Đánh giá tổng thể Canon EOS R7 – Chiến thần tốc độ ngàm RF phiên bản APS-C

0
561

Nhằm đẩy mạnh hơn sự có mặt của hệ ngàm RF cho dòng cảm biến APS-C, Canon EOS R7 đã được trình làng và thu hút rất nhiều sự quan tâm từ người dùng và các thương hiệu máy ảnh toàn cầu. Được quảng bá là phiên bản EOS R3 dưới định dạng APS-C, hậu duệ mirrorless của dòng máy DSLR 7D tự tin đáp ứng được tất cả các nhu cầu chụp ảnh và quay phim với chất lượng tốt nhất. Hãy cùng Anh Đức đánh giá tổng thể chất lượng của Canon EOS R7 nhé.

Đánh giá Canon EOS R7 – Chiến thần tốc độ ngàm RF phiên bản APS-C

Một số tính năng chính

Canon EOS R7 sử dụng cảm biến 32.5MP từ máy ảnh EOS 90D và EOS M6 Mark II. Kết hợp với bộ xử lý Digic X cung cấp dải ISO tiêu chuẩn từ 100-32000 và có thể mở rộng lên 51200. R7 có thể chụp liên tục 15fps với màn trập cơ và 30fps với màn trập điện tử. Chiếc máy sử dụng hệ thống lấy nét cảm biến Dual Pixel CMOS AF II, với 651/5951 điểm lấy nét bao phủ toàn bộ cảm biến, cho phép lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu đến -5EV. EOS R7 cũng thừa hưởng hệ thống theo dõi đối tượng từ EOS R3 với các đối tượng là con người động vật hoặc xe cộ.

Canon EOS R7 kế thừa những điểm mạnh mẽ nhất từ cả 2 dòng máy EF và RF

Tốc độ chụp liên tục: EOS R7 chụp được 15fps với màn trập cơ học với bộ nhớ đệm cho phép chụp 224 JPEG hoặc 51 ảnh RAW, trong khi ở tốc độ 30fps với màn trập điện tử cho phép chụp đến 126 ảnh JPEG và 42 ảnh RAW. Màn trâp cơ có thể chụp ở tốc độ tối đa là 1/8000 và lên đến 1/16000 với màn trập điện tử.

Tốc độ chụp liên tục lên đến 15fps với màn trập cơ học cho phép R7 bắt trọn mọi khoảnh khắc

Khả năng quay video: EOS R7 có thể quay 4K30p lấy mẫu từ khung hình 7K ở chế độ 4:2:0 8-bit hoặc 4:2:2 10-bit (HDR PQ hoặc C-LOG3) mà không giới hạn thời gian 30 phút như trước. Chiếc máy còn có thể quay 4K60p (crop 1.8x), 1080p/120fps, timelapse 4K và chế độ quay phim dọc cho các nền tảng mạng xã hội. Tốc độ dữ liệu trung bình của 4K khoảng 120Mbps và lên tới 170Mbps với C-Log hoặc HDR PQ. TÍnh năng theo dõi chủ thể vẫn hoạt động trong quá trình quay phim. EOS R7 có cổng micro và headphone cùng với chân hotshoe có chân tiếp dữ liệu cho các thiết bị lắp phía trên.

Canon R7 có khả năng quay video 4K30p toàn cảm biến

Một số tính năng khác: EOS R7 có phần báng tay cầm khá lớn và các nút điều khiển dễ sử dụng. Hệ thống ổn định hình ảnh hiệu quả đến 8 stops và có thêm tính năng sửa đường chân trời. Chiếc máy có hai khe thẻ nhớ SD UHS-II cho phép sao lưu hình ảnh khi đang chụp. Người dùng có thể sử dụng ống kính RF/RF-S hoặc EF/EF-S thông qua ngàm chuyển của hãng. EOS R7 sẽ sử dụng viên pin LP-E6N dung lượng lớn.

Cảm nhận bề ngoài

Với EOS R7, Canon đã mang tất cả những tính năng phong phú nhất của mình vào một thân máy nhỏ và nhẹ hơn cả chiếc Canon 850D, nhưng vẫn có phần báng tay cầm lớn, thoải mái và một loạt các nút chức năng. Chiếc máy sẽ có hai vòng xoay điện tử để thay đổi cài đặt phơi sáng sáng, trong đó một vòng xoay sẽ đặt cùng với cần điều khiển. Thiết kế này tương đối dễ dàng để hoạt động, mặc dù thi thoảng nó vẫn gây chút bối rối so với các dòng máy R khác.

