Đánh giá chi tiết Nikon Z8 – Mạnh mẽ như Z9, Nhỏ gọn như Z7 Mark II

0
240

Là dòng máy có sự kết hợp giữa ba yếu tố là tốc độ nhanh, độ phân giải cao và công nghệ tiên tiến, Nikon Z8 là một phiên bản rút gọn hoàn hảo cho người ảnh cả của hệ thống máy ảnh không gương lật nhà Nikon là Z9. Thừa hưởng toàn bộ công nghệ và tính năng từ Z9, Nikon Z8 cũng có một số thay đổi cần thiết để cải thiện khả năng vận hành và tính linh hoạt của người dùng cho nhiều mục đích. Hãy cùng Anh Đức đánh giá chi tiết về chiếc máy này nhé.

Đánh giá chi tiết Nikon Z8 – Mạnh mẽ như Z9, Nhỏ gọn như Z7 Mark II

Tính năng chính

Nikon Z8 được trang bị cảm biến fullframe 45.7MP thừa hưởng từ Nikon Z9, cung cấp dải ISO tiêu chuẩn 64-25600 (mở rộng 32-102400). Chiếc máy sử dụng cảm biến CMOS xếp chồng, cho phép tăng tốc độ xuất dữ liệu và loại bỏ hiện tượng chớp đen khi chụp liên tục. Do đó, chiếc máy có thể chụp liên tục 20 fps với ảnh RAW, 30fps với ảnh JPEG và 120 fps với ảnh JPEG độ phân giải thấp hơn. Ngoài ra, tùy chọn ảnh RAW hiệu suất cao được bổ sung cho phép giảm kích thước tệp mà không giảm chất lượng.

Nikon Z8 được trang bị cảm biến fullframe 45.7MP thừa hưởng từ Nikon Z9

Tốc độ màn trập tối đa đạt 1/32000 giây cho phép đóng băng mọi chuyển động và có thể phơi sáng lên đến 15 phút ở chế độ Manual. Tính năng lấy nét tự động có thể nhận diện ba chủ thể chính gồm con người, động vật và phương tiện giao thông đường bộ và đường không. Chiếc máy sẽ tự nhận diện chủ thể mà không cần phải chỉ định trước. Hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy có hiệu suất đến 6 stops và được đồng bộ với các ống kính có hệ thống ổn định quang hoc.

Để bảo vệ cảm biến khỏi bụi bặm trong qua trình thay ống kính, Nikon Z8 cũng có màn chắn sẽ tự động che cảm biến khi tắt máy tương tự như Nikon Z9. Về khả năng quay phim, chiếc máy có thể ghi hình ở độ phân giải lên đén 8K 30fps và 4K 120 fps. Nhà sản xuất cho biết Z8 có thể quay phim liên tục trong 90 phút mà không bị quá nhiệt. Bên cạnh đó, Nikon còn bổ sung định dạng N-RAW và ProRes RAW 12 bits màu, và hỗ trợ cổng HDMI tiêu chuẩn để xuất hình ảnh ra các bộ ghi ngoài.

Nikon Z8 sử dụng viên pin EN-EL15C quen thuộc của Nikon

Nikon Z8 sử dụng viên pin EN-EL15C quen thuộc của Nikon với thời lượng chụp khoảng 340 tấm ảnh cho mỗi lần sạc đây, ít hơn một nửa so với pin EN-EL18D trên dòng máy đàn anh của nó. Nhưng Nikon cũng cung cấp thêm một báng cầm dọc để tăng gấp đôi thời gian chụp. Bên cạnh pin thì người dùng có thể cấp nguồn cho máy thông qua cổng USB-C. Một khác biệt nữa so với Nikon Z9 là chiếc máy này chỉ có một khe thẻ CFexpress/XQD và khe thẻ SD UHS-II thay vì cả 2 khe thẻ CFexpress/XQD.

Nikon Z8 có các cổng HDMI tiêu chuẩn, USB-C đa chức năng và các cổng tai nghe/microphone

Với các kết nối có dây, Nikon Z8 có các cổng HDMI tiêu chuẩn, USB-C đa chức năng và các cổng tai nghe/microphone. Dù không có cổng mạng RJ-45, nhưng người dùng có thể sử dụng một đầu chuyển với cổng Type-C. Như thường lệ, chiếc máy có thể kết nối không dây bằng Bluetooth và WIfi với thiết bị di động bằng ứng dụng SnapBridge. Với ứng dụng này, người dùng vừa có thể điều khiển tử xa, vừa tải xuống hình ảnh đã chụp và thậm chí, tự động chuyển hình ảnh vừa được chụp về điện thoại.

