Máy ảnh không màn trập cơ học – Xu hướng máy ảnh trong tương lai

0
691

Kể từ khi được số hóa và phát triển trong suốt 2 thập kỷ đầu tiên, các dòng máy DSLR với đặc trưng là hệ thông gương lật lớn và ngũ lăng kính đã dần bị thay thế bởi những chiếc máy không gương lật nhỏ gọn và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Z9 – một máy ảnh chỉ sử dụng màn trập điện tử như thường lệ, liệu thứ tiếp theo sẽ biến mất sau chiếc gương lật có là hệ thống màn trập cơ học hay không?

Màn trập cơ sẽ là bộ phận bị loại bỏ tiếp theo

Mỗi sự thay đổi và tiến bộ trong bất kỳ điều gì của cuộc sống đều mang đến những mục đích tốt đẹp, và điều đó hoàn toàn đúng với những chiếc máy ảnh. Kể từ khi máy ảnh không gương lật ra mắt, mỗi chiếc máy ảnh ngay nay đã nhẹ hơn và đơn giản hơn rất nhiều, đồng thời giảm xuống chỉ còn 1 hệ thống lấy nét duy nhất cho cả kính ngắm và chụp liveview. Và khi cảm biến của máy ảnh có thể đọc dữ liệu ra nhanh hơn, tại sao chúng ta lại phải sử dụng màn trập cơ hợp.

Thiết kế gương lật đã tồn tại rất lâu, trước khi được loại bỏ

Trước khi Z9 ra mắt, nhiều máy ảnh không gương lật đã sử dụng song song cả màn trập cơ học và điện tử, và tốc độ của màn trập điện tử nhanh hơn đáng kể so với phiên bản cơ học. Một số máy ảnh như Sigma fp và fp L đã tiên phong trong việc loai bỏ màn trập cơ, mang đến nhiều lợi ích hơn cho cả nhứng nhiếp ảnh gia và đặc biệt là những người quay phim, khi màn trập cơ không thể điều khiển lên những tỉ lệ 30, 60 hay 240 fps.

Vậy tại sao màn trập điện tử chưa thể phổ biến mạnh mẽ trên hầu hết các máy ảnh không gương lật? Điều đó nằm ở cảm biến – trái tim của mỗi máy ảnh. Cảm biến càng lớn thì khả năng đọc dữ liệu liên tục của máy ảnh sẽ chậm đi nhiều. Trong thực tế, với những dòng máy quay chuyên biệt sử dụng màn trập toàn ảnh, toàn bộ cảm biến sẽ đều được đọc ngay lập tức. Và đó là điều lý tưởng nhất trong việc thiết kế cảm biến.

Hiện tại, một số máy ảnh chuyên dụng đã có màn trập toàn ảnh, nhưng các dòng máy đó không phổ biến để chụp ảnh và quay video. Việc đọc toàn bộ vùng cảm biến đòi hỏi khả năng xử lý mạnh mẽ và nhìn chung chưa có bộ vi xử lý nào làm được điều đó. Đa số máy ảnh hiện tại đọc cảm biến theo từng hàng với tốc độ màn trập điện tử có thể lên đến 1/32000 giây trên lý thuyết. Nhưng trên thực tế phải mất đến 1/30 giây để đọc toàn bộ cảm biến ngay cả khi tốc độ màn trập nhanh hơn nhiều.

Màn trập toàn ảnh rất khó để tích hợp vào các máy ảnh

Trong các hãng máy ảnh hiện tại, Sony với chiếc máy fullframe A1 và A9II đẫn đầu về tốc độ đọc của cảm biến nhờ cảm biến xếp chồng và bộ vi xử lý BionzXR cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng đa số có dòng máy hiện tại có tốc độ đọc dữ liệu chưa đủ nhanh đủ để xử lý các đối tượng chuyển động nhanh hoặc máy ảnh chuyển động nhanh, gây nên hiện tượng lệch màn trập hay xuất hiện khi quay phim. Lúc này, các vật thể có trục thẳng đứng sẽ bị nghiên và các đối tượng sẽ bị méo.

Thế nhưng, khi công nghệ sẽ thay đổi, những hiện tượng biến dạng màn trập sẽ sớm được khắc phục và trở thành xu hướng chủ đạo. Nhưng lúc này, một câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất máy ảnh rằng: “Liệu chúng ta có đang lạc lối ?”.

A9II, một trong những chiếc máy có bộ vi xử lý rất mạnh mẽ

Với hệ máy không gương lật, chúng ta đều thấy chúng nhỏ gọn và khả năng lấy nét tốt hơn. Nhưng với một chiếc ống ngắm DSLR, chỉ cần một hệ gương cơ bản và ngũ lăng kính, chi phí sản xuất của nó sẽ không quá đắt đỏ và phức tạp, lương pin tiêu hao cũng sẽ giảm thiểu thay vì phải sử dụng ống ngắm điện tử với màn hình OLED độ phân giải cao. Và việc hoán đổi cơ chế ngắt dữ liệu với màn trập cơ học bằng màn trập điện tử vẫn chưa thực sự đạt đến mức tốt như mong muốn.

Với kính ngắm điện tử, thời lượng pin sẽ tiêu hao rất nhiều

Thế nhưng hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng, bất kỳ các cơ chế vật lý nào cũng sẽ hao mòn so với các cơ chế điện tử. Nhưng nếu nhìn vào dòng Leica M, nhìn vào hệ thống cơ học bền bỉ mà Leica mang đến cho nó, có thể thấy màn trập cơ học vẫn sẽ tồn tại và giữ vững vai trò chính của mình. Đồng thời, trong những năm gần đây, xu thế máy film và các máy ảnh inxtax trở nên phổ biến và những cái tên như Fujifilm bỗng chốc “phất lên” nhờ vào sự trở lại của những công nghệ 1 thời này.

Dù trải qua nhiều tập kỉ, Leica vẫn trung thành với màn trập cơ học

Tóm lại, dù thấy được rất nhiều lợi ích trước mắt mà màn trập điện tử có thể làm được, nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng màn trập cơ học sẽ “về hưu” nhưng hệ thống gương lật và ngũ lăng kính. Bởi để tiệm cận được sự hoàn hảo như màn trập toàn ảnh, sẽ cần phải có nhiều sự tính toán, bù trừ hay là một bước nhảy vọt mạnh mẽ hơn về công nghệ máy ảnh để có thể điện tử hóa tất cả những thành phần cơ học còn lại trong chiếc máy ảnh.