Canon R7 nhỏ hơn chiếc máy 850D nhưng lại có sự bố trí các phím bấm hợp lý, gọn gàng

Phần mặt trên của R7 được bố trí một số nút ấn cần thiết như ISO, FN và nút quay phía sau nút nguồn và vòng xoay chức năng. Ở mặt trước, người dùng sẽ có một lẫy chuyển AF/MF bên cạnh nút xem độ xâu trường ảnh. Điều này rất tiện lợi vì nhiều ống kính RF và RF-S có mức giá rẻ thường không có công tắc AF/MF.

Canon EOS R7 sử dụng viên pin LP-E6N với thời lượng chụp tương đối dài

EOS R7 có kính ngắm điện tử độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh và màn hình cảm ứng xoay lật 3 inch, 1.62 triệu điểm ảnh. Chiếc máy sử dụng viên pin LP-E6N quen thuộc với khả năng chụp tối đa đến 77 tấm với màn hình LCD chỉ trong một lần sạc. Canon cho hay, chiếc máy sẽ có khả năng chống chịu thời tiết tốt tương tự như EOS 90D, tuy nhiên 2 ống kính RF-S sẽ không có khả năng đó.

Hệ thống menu của Canon vẫn luôn dẫn dầu về tính thân thiện và dễ sử dụng

Các menu và nút điều khiển tuân theo bố cục và thiết kế tương tự với bất kì các máy ảnh EOS được ra mắt gần đây. Điều này giúp những người dùng khi nâng cấp máy sẽ chẳng mất nhiều thời gian làm quen với menu và tìm kiếm các phím chức năng tương đương. Với cảm nhận của bản thân, có thể sẽ mất một chút thời gian để làm quen với thiết kế vòng xoay – cần điều khiển của EOS R7, bởi nhiều người dùng cho rằng nó chưa thực sự phù hợp như vòng xoay truyền thống.

Màn hình và kính ngắm

Màn hình của EOS R7 có khả năng hiển thị hình ảnh và menu rất sáng và rõ ràng, mặc dù kích thước của nó chỉ khoảng 3 inch và cũng không phải là màn hình quá lớn. Nhưng độ phân giải 1.62 triệu điểm ảnh bù đắp sự thiếu sót này để hỗ trợ chất lượng hiển thị ngay cả khi quay chụp dưới ánh nắng chói trang. Màn hình xoay lật của EOS R7 di chuyển nhẹ nhàng và tiện dụng cho việc quay vlog và chụp ảnh selfie.

Nếu màn hinh là điểm cộng đáng giá, thì kính ngắm là một điểm trừ khó chấp nhận với một chiếc máy như R7

Kính ngắm điện tử có chất lượng tương đối chấp nhận được và có khả năng hiển thị tốt. Nhưng với độ phân giải trung bình ở mức 2.36 triệu điểm ảnh với tỉ số phóng đại trung bình 0.72x, nó không quá nổi trội và còn “kém” khá nhiều khi so sánh với các kính ngắm từ các máy ảnh khác như Fujifilm X-T3/X-T4. Người dùng có thể thay đổi độ cận với một vòng xoay bên trái kính ngắm và có một cảm biến phát hiện mắt để chuyển đổi hiển thị giữa màn hình và kính ngắm.

Khi quay phim, màn hình có thể hiện thị nhiều thông tin nhất có thể

Người dùng có thể quan sát các thông tin bao gồm thanh thăng bằng và biểu đồ sáng trên cả màn hình và EVF. Các thông tin được hiển thị có thể được tùy chỉnh trong menu, bao gồm lưới bố cục, chế độ giả lập kính ngắm quang học để mang tính chân thực về hình ảnh như trên các máy DSLR mà không cần phải xử lý thêm. Màn hình của EOS R7 có khả năng hiển thị với tần số quét lên đến 120fps mượt mà hơn hoặc ở mức tiêu chuẩn 60fps để tiết kiệm năng lượng.

Về hai ống kính RF-S

Đi cùng với R7 và R10 sẽ là hai ống kính RF-S dành cho cảm biến APS-C. Ống kính đầu tiên là RF-S 18-45mm F4.5-6.3 IS STM rất nhỏ gọn, cung cấp dải tiêu cự tương đương 29-72mm và sẽ là ống kính kit cho EOS R10. Trong khi đó, ống kính RF-S 18-150mm F3.5-6.3 IS STM sẽ cung cấp dải tiêu cự tương đương 29-240mm. Cả hai ống kính đều bao gồm ổn định quang học và động cơ bước để lấy nét tự động nhanh hơn.