Chất lượng hoàn thiện

Nikon Z8 là một phiên bản thu nhỏ của Z9 khi không sở hữu phần báng cầm tích hợp. Với trọng lượng được giảm còn 910g, chiếc máy tạo sự linh hoạt khi sử dụng, nhưng vẫn có cảm giác cứng cáp khi cầm trên tay. Nikon Z8 nhỏ hơn phiên bản DSLR của nó là D850, nhưng nó lại lớn, dày và nặng hơn so với Nikon Z7 II. Về bố cục phím điều khiển, Nikon Z8 giữ lại phần lớn bố cục từ Nikon Z9, tạo cảm giác quen thuộc với cả người dùng chuyên nghiện Nikon DSLR hoặc Nikon Z.

Nikon Z8 là một phiên bản thu nhỏ của Z9 khi không sở hữu phần báng cầm tích hợp

Bên cạnh các vòng xoay được bổ trí ở trước và sau máy, các bề mặt của máy đều được bao phủ bởi rất nhiều nút chức năng. Tất cả chúng đều được bố trí hợp lý và cho phép truy cập trực tiếp vào các cài đặt quan trọng nhất. Ở mặt trên sẽ có màn hình hiển thị trạng thái với đầy đủ các thông tin trực quan. Tất cả các nút nhất và màn hình đều được chiếu sáng khi chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu. Các chức năng mặt định của các vòng xoay và nút ấn đều giúp người dùng thay đổi các thông số nhanh chóng.

Chế độ lấy nét và vùng lấy nét được thay đổi bằng nút chức năng ở mặt trước của máy.  Phân giữa báng tay cầm và ngàm sẽ có 2 nút có thể tùy biến chức năng, với chức năng mặc định là duyệt qua các bảng tùy chọn và cài đặt chế độ cảm biến (FX hay DX). Một điểm khác so với Z9 là Nikon Z8 không có nút xoay tốc độ chụp mà được thay bằng nút ấn, một chi tiết được đánh giá cao vì nó nhanh và chính xác hơn vòng xoay. Nút cân bằng trắng được bố trí ở cụm điều khiển phía trên thay cho nút chế độ flash.

Bên cạnh các vòng xoay được bổ trí ở trước và sau máy, các bề mặt của máy đều được bao phủ bởi rất nhiều nút chức năng

Hầu hết các nút đều có thể được tùy biến để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Nikon Z8 cho phép chuyển đổi giữa nhiều nhóm cài đặt khác nhau chỉ bằng một nút nhất với chế độ “Recall shooting function”. Chế độ này sẽ duyệt qua từng nhóm cài đặt trong Shooting Menu Banks của Z8 với nhiều cấu hinh khác nhau. Tuy nhiên, khá đáng tiếng khi chiếc máy này vẫn không thể tùy biến nút ẩn để chuyển giữa 2 chế độ lấy nét là AF-C và AF-S giống như trên Nikon Z9.

Bên cạnh các nút ấn, hầu hết các điều khiển đều có thể được truy cập bằng màn hình cảm ứng cho phép vận hành nhanh chóng menu i, cũng như điều hưởng và thay đổi thiết lập tùy chọn chính. Là dòng máy chuyên nghiệp, Nikon sở hữu hệ thống menu tùy chọn rất rộng và phức tạp, do vậy người dùng nên tập hợp các cài đặt thường xuyên được sử dụng vào một menu tùy chỉnh cá nhân.

Hầu hết các điều khiển đều có thể được truy cập bằng màn hình cảm ứng

Kính ngắm và màn hình

Nikon Z8 được trang bị kính ngắm có độ phân giải 3.69 triệu điểm ảnh, độ phóng đại 0.8x và hoàn toàn không có hiện tượng chớp đen khi chụp liên tục. Việc chụp liên tục sẽ được báo bằng một khung nhấp nháy trực quan hơn trên khung hình. Kính ngắm hiển thị hình ảnh được xử lý màu sắc và mô phỏng độ phơi sáng trong phạm vi +/- 3 EV, đồng thời xem được độ sâu trường ảnh ở mức khẩu độ tối đa F5.6. Người dùng có thể lựa chọn một số chế độ hiển thị trên kính ngắm bao gồm cả giả lập kính ngắm quang học.

Nikon Z8 được trang bị kính ngắm có độ phân giải 3.69 triệu điểm ảnh

Người dùng có thể chỉ định một nút tùy chỉnh để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị trong kính ngắm. Tính năng này rất hữu ích trong các tình huống có độ tương phản cao như hoàng hôn vì nó cho phép nhìn thấy được các chi tiết trong vùng tối mà các chế độ khác không thể xử lý. Trong khi đó, các nhiếp ảnh gia phong cách có thể lựa chọn xem trước độ sâu trường ảnh với khẩu độ nhỏ. Ngoài ra, kính ngắm cũng có một số trợ năng khác bao gồm cân bằng điện tử, lưới bố cục và biểu đồ lượng sáng.

