Đánh giá Canon R50 – Lựa chọn tối ưu cho người mới bắt đầu?

0
41

Canon EOS R50 là phiên bản nằm trong phân khúc máy ảnh dành cho các nhiếp ảnh gia và vlogger mới nhập môn. Chiếc máy được xem như phiên bản tái sinh của mẫu M50 ngàm RF cùng nhà với nhiều điểm kế thừa và nâng cấp mới đáng chú ý. Bài viết này sẽ đánh giá Canon R50 một cách toàn diện để xem nó có thực sự thân thiện với người dùng hay không.

Đánh giá Canon R50 qua bộ thông số kỹ thuật nổi bật

  • Cảm biến: CMOS APS-C 24.2MP
  • Bộ xử lý hình ảnh: DIGIC X
  • Hỗ trợ định dạng ảnh: C-RAW, HEIF, JPEG, Raw
  • Ngàm tương thích: Canon RF, RF-S
  • Hệ thống lấy nét: Dual Pixel CMOS Autofocus II
  • ISO: 100-32000 (mở rộng 51200)
  • Quay video: 4K/30fps, Full HD 1080p/120fps
  • Màn hình: Màn hình LCD cảm ứng đa góc 1.62 inch
  • Kính ngắm: OLED EVF 0.39 inch, 2.36 triệu điểm
  • Tốc độ màn trập: 1/8000-30 với màn trập điện tử; 1/4000-30
  • với màn trập điện tử phía trước
  • Kết nối: WiFi, Bluetooth, UVC, Ngàm Shoe đa chức năng, micro
  • HDMI, USB-C, Microphone
  • Pin: Canon LP-E17 1040mAh
  • Thẻ nhớ: UHS-I SD
  • Kích thước: 116.3 x 85.5 x 68.8 mm
  • Trọng lượng: 375g (bao gồm pin và thẻ nhớ)

Ưu điểm và nhược điểm của Canon R50

Ưu điểm

Nhược điểm

Trang bị cảm biến CMOS APS-C 24.2MP và bộ xử lý DIGIC X hiện đại Không hỗ trợ quay video 4K/60fps và C-Log
Hệ thống lấy nét tự động nhạy bén với tính năng nhận diện chủ thể Không được trang bị tính năng chống rung trong thân máy
Màn hình LCD và kính ngắm EVF hiển thị rõ nét, trực quan Bộ nhớ đệm nhỏ cản trở việc chụp ảnh liên tục 12fps
Cho phép sử dụng như webcam qua cổng USB Tạo cảm giác cầm nắm hơi cấn tay vì báng cầm hơi nhỏ
Kết nối không dây Bluetooth và Wifi

Đánh giá Canon R50 – Ngôn ngữ thiết kế thân máy

Kiểu dáng nhỏ gọn và di động

Canon luôn được biết đến là một nhà sản xuất thường xuyên cung cấp những mẫu máy ảnh có cấu tạo phần thân máy khá cồng kềnh, bởi điều mà hãng theo đuổi nằm ở hiệu suất và chất lượng hình ảnh. Vì vậy, người dùng chắc chắn sẽ phải bất ngờ khi đánh giá Canon R50 về mặt thiết kế.

Đánh giá Canon R50

Phiên bản này sở hữu thân hình khá nhỏ gọn và nhẹ với kích thước ba chiều là 116 x 86 x 69mm cùng cân nặng 370g (đã bao gồm pin và thẻ nhớ). Kiểu dáng này rất dễ dàng để mang đi khắp mọi nơi, nhưng đồng thời cũng tạo ra một nhược điểm đó là phần tay cầm cũng bị nhỏ đi, khiến việc cầm nắm có phần khó khăn. Vì vậy người dùng buộc phải điều chỉnh góc đặt tay nắm chếch 45 độ để thao tác thuận tiện hơn.

Cấu trúc thân máy hiện đại, bố trí hợp lý

Thân máy Canon R50 được chế tác từ nhựa cao cấp nhẹ và bền bỉ, các góc cạnh cũng bo cong tròn trịa và mềm mại hơn, cho chất lượng hoàn thiện tốt về hình thức. Hãng cũng thực hiện một số thay đổi nhất định để mẫu máy này có thể tương thích với các hệ ngàm lớn hơn, cũng như tách riêng phần bánh xe ra khỏi nút chụp tương tự như những chiếc EOS R khác.

Ngoài ra nếu đánh giá Canon R50 sâu hơn, có thể thấy thiết kế của nó “vay mượn” khá nhiều chi tiết từ người anh em Canon M50, điển hình là bố cục của phần phím phím điều khiển. Theo đó, ở bên trái của mặt trước thân máy được để trống, toàn bộ nút bấm đều tập trung hết về phía bên phải.