Dải khẩu độ quá nhỏ khiến ống kính RF-S 18-45mm lép vế hơn rất nhiều

Theo góc nhiều của nhiều reviewer, đây là 2 ống kính RF-S gây thất vọng nhất trong dòng ống kính của ngàm RF. Ống kính 18-45mm có thể nhỏ gọn và nhẹ nhàng, nhưng dải tiêu cự và khẩu độ của nó không thỏa mãn người dùng, và thậm chí nó còn kém hơn cả ống kính EF-M 15-45 f/3.5-6.3 nhỏ gọn không kém. Ống kính 18-150mm cũng không phải là ống kính quá nổi trội để trở thành một ống kính du lịch với EOS R10. Thật tiếc khi một máy ảnh chất lượng tốt như vậy lại chỉ có những sự lựa chọn là các ống kính RF L cực kì đắt đỏ.

Từ thiết kế đến kích thước, RF-S 18-105 tiếp tục là nỗi thất vọng không hề nhỏ với người dùng Canon

Cả 2 ống kính này đều không tương xứng với tham vọng của EOS R7, nên nhiều người dùng đã kì vọng rằng sẽ có nhiều ống kính RF-S thú vị hơn để tận dụng tối đa sức manh của nó. Một sô người dùng mong muốn Canon nên ra mắt các dòng ống kính như 15-50mm f/2.8 hoặc 15-80mm f/4, với khả năng chống chịu thời tiết và chất lượng quang học tốt, đồng thời cũng có thiết kế tương xứng với thiết kế của EOS R7.

Khả năng lấy nét

Về khả năng lấy nét tự động, EOS R7 cung cấp 5915 điểm lấy nét có thể được lựa chọn thủ công, với phạm vi bao phủ cảm biến lên đến 100% theo cả chiều dọc và chiều ngang, và 651 vùng lấy nét tự động. Chiếc máy cũng cung cấp khả năng theo dõi người, phương tiện và một số động vật như chó, mèo hoặc chim. Các phương tiện có thể được phát hiển chỉ có ô tô hoặc xe máy mà không có tàu hóa và máy bay. Theo dõi chủ thể người sẽ tự động theo dõi mắt/mặt/đầu và cơ thể.

Canon R7 thừa hưởng hệ thống lấy nét được tinh giản từ EOS R

EOS R7 có khả năng lấy nét trong điều kiện sáng yếu đến -5EV và có thể kích hoạt chùm tia hỗ trợ lấy nét khi cần. Máy ảnh có một menu riêng với các tùy chọn lấy nét tự động cho nhiều trường hợp khác nhau. Các trường hợp có thể được tùy chỉnh theo sở thích của người dùng. Khi chụp hình, người dùng có thể sử dụng màn hình cảm ứng để chạm và kéo điểm AF nếu cần. Với lấy nét thủ công, người dùng sẽ có tùy chọn loại màu để đánh dấu đỉnh nét.

Canon R7 có thể lấy nét trong điều kiện rất ít ánh sáng

Chiếc máy cho phép chụp lấy nét liên tục ở 15fps sử dụng màn trập cơ học hoặc lên đến 30fps với màn trập điện tử. Khi bám nét theo chủ thể, hiệu suất lấy nét của máy ảnh đặc biệt ấn tượng, nhất là với các đối tượng chuyển dộng nhanh luôn được theo dõi liên tục và sát sao.

Hiệu suất và chất lượng hình ảnh

EOS R7 cho dải nhạy sáng ở mức mặc định tương đối chấp nhận được trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, R7 đôi khi tạo ra hình ảnh với vùng sáng tương đối mạnh trong ảnh JPEG và khó có thể khơi phục ngay cả với các tệp RAW. Khi chuyển sang chế độ HEIF hay HDR, người dùng sẽ nhận ra chiếc máy này có dải nhạy sáng gốc không quá rộng và bạn sẽ mong muốn nhiều hơn thế. Tất nhiên, để tăng dải nhạy sáng, người dùng nên chụp ở định dạng RAW, HDR hay HEIF.