Nikon Z8 có màn hình phía sau 3.2-inch và có độ phân giải 2.1 triệu điểm ảnh tương tự như Z9

Nikon Z8 có màn hình phía sau 3.2-inch và có độ phân giải 2.1 triệu điểm ảnh tương tự như Z9. Màn hình này có 4 bản lề cho phép lật theo 2 chiều lên và xuống ở 2 định dạng máy ngang và dọc. Đây là một lợi thế so với Z7 II và kiểu màn hình khớp nối này cũng phù hợp để chụp ảnh, hơn là dạng bản lề xoay lật có thể xoay về phía trước để hỗ trợ quay phim.

Khả năng lấy nét

Cải tiến lớn nhất với các máy ảnh không gương lật của Nikon là hệ thống lấy nét tự động phát hiện chủ thể. Hệ thống này trên Nikon Z8 (và Z9) chắc chắn là hệ thống nhận diện tốt nhất của Nikon ở hiện tại. Nó có thể xác định và tập trung cụ thể vào con người, động vật hay phương tiện. Người dùng có thể chỉ định một loại chủ thể cụ thể hoặc để máy ảnh tự động chọn. Hệ thống này rất dễ sử dụng và hoạt động rất tốt.

Cải tiến lớn nhất với các máy ảnh không gương lật của Nikon là hệ thống lấy nét tự động phát hiện chủ thể

Khi chụp ảnh, Nikon Z8 sẽ làm nổi bật chủ thể được phát hiện trong khung hình. Nếu có nhiều đối tượng cùng được phát hiện, bạn có thể dùng cần điều khiển để chuyển đối tượng nhanh chóng và trực quan. Hệ thống sẽ trở về tùy chọn lấy nét thông thường nếu không tìm được đối tượng phù hợp. Bạn có thể thay đổi giữa 3 vùng lấy nét có kích thước khác nhau và đều có thể lấy nét ở bất kỳ đâu trong khung hình. TÍnh năng theo dõi 3D của Nikon cũng được tích hợp để theo dõi các đối tượng mà hệ thống AF không thể tự nhận ra.

Nhờ hệ thống này mà việc chụp ảnh ngay cả trên các ống kính tiêu cự lớn như Nikkor Z 100-400mm F4.5-5.6 VR S đều có hiệu suất lấy nét chuẩn xác rất cao. Dù chủ thể là vận động viên đua xe đạp, chim trời hay máy bay, Nikon Z8 đều lấy nét rất chính xác, dù cho đối tượng có di chuyển nhanh và bất thường. Tuy nhiên, với các đối tượng có kích thước nhỏ trong khung hình, người dùng nên chuyển sang chế độ crop DX để tăng độ chính xác cho hệ thống nhận diện đối tượng.

Nikon Z8 đều lấy nét rất chính xác, dù cho đối tượng có di chuyển nhanh và bất thường

Tất nhiên, hệ thống này thi thoảng vẫn chưa thực sự uy tín. Trong một số trường hợp, Nikon Z8 có thể mất dấu theo dõi vào mắt, hoặc đôi khi bám nét vào bóng phản chiếu của động vật trên mặt nước. Nhưng nhìn chung, hiệu suất hoạt động của hệ thống này trên Z8 vượt xa những gì mà người dùng Nikon đã từng trải nghiệm trước đây.

Hiệu suất hoạt động

Là dòng máy hậu duệ của huyền thoại Nikon D850, Nikon Z8 có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của những nhiếp ảnh gia khó tính một cách rất dễ dàng. Trên thực tế, chiếc máy này phi thường đến mức nó hoàn thành tốt mọi yêu cầu mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì. Khi vận hành, chiếc máy phản hồi rất nhanh và mang đến từng bức ảnh với chất lượng tốt nhất. Việc loại bỏ màn trập cơ học cho phép nó tạo ra tiếng động nào và quan trọng hơn là hiện tượng nghiên màn trập cũng không xuất hiện với các vật thể chuyển động nhanh.

Hệ thống đo sáng trên Nikon Z8 nhìn chung là đáng tin cậy

Hệ thống đo sáng trên Nikon Z8 nhìn chung là đáng tin cậy và bạn có thể áp dụng bù trừ phơi sáng khi cần thiết. Hệ thống các tùy chọn cân bằng trắng có thể hơi khó hiểu và tùy chọn mặc định thường trung hòa quá mức các tông màu mạnh. Nhưng nếu chuyển sang Natural Light Auto, bạn sẽ nhận được những tấm ảnh JPEG nổi bật và nhất quán hơn. Khả năng chụp liên tục của Z8 cực kỳ ấn tượng, nhưng người dùng cần đầu tư loại thẻ CFexpress Type B để có hiệu suất chụp liên tục tốt nhất.

