Dòng máy Canon EF-M chính thức bị khai tử sau 10 năm hoạt động

0
637

Là thế hệ máy ảnh không gương lật dầu tiên của Canon và được người dùng rất yêu thích, sau hơn 10 năm phát triển, hệ thống EF-M đã chính thức được khai từ kể từ chiếc máy cuối cùng là M50 Mark II được ra mắt vào năm 2020.

Dòng máy Canon EF-M chính thức bị khai tử sau 10 năm hoạt động

Theo thông tin từ Canon USA, doanh số bán máy ảnh EOS M và ống kính ngàm EF-M dù có sự khác nhau tùy vào nhu cầu của từng khu vực, nhưng nhà sản xuất đã khẳng định rằng dòng máy này đã chính thức dừng bán tại thị trường quê nhà là Nhật Bản. Các lô hàng máy ảnh ngàm M sẽ chính thức ngừng nhập khẩu tới các thị trường chính trên toàn cầu. Đó là đấu hiệu cụ thể cho việc dòng máy này đã hoàn toàn được khai tử và được thay thế bởi hệ thống RF mới nhất.

Nói về hệ thống Canon EF-M, đây là bước đột phá đầu tiên của nhà sản xuất nay khi tiến vào thị trường máy ảnh không gương lật từ năm 2012. Các dòng máy EF-M đều sử dụng cảm biến APS-C nhỏ gọn với các ống kính cùng ngàm hoặc các ống kính EF/EF-S thông qua ngàm chuyển. Số lượng các dòng máy thuộc hệ ngàm này là rất nhiều và rất đa dạng, từ các dòng máy nhỏ gọn thân thiện với người dùng như M100, M200 cho đến những dòng máy chuyên nghiệp hơn như M5, M6 và M6 Mark II.

Nói về hệ thống Canon EF-M, đây là bước đột phá đầu tiên khi tiến vào thị trường máy ảnh không gương lật từ năm 2012

Tuy nhiên, hệ thống ngàm EF-M có số lượng ống kính hạn chế lại là nhược điểm rất lớn khi Canon chỉ giới thiệu 5 ống kính zoom và 3 ống kính tiêu cự cố định. Ngoài những nỗ lực này, Sigma cũng cung cấp thêm 3 ống kính DC DN và nhiều nhà sản xuất khác cũng có những ống kính lấy nét thủ công riêng của mình. Nhưng như vậy là không đủ với nhu cầu của người dùng, cùng với việc các ống kính EF-M không thể sử dụng trên các dòng máy EF đã làm nản lòng người hâm mộ dòng máy nhỏ này.

Hệ thống ngàm EF-M có số lượng ống kính hạn chế lại là nhược điểm rất lớn

Không chỉ vậy, đứng trước lực cạnh tranh từ các đối thủ cũng như nhu cầu về một chiếc máy ảnh không gương lật cảm biến fullframe ngày một gia tăng, đã thúc đẩy thương hiệu này bắt đầu kỉ nguyên mới với hệ thống ngàm máy ảnh mới để đáp ứng nhu cầu sở hữu một chiếc máy ảnh fullframe họ có thể mua, thay vì dòng máy ảnh APS-C hiện có. Và vào năm 2018, dòng máy EOS R ra mắt cũng là dấu hiệu báo trước cho sự thay thế hoàn toàn dòng ngàm EF-M.

Canon EF-M chịu nhiều cạnh tranh từ các dòng máy APS-C khác từ Sony và Fujifilm

Dòng máy ảnh EOS R hy sinh tính nhỏ gọn của hệ ngàm EF-M, nhưng cỡ ngàm lớn hơn tạo điều kiện cho Canon có thể sản xuất những ống kính RF chất lượng cho người dùng. Ở thời điểm này, số lượng người dùng yêu thích một chiếc máy ảnh không gương lật nhỏ gọn vẫn còn khá nhiều và đó là lý do mà EOS M6 Mark II (2019) và EOS M50 Mark II (2020) ra đời và cả hai cũng là chiếc máy EF-M cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại.

EOS M50 Mark II (2020) là chiếc máy EF-M cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại.

Thế nhưng hồi chuông báo tử chính thức cho dòng máy này đã đến khi chiếc máy EOS R100 đã ră mắt trong năm nay, kế thừa những ưu điểm của hệ thống EOS M và máy ảnh DSLR trước đây. Dù việc chấp dứt hệ ngàm EF-M sau hơn 11 năm sẽ mang đến nhiều tiếc nuối cho một bộ phận không nhỏ những người yêu thích dòng máy này, nhưng điều đó cho thấy Canon đã sẵn sàng bước một trang mới trong công cuộc phát triển hệ máy RF tốt nhất của mình.