So sánh Autel Evo Lite+ và DJI Air 2S – liệu Autel có lung lay ngôi vương của DJI

0
411

Nếu DJI Air 2S được cộng đồng flycam thế giới đánh giá là sản phẩm ấn tượng với mức giá tốt, thì Autel Evo Lite+ mang đến những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ mà người dùng chưa từng được trải nghiệm trước đó. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức so sánh 2 chiếc flycam quốc dân của 2 thương hiệu này nhé.

So sánh Autel Evo Lite+ và DJI Air 2S

Mức giá

Trong thời điểm nguồn cung các linh kiện khan hiếm, mức giá của Autel Evo Lite+ có phần nhỉnh hơn so với DJI Air 2S, nhưng có thể tăng trong thời gian đến. Tại thời điểm trong bài viết, Lite+ có giá khởi điểm là 1349 USD cho gói tiêu chuẩn (gồm 1 pin và bộ cánh). Người dùng có thể bỏ thêm 300 USD dể sở hữu gói cao cấp với 3 pin, bộ sạc chung, túi đựng và nhiều phụ kiện khác.

Mức giá của Autel Evo Lite+ có phần nhỉnh hơn so với DJI Air 2S

Trong khi đó, vì đã ra mắt sau hơn 1 năm, mức giá của DJI Air 2S cũng đã giảm đi một chút với mức khởi điểm là 999 USD cho bản phổ thông và thêm 300 USD cho bộ phụ kiện bổ sung Combo Fly More đi kèm thêm pin, túi đựng và các phụ kiện khác. Nhìn chung, Lite+ có giá cao hơn khá nhiều so với Air 2S bất kể người dùng mua gói nao, do đó, Air 2S ở hiện tại vẫn là một sự lựa chọn tốt cho người dùng có lượng ngân sách vừa phải.

Thiết kế

Mặc dù cả hai chiếc flycam này trông khá giống nhau về thiết kế và bố cục, nhưng Autel Evo Lite+ có kích thước khi vận hành và khi gập gọn lớn hơn khá nhiều với DJI Air 2S.

Để so sánh, khi mở hết cánh của cả 2 flycam, DJI Air 2S chỉ có kích thước 3 chiều lần lượt là 183 x 253 x 77mm, trong khi Lite+ có kích thước lến đến 427 x 384 x 95mm. Đồng thời, trọng lượng lúc cất cánh của Lite+ lên đến 835g, nhiều hơn so với mức 595g của Air 2S.

Autel Evo Lite+ có kích thước khi vận hành và khi gập gọn lớn hơn khá nhiều với DJI Air 2S

Phần trọng lượng nặng hơn của Lite+ phần lớn đến từ viên pin nhưng cũng giúp thời gian bay lên đến 40 phút so với chỉ 32 phút trên flycam DJI và có khả năng kháng gió tốt hơn. Viên pin lớn cũng cung cấp đủ năng lượng để lên thẳng 120m chỉ trong 15 giây. Cả hai máy bay đều có khả năng tránh chương ngại vật, phạm vi truyền sóng 12km, khả năng ghi hình lên đến 5.4K 30fps. Tuy nhiên, Lite+ có một số cải tiến về chất lượng cảm biến, thấu kính và khả năng xử lý hình ảnh.

Cấu hình camera

Kích thước cảm biến sẽ quyết định đến khả năng thu nhận ánh sáng và cải thiện chất lượng hình ảnh trong nhiều điều kiện. Autel Evo Lite+ và DJI Air 2S đều có cảm biến CMOS 1 inch 20MP (diện tích pixel 2.4 um). Nhưng nếu Air 2S chỉ có khẩu độ cố định F/2.8, Lite+ co thể điều khiển khẩu độ trong khoảng f/2.8 – f/11 tương tự như Mavic 2 Pro.

Điều này cho phép người dùng kiểm soát ảnh sáng tốt hơn mà không cần sử dụng bộ lọc ND hoặc có phạm vi điều chỉnh rộng hơn khi sử dụng bộ lọc ND.