Máy ảnh Canon R50

Canon R50 cũng tinh giảm bớt số lượng nút bấm cơ học phía sau để nhường diện tích lớn hơn cho màn hình xoay lật. Chúng gồm có phím điều hướng, chọn vùng AF, khóa phơi sáng cùng các nút chức năng. Ở mặt phía trên thân máy thì có nút chụp, nút quay phim, vòng xoay điều khiển, vòng xoay chế độ, ISO và công tắc nguồn.

Các nút trên cụm phím điều hướng, ISO và quay phim trên Canon R50 có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dùng. Hơn nữa, máy ảnh cũng cung cấp một hệ thống menu cá nhân để lưu trữ các thiết lập thường dùng nhất, giúp người dùng truy cập nhanh chóng trong quá trình sử dụng.

Kính ngắm điện tử EVF

Kính ngắm là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá Canon R50. Đây tiếp tục là một kế thừa từ M50, phiên bản này cũng được trang bị kính ngắm EVF sử dụng tấm nền OLED độ phân giải 2.36 triệu điểm cùng độ phóng đại chỉ 0.59x. Con số này khá nhỏ nếu so sánh với các mẫu khác có cùng cảm biến APS-C.

Đánh giá Canon R50 - Kính ngắm

Một điểm cần lưu ý khác là kính ngắm có phần hơi tối và có thể khiến người dùng gặp khó khăn khi quan sát dưới ánh sáng chói. Nó cũng rất dễ khiến cho bộ điều chỉnh đi-ốp bị va đập nên bạn cần phải thường xuyên kiểm tra thanh trượt nhỏ ngay dưới kính ngắm.

Bên cạnh đó, kính ngắm của EOS R50 vẫn cung cấp những tính năng hữu ích như xem trước màu sắc và độ phơi sáng, cũng như hiển thị các công cụ hỗ trợ như đường lưới, đường cân bằng điện tử, biểu đồ màu sắc,…

Màn hình LCD cảm ứng đa góc

Canon EOS R50 mang đến sự linh hoạt và thuận tiện tối đa cho người dùng trong quá trình chụp ảnh và quay video với màn hình LCD cảm ứng đa góc có kích thước 3 inch cùng độ phân giải 1.62 triệu điểm ảnh. Công nghệ màn hình này cũng tương tự như trên mẫu Canon EOS R8R10.

Đánh giá Canon R50 09 - Màn hình tích hợp hiện đại

Màn hình hiển thị với độ sáng cao, chi tiết tốt và màu sắc trung thực mang lại trải nghiệm quan sát và điều khiển một cách dễ dàng, trực quan. Thiết kế xoay lật linh hoạt tạo điều kiện lý tưởng để ghi lại hình ảnh ở những góc khó, quay vlog hoặc Selfie.

Qua đó có thể đánh giá Canon R50 rất có lợi cho những người mới bắt đầu chưa thành thạo sử dụng các phím chức năng cũng như không có nhiều kinh nghiệm trong việc quay chụp.

Hệ thống cổng kết nối

Về mặt kết nối, nhiều người dùng đánh giá Canon R50 rất tích cực khi cung cấp đầy đủ các cổng thông dụng, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt tuyệt vời. Chẳng hạn như khe cắm USB-C được tích hợp để sạc pin, cổng micro HDMI cho phép người dùng cắm trực tiếp vào màn hình HDR để xem video HDR 10 bit từ máy ảnh hoặc chia sẻ thước phim một cách nhanh chóng.

Đánh giá Canon R50 - Cổng kết nối

Một điểm đáng chú ý là hãng còn trang bị cổng USB 3.2 Gen 2 với ổ cắm Type-C cho R50, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 10Gb/s ấn tượng hơn nhiều phiên bản cùng phân khúc khác. Máy ảnh cũng hỗ trợ giắc cắm cho microphone nhưng lại khá đáng tiếc khi bị thiếu mất kết nối chuyên dụng cho tai nghe. Phần dưới của máy có một khay chứa pin và khe cắm thẻ nhớ SD UHS-I.

Đánh giá Canon R50 về mặt hiệu suất hình ảnh

Tái tạo hình ảnh nổi bật

Tuy sử dụng cảm biến CMOS APS-C 24.2MP có cùng độ phân giải với R10 nhưng khi đánh giá Canon R50 với nó, thì phiên bản này vẫn mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội hơn nhờ được kết hợp với con chip xử lý DIGIC X tiên tiến. Mỗi một khung hình đều có độ sắc nét cao và chi tiết rõ ràng, máy ảnh cũng hỗ trợ ghi ảnh ở định dạng RAW nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho việc chỉnh sửa hậu kỳ.

Đánh giá Canon R50

Canon EOS R50 cũng cung cấp các tùy chọn chụp ảnh HDR và HDR-PQ, giúp hiển thị hình ảnh với dải dynamic range cao hơn trên các thiết bị tương thích với HDR10 như iPhone và iPad Pro. Người dùng cũng có thể lưu ảnh dưới định dạng HEIF (High Efficiency Image Format) 10-bit với chất lượng cao hơn từ tệp RAW.