Dải nhạy sáng của Canon R7 ở mức chấp nhận được

Máy ảnh hỗ trợ định dạng HEIF và bạn phải bật chế độ HDR PQ mới cho phép chụp ảnh định dạng này. Người dùng có thể chuyển đổi giữa HEIF và JPEG nhằm nâng dải nhạy sáng cho ảnh JPEG tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều phần mềm hỗ trợ biên tập với chuẩn ảnh HEIF ngay cả với Adobe Photoshop.  Chiếc máy có tiếng màn trập tương đối yên tĩnh tương tự nhưu các dòng máy khác. Người dùng có thể sử dụng màn trập điện tử để hoàn toàn không gây ra tiếng động.

Khả năng đo sáng của thường hoạt động rất tốt và EOS R7 có thiên hướng sáng hơn so với các thương hiệu khác. Tất nhiên, chúng ta có thể thay đổi ở bù trừ sáng hoặc sử dụng tính năng ưu tiên vùng sáng. Cân bằng trắng tự động tạo ra màu sắc cực kì dễ chịu trong nhiều trường hợp, nhưng nếu kĩ tính hơn sẽ có cảm giác màu sắc thiên trung tính hơn. Tất nhiên đó vẫn là cảm nhận chủ quan và có thể thay đổi thông qua Picture Style và 2 chế độ tự cân bằng trắng khác nhau.

Ở cài đặt mặc định, màu sắc của EOS R7 có thiên hướng trung tính hơn

Tính năng ổn định hình ảnh hoạt động vô cùng tốt với khả năng bù trừ những chuyển động rung lắc nhẹ nhất. Trên cài đặt mặc định, máy sẽ tự nâng ISO thay vì để tốc độ màn trập xuống quá thấp, giúp giữ cho hình ảnh sắc nét. Dưới đây là một số hình ảnh khác từ EOS R7.

Khả năng xử lý nhiễu và ISO: Khả năng xử lý nhiễu được kiểm soát tốt dù đây là cảm biến APS-C với độ phân giải cao, làm cho diện tích mỗi pixel sẽ nhỏ đi. Ảnh chụp JPEG cho thấy máy có thể xử lý ISO ở mức tốt lên đến 12800 là mức ISO có thể chấp nhận được. Khi vượt qua mức này từ 25600 đến 51200, ảnh hầu như nhiễu nặng và không có giá trị sử dụng.

Ở mức ISO 1600, chất lượng ảnh được duy trì tương đối tốt khi phóng to

Ở mức ISO 12800 ảnh sẽ bắt đầu nhiễu nặng hơn

Chất lượng video

Nhìn chung, khả năng quay video của EOS R7 tương đối tốt với khả năng quay video 4K30p lấy mẫu từ khung hình 7K toàn cảm biến. Và khi chuyển sang tốc độ khung hình cao hơn sẽ khiến khung hình bị thu hẹp khá sâu. Hệ thống lấy nét trên EOS R7 khi quay phim hoạt động rất nhanh, hiệu quả và bám nét chính xác vào đối tượng. Tệp quay từ EOS R7 với C-Log có thể được hậu kì tương đối dễ dàng với chất lượng tốt. Dưới đây là một video mẫu qua từ EOS R7 ở độ phân giải 4K25p với ống kính 18-150mm.

Tổng kết

Nhìn chung, Canon EOS R7 là một sự đổi mới cho dòng máy 7D trước đây với rất nhiều nâng cấp phù hợp với nhu cầu thị trường. Với cảm biến APS-C, thiết kế thân máy, bố cục phím bấm và menu hướng tới tính nhanh gọn và dễ sử dụng, EOS R7 tiếp tục thể hiện điểm mạnh về trải nghiệm người dùng. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm trừ như thiết kế cần điều khiển – vòng xoay và kính ngắm chất lượng không cao, nhưng về tổng thể EOS R7 rất đáng đồng tiền nếu xem xét trên nhiều phương diện.

Người dùng vẫn sẽ có nhiều lựa chọn có thể cân nhắc là Fujifilm X-T4 và X-S10 với nhiều điểm sáng đáng chú ý. Tuy nhiên, điểm trừ rất lớn của Canon là sự thiếu hụt các ống kính RF chất lượng, khi ngay cả Fujifilm, Sony E và M4/3 đều có dải ống kính tiêu cự rộng và có sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu ống kính thứ 3 chất lượng khác, khiến cho người dùng bị bó hẹp trong những tùy chọn khó chấp nhận hoặc quá đắt đỏ so với một chiếc máy cho nhu cầu du lịch.