùng đôi khi phải nhìn kĩ để tránh bấm nhầm.

Các nút trên cụm phím định hướng, ISO và quay phim đều có thể được tùy biến theo ý thích của người dùng với rất nhiều chức năng có thể được thay thế. Hệ thông menu cá nhân được cung cấp để lưu trữ các thiết lập thường được xử dụng nhất. Bên cạnh việc sử dụng phím chức năng, người dùng có thể sử dụng màn hình cảm ứng để điều khiển rất tiện lợi. Điều này mang lại cho người mới nhiều một trải nghiệm đơn giản hơn để bắt đầu làm quen với máy cho đến khi thực sự thành thạo.

Nút ISO và quay phim đều có thể được tùy biến theo ý thích

Với những người dùng mới, thì thao tác điều khiển trực quan nhất sẽ đều được thực hiện trên màn hình cảm ứng. Do đó, giao diện ở màn hình này luôn có thiết kế đơn giản, giao diện cảm ứng trực quan và trình bày đầy đủ thông tin về hoạt động của máy ảnh. Nhìn chung, Canon EOS R50 khá dễ sử dụng với những người dùng mới bắt đàu làm quen với chiêc máy ảnh, trong khi những người đã có một chút kinh nghiệm với dòng máy Canon RF có thể nên lựa chọn Canon EOS R10

Kính ngắm và màn hình

Canon EOS R50 sở hữu nhiêu thông số kĩ thuật về kính ngắm và màn hình tương tự như EOS R10 và EOS M50 Mark II. Kính ngắm của máy có độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh với độ phóng đại chỉ 0.59x, nhỏ hơn rất nhiều so với các dòng máy cũng cảm biến APS-C. Kính ngắm hơi tối và có thể gây khó khăn khi nhìn dưới ahs sáng chói. Kính ngắm cho phép xem trước màu sấc và độ phơi sáng, đồng thời hiển thị các công cụ hỗ trợ như đường lưới, đường cân bằng điện tử và biểu đồ màu sắc.

Kính ngắm của máy có độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh

Người dùng có thể kích hoạt tính năng Display Simulation dể xem được độ sâu trường ảnh với các ống kính RF, nhưng nó chỉ thực sự hữu ích với cá ống kính khẩu độ lớn. Kính ngắm cũng có chế độ giả lập kính ngắm quang của máy ảnh DSLR để hiện thị màu sắc trung tính và chi tiết vùng tối được cải thiện. Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó khó có thể so sánh như với các EVF lớn trên các máy ảnh cao cấp hơn của Canon.

Canon EOS R50 có màn hình cảm ứng xoay lật 3-inch, độ phân giải 1.62 triệu điểm ảnh

Màn hình trên Canon EOS R50 là dòng màn hình cảm ứng xoay lật 3-inch, độ phân giải 1.62 triệu điểm ảnh giống như trên EOS R10 và cả chiếc máy fullframe EOS R8. Màn hình này khá sáng, có độ chi tiết tốt và màu sắc chính xác. Màn hình này không chỉ giúp người dùng chụp được ở nhiều góc khó, mà còn hỗ trợ việc quay Vlog và Selfie.

Khả năng lấy nét

Canon đã rất thành công với hệ thống lấy nét nhận diện chủ thể rất tinh vi của mình, và đã áp dụng nó cho Canon EOS R50. Tất nhiên, dòng máy ảnh APS-C dành cho người mới này sẽ không thể có đầy đủ các điểm nổi bật như các dòng cao cấp, nhưng nó có đủ các tính năng cần thiết để hỗ trợ cho ngươi dùng bất kể họ có nhiều kỹ năng hoặc là người dùng mới.

Canon đã áp dụng hệ thống lấy nét nhận diện chủ thể rất tinh vi cho chiếc máy R50

Chiếc máy sử dụng hệ thống Dual Pixel CMOS cho phép lấy nét nhanh ở bất kỳ đầu trong khung hình. Người dùng có tùy chọn nhiều kích thước vùng lấy nét hoặc để chiếc máy tự quyết định điểm lấy nét. Hệ thống nhận diện chủ thể có thể nhận dạng người, động vật và xe cộ mà không cần phải chỉ định trước loại đối tượng cho hệ thống. Chỉ cần hướng máy về phía đối tượng, chiếc máy sẽ phát hiện, theo dõi và đánh dấu nó trên khung hình khi chủ thể di chuyển xung quanh để người dùng dễ theo dõi.

Chiếc máy sẽ tự động phát hiện chủ thể, theo dõi và đánh dấu nó trên khung hình

Nếu máy ảnh không thể nhận ra mục tiêu phù hợp, sẽ có một chế độ theo dõi đối tượng dựa trên các thông tin về màu sắc và họa tiết ở bất kì vị trí nào trên đối tượng. Nhìn chung hệ thống lấy nét này hoạt động rất hiệu quả, cho phép người dùng có nhiều thời gian để tập trung vào việc bố cục hình ảnh và các công việc khác. So với các đối thủ, Canon EOS R50 thực sự có ưu thế không hề nhỏ về một hệ thống lấy nét hiệu quả khi xét trên mức giá của chiếc máy.

Hiệu suất hoạt động

Đúng như sự kì vọng, Canon EOS R50 có hiệu suất tổng thể rất ổn định mà không có bất kì độ trễ nào. Chiếc máy khởi động nhanh và phản hồi lập tức với cả các phím nhấn và màn hình cảm ứng. Màn trập phát ra tiếng động có thể nghe dược nhưng không quá lớn. Việc sử dụng màn trập điện tử có thể không tạo ra tiếng động, nhưng người dùng nên cân nhắc về hiện tượng nghiên ảnh với loại màn trập này.