Máy ảnh có dải ISO tiêu chuẩn 100 – 32000 và có thể mở rộng lên đến 51200. Ở các cài đặt ISO thấp, hình ảnh thường hiển thị với nhiều chi tiết đẹp mắt, màu sắc chính xác và độ tương phản tốt. Và khi làm việc với ISO cao hơn thì phiên bản này vẫn duy trì độ sắc nét, giảm noise tuyệt vời để tái tạo hình ảnh một cách rõ ràng, đáp ứng được các tình huống làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Khả năng chụp liên tục

Khi đánh giá Canon R50 trên phương diện chụp liên tục, chiếc máy này cho thấy sự nổi trội của mình khi đạt tốc độ lên tới 12fps với màn trập cơ và 15fps ở chế độ màn trập điện tử. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý đó là khi sử dụng màn trập điện tử, các đối tượng chuyển động có thể bị biến dạng nếu có quá nhiều chuyển động ngang.

Ngoài ra tuy máy chỉ có thể chụp được tối đa 42 ảnh JPEG trong mỗi lần chụp, nhưng con số này cũng khá phù hợp để bạn có thể kịp thời ghi lại những khoảnh khắc quan trọng.

Hỗ trợ chế độ Advanced A+ nâng cao

Một điểm khiến cho việc đánh giá Canon R50 nhận nhiều phản hồi tốt đó chính là nó được hỗ trợ chế độ A+ Advanced Auto mở rộng, giúp mang lại hình ảnh tuyệt vời ngay cả trong những tình huống khó khăn như cảnh đêm và tình huống ngược sáng.

Hình ảnh từ Canon R50

Điểm đặc biệt của tính năng này là khả năng tự động giảm độ phơi sáng quá mức, nhằm cung cấp những cảnh động hoặc những bức chân dung tươi sáng hơn mà người dùng không cần phải tự điều chỉnh. Đồng thời, nó cũng cho phép nhiếp ảnh gia chụp liên tục và tạo ra những bức ảnh đẹp trong các điều kiện khác nhau như chụp ảnh đêm hoặc chụp ảnh macro với độ sâu trường ảnh sâu hơn.

Hệ thống lấy nét Dual Pixel CMOS AF II

Canon đã rất thành công trong việc cải tiến hiệu suất lấy nét khi trang bị tính năng Dual Pixel CMOS AF II cho R50. Tất nhiên, hệ thống này có cơ chế vận hành tương đối đơn giản và đối với một chiếc máy thuộc phân khúc cho người mới như này thì cũng không có quá nhiều điểm nổi bật như các mẫu cao cấp.

Đánh giá Canon R50 - Hệ thống lấy nét

Nhưng nó vẫn đủ mạnh mẽ kết hợp một loạt các chế độ nhận dạng đối tượng với khả năng theo dõi đáng kinh ngạc. Qua đó việc lấy nét trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, bạn chỉ cần xác định chủ thể chính và máy ảnh sẽ tự động theo dõi và lấy nét trên bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì bạn đã chọn.

Canon EOS R50 có khả năng nhận dạng các đối tượng như con người (qua mắt, mặt và đầu), động vật (đặc biệt là chó, mèo và chim), cũng như các phương tiện di chuyển gồm ô tô, xe đạp thể thao, tàu hỏa.

Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng chế độ “Auto” để máy ảnh tự động lấy nét vào đối tượng đang được quan sát. Tính năng lấy nét của máy ảnh cũng được tối ưu hoá đặc biệt cho việc quay vlog khi ưu tiên lấy nét vào những chủ thể ở gần hơn.

Đánh giá Canon R50 – Khả năng quay video ấn tượng

Đánh giá Canon R50 về khả năng quay video thì phiên bản này cho phép người dùng ghi hình với chất lượng 4K/30fps, lấy mẫu vượt mức 6K. Việc sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến giúp video không bị crop và cung cấp hiệu suất quay chụp tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Đánh giá Canon R50 - Màn hình

R50 cũng là mẫu máy thuộc dòng EOS APS-C đầu tiên của Canon trang bị khả năng quay video 4K mà không cần crop. Hơn nữa, bạn cũng có thể ghi lại các video Full HD chất lượng cao với âm thanh đầy đủ ở tốc độ 60fps. Hoặc quay ở tốc độ khung hình cao lên đến 120fps, tuy nhiên ở chế độ này sẽ không có âm thanh được ghi lại.

Các nhiếp ảnh gia sẽ có những trải nghiệm quay phim tối đa 1 tiếng với Canon R50, khi sử dụng bất kỳ chế độ quay chụp nào. Đây là điểm cái tiến mới khi so với chiếc Canon EOS M50 chỉ cho phép người dùng ghi âm trong vòng nửa giờ.

Hy vọng với bài đánh giá Canon R50 trên đây, người dùng sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn và có được câu trả lời cho những câu hỏi rằng Canon R50 có tốt không?, nên mua Canon R50 hay không?,…