Với dòng thẻ CF Type B, người dùng có thể khai thác sức mạnh của Nikon Z8 ở 20fps với ảnh RAW, hoặc sử dụng định dạng RAW tối ưu để tăng tốc quá trình ghi dữ liệu. Các dòng thẻ XQD và SD sẽ làm chậm tốc độ chụp đi một chút, nhưng vẫn cho phép duy trì tốc độ 20fps trong vài giây trước khi giảm xuống một tốc độ phù hợp. Ngoài ra, việc giảm tốc độ về 10fps hoặc sử dụng chế độ cảm biến APS-C (DX Mode) là lựa chọn hợp lý với hầu hết các loại thẻ có thể sử dụng với chiếc máy này.

Với dòng thẻ CF Type B, người dùng có thể khai thác sức mạnh của Nikon Z8 ở 20fps với ảnh RAW

Mức thợng pin chỉ 340 tấm (chuẩn CIPA) có thể làm người dùng hoài nghi về chất lượng pin, nhưng trong thực tế, chiếc máy này có thể chụp đến hơn 1600 tấm chỉ với một viên pin được sạc đầy mà vẫn còn dư một phần dung lượng nhỏ. Hệ thống ổn định hình ảnh thân máy hoạt động hiệu quả và cho phép chụp ảnh chậm đến 1 giây khi sử dụng ống kính Nikkor Z 24-120 F4 S hoặc nhiều ống kính khác. Nikon Z8 có 2 chế độ ổn định là tiêu chuẩn và thể thao được thiết kế để lia máy với các ống kính tiêu cự lớn.

Chất lượng ảnh RAW từ cảm biến 45.7MP cực kỳ ấn tượng với độ chi tiết tốt và khả năng xử lý nhiễu ở ISO cao tuyệt vời. Dù độ phân giải chỉ xếp sau dòng máy Sony Alpha A7R V 60MP, nhưng hình ảnh từ Nikon Z8 vẫn có thể được in ấn ở kích thước rất lớn. Ở mức ISO thấp, các ảnh RAW có dải nhạy sáng rộng đến mức người dùng có thể điều chỉnh độ sáng ở nhiều vùng sáng tối khác nhau mà không ảnh hưởng đến các chi tiết của các phần còn lại.

Chất lượng quay phim trên Nikon Z8 cũng rất tuyệt vời, thậm chí có thể sử dụng để biên tập ngay mà không cần qua chỉnh sửa. Những đoạn phim này một lần nữa được hưởng lợi từ độ chi tiết ấn tượng và khả năng xử lý màu sắc hấp dẫn của nhà sản xuất. Hệ thống ổn dịnh hỗ trợ loại bỏ các rung động nhỏ và micro tích hợp có chất lượng ghi âm ở mức chất nhận được, nhưng vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn gió khi thu âm ngoài trời.

Khả năng xử lý ISO

Nhờ có cảm biến 45.7 MP, hình ảnh từ Nikon Z8 có độ chi tiết tốt và chỉ đứng sau những dòng máy có cảm biến 61MP. Ở dải ISO 64-1600, hình ảnh hầu như không có nhiễu và người dùng phải phóng lớn mới có thể phát hiện ra sự khác biệt. Bắt đầu từ ISO 6400, các chi tiết nhỏ bắt đầu bị mờ, nhưng tổng thể hình ảnh vẫn giữ được chất lượng tốt. Nhiễu chỉ có tác động thực sự lên hình ảnh ở ISO 25600, và người dùng trên tránh sử dụng 2 mức ISO 51200 và 102400 vì mức độ nhiễu lớn và hình ảnh mất toàn bộ chi tiết vùng tối.

Dưới đây là hình ảnh so sánh độ nhiễu giữa 5 mức ISO là 64, 3200, 12800, 25600 và 51200. Tất cả hình ảnh này đều được phóng lớn 100%. Có thể thấy, các chi tiết nhỏ bị nhiễu và mờ khi tăng mức ISO nhưng hình ảnh vẫn có độ chi tiết rất ấn tượng.

Hình ảnh ở ISO 64 Hình ảnh ở ISO 3200 Hình ảnh ở ISO 12800 Hình ảnh ở ISO 25600 Hình ảnh ở ISO 51200

Tổng kết

Nếu các nhiếp ảnh gia mong muốn tìm kiếm một chiếc máy ảnh mạnh như Nikon Z9 nhưng vẫn phải gọn nhẹ để dễ dàng thao tác, Nikon Z8 sẽ là lựa chọn toàn diện nhất co tất cả các yêu cầu khắt khe nhất từ người dùng. Là một chiếc máy chuyên nghiệp, Nikon Z8 sở hữu đầy đủ các tính năng hiện đại nhất, có hiệu suất hoạt động tốt nhất và có chất lượng hình ảnh sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu chụp ảnh và quay phim được yêu cầu.