Canon EOS R50 có hiệu suất tổng thể rất ổn định mà không có bất kì độ trễ nào

Hệ thống đo sáng của chiếc máy liên kết chặt chẽ với điểm lấy nét. Điều này cho phép đối tượng luôn đúng sáng, nhưng thi thoảng nên sử dụng bù trừ sáng nếu đối tượng lệch sáng so với độ sáng trung bình trên hình ảnh. Điều này đôi khi có thể làm mất chi tiết vùng sáng. Cân bằng trắng tự động hoạt động rất tốt, kết hợp với khả năng tái tạo màu sắc ấn tượng, mang đến những tấm hình JPEG thực sự đẹp. Người dùng có thể chọn chế độ Fine Detail để có độ nét tốt nhất hoặc Standard để xử lý độ nét tinh tế hơn.

Chiếc máy có thể chụp liên tục ở tốc độ lên đến 12fps trên màn trập cơ và 15fps với màn trập điện tử. Dù bộ nhớ đệm chỉ lưu khoảng 8 ảnh RAW hoặc 17 ảnh JPEG, nhưng nó có tốc độ truyền dữ liệu nhanh khi được sử dụng cùng các thẻ SD tốc độ cao. Thời lượng pin dù chỉ 310 tấm (CIPA) nhưng có thể được cải thiện với chế độ tiết kiệm năng lượng để giảm tốc độ quét hoặc độ nét cho kính ngắm hoặc màn hình. Nhưng nó không thực sự ấn tượng khi người dùng thường xuyên chụp liên tục.

Chiếc máy có thể chụp liên tục ở tốc độ lên đến 12fps trên màn trập cơ và 15fps với màn trập điện tử

Người dùng hoàn toàn có thể mua thêm pin LP-E17 từ nhiều nguồn hoặc sạc thông qua cổng USB-C với nguồn dự phòng. Tuy nhiên chiếc máy chỉ chấp nhận nguồn điện 3A, tương đối kén chọn so với nhiều dòng máy khác. Cảm biến 24MP có khả năng ghi lại đủ chi tiết và độ sắc nét để in trên khổ giấy A3, đồng thời ảnh RAW từ cảm biến có khả năng nâng sáng ở các chi tiết vùng tối lên 3 stops, nhưng một số vùng tối có thể xuất hiện các đốm màu khá khó xử lý.

Một điểm trừ lớn nằm ở ống kính zoom kit 18-45mm F4.5-6.3. Ống kính không có góc nhìn rộng như trên điện thoại và khẩu độ nhỏ cũng không thể tạo hiệu ứng xóa phông, buộc người dùng phải mua các ông kính đắt hơn để làm điều đó. Về khả năng quay video, chiếc máy hưởng lợi từ tất cả các ưu điểm khi chụp ảnh với chất lượng hình ảnh đẹp mắt. Tuy nhiên, việc ổn định hình ảnh bằng chống rung điện tử và bộ ổn định trong ống kính vừa làm hẹp góc nhìn, vừa giảm đi chất lượng hình ảnh đi một chút.

Chiếc máy sở hữu tính năng quay phim độc đáo dành riêng cho các Vlogger

Tuy nhiên, chiếc máy sở hữu tính năng quay phim độc đáo dành riêng cho các Vlogger mà không cần tốn nhiều công sức để vận hành. Ngoài việc cung cấp rất nhiều tỉ lệ khung hình để quay phim cho các nền tảng mạng xã hội, chế độ Close Up cho phép lấy nét nhanh vào món đồ mà vlogger giới thiệu về phía ống kính, sau đó lấy nét trở lại vào khuôn mặt sau khi đã để món đồ ra khỏi khung hình. Thêm vào đó chế độ Creative Bracketing sẽ đề xuất nhiều bộ màu khác nhau cho người dùng lựa chọn.

Khả năng xử lý nhiễu

Sử dụng chung cảm biến như trên EOS R10, EOS R50 cho chất lượng hình ảnh tương đương. Những hình ảnh chất lượng nhất ở các mức ISO thấp đều có độ chi tiêt tốt và hầu như không có bất kì nhiễu nào, ngay cả khi xem cận cảnh trên màn hình. Nhiễu chí bắt đầu xuất hiện trong khoảng ISO 800-3200, và mức ISO càng cao thì các chi tiết nhỏ bị giảm chất lượng rõ rệt.

Hình ảnh ở mức ISO thấp đều có độ chi tiêt tốt và hầu như không có bất kì nhiễu nào

Ở các mức ISO cao hơn, chất lượng hình ảnh bị suy giảm tương đối nhiều khi các chi tiết khồng còn rõ ràng và các chi tiết vùng tối không còn được thể hiện tốt. Qua thử nghiệm, mức ISO 12800 là giới hạn sử dụng của chiếc máy. Kể từ ISO 25600 trở đi, màu sắc và chi tiết đều suy giảm dáng kể; và người dùng nen tránh sử dụng mức ISO cao nhất (32000 – 51200). Dưới dây là hình ảnh được phóng lớn để so sánh độ chi tiết ở 5 mức ISO là 100, 800, 3200, 12800 và 25600.

Ảnh chụp ở ISO 100 Ảnh chụp ở ISO 800 Ảnh chụp ở ISO 3200 Ảnh chụp ở ISO 12800 Ảnh chụp ở ISO 25600

Tổng kết

Canon EOS R50 là một chiếc máy ảnh dành cho người mới rất ấn tượng trên nhiều khía cạnh gồm công nghệ tiên tiến, tính đơn giản và chất lượng hình ảnh tốt. Chiếc máy hoàn toàn có thể được sử dụng ở chế độ tư động để hỗ trợ cho những người dùng bắt đầu làm quen với máy ảnh và cung cấp nhiều tính năng thú vị khác dành cho những người dùng dã có kinh nghiệm sử dụng.