Cả 2 flycam đều có cảm ứng 1-inch, nhưng camera của Lite+ có thể điều khiển được khẩu độ

Trường nhìn của cả 2 cụm camera đều khá giống nhau, với góc nhìn 88 độ trên Air 2S và 82 độ trên Lite+. Tuy nhiên cảm biến của Lite+ có khả năng xử lý nhiễu tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng với mức ISO có thể lên đến 64000, mang dến lợi thế đặc biệt trong việc ghi lại hình ảnh và khả năng nắm bắt màu sắc trung thực hơn trong những tình huống đó. Tuy nhiên, Air 2S lại có thể ghi hình ở định dạng Log phục vụ cho công việc hậu kì tốt hơn, điều mà Autel chưa thể bổ sung cho Lite+ ở hiện tại.

Air 2S lại có thể ghi hình ở định dạng Log phục vụ cho công việc hậu kì tốt hơn

Chế độ quay phim

Mặc dù Lite+ được quản cáo là có thể quay phim ở chế độ 6K, nhưng nó cũng chỉ cung cấp khả năng quay phim với độ phân giai cao nhất tương tự như Air 2S là 5.4K. Ở độ phân giải đó, cả hai flycam có thể quay ở 30fps, 4K 60fps hoặc 1080p 120fps. Tốc độ dữ liệu của Air 2S là 150Mbps và Lite+ là 120Mbps, nhưng hai con số này không đủ tạo ra sự khác biệt đáng kể về cất lượng. Autel hứa hẹn sẽ bổ sung thêm khả năng quay 4K HDR trong tương lai trong khi DJI chưa cung cấp tính năng này.

Nếu Lite+ có thể quay phim ở ISO cao, thì AIr 2S lại quay phim ở chế độ 10-bit

Cả hai flycam hỗ trợ 2 chuẩn mã hóa là H.264 và H.265/HEVC, nhưng Lite+ chỉ đạt mức 8-bit trong khi Air 2S có thể quay Dlog 10-bit. Trong điều kiện thiếu sáng, Air 2S có ISO tối đa là 6400 khi quay phim và giảm xuống 1600 ở chế độ Dlog-M. Trong khi đó, Lite+ vừa có mức ISO tối đa là 6400 vừa có thể nâng ISO lên tối đa 64000 với chế độ xử lý hình ảnh tiên tiến để giảm tác động của nhiễu khi ghi hình ở ISO siêu cao. Ảnh chụp trên Lite+ và Air 2S đều có độ phân giải tối đa như nhau và có thể chụp ở định dạng DNG.

Hiệu năng

Mặc dù tốc độ tối đa của 2 flycam này đều ở mức 19m/s, nhưng Autel Evo Lite+ có sức cản gió lên đến 16.5m/s so với 10.7 m/s của DJI Air 2S. Mức kháng gió này thậm chí còn vượt qua cả Mavic 3 cho thấy mức năng lượng mà Lite+ đã tiêu hao để đạt con số này. Đồng thời, tốc độ lên thẳng của Lite+ đạt 8 m/s, nhanh hơn mức 2 m/s của flycam DJI. Tuy nhiên, mặt trái của điều này là người dùng phải có khả năng xử lý tăng/giảm tốc của Lite+ cần nhiều lực hơn.

utel Evo Lite+ có sức cản gió tốt hơn vượt qua cả Mavic 3

Nhìn chung Lite+ có tốc độ cất cánh và tốc độ bay tốt hơn nhưng Air 2S có khả năng trở về điểm suất phát nhanh hơn. Như đã nói ở trên, viên pin 6175 mAh giúp thời lượng bay của Lite+ đạt 40 phút so với mức pin 3750 mAh chỉ cho phép Air 2S bay trong 31 phút. Nhiều người dùng sẽ cân nhắc việc lái flycam của DJI về sau khoảng 25 phút, trong khi người dùng Autel sẽ có nhiều hơn 10 phút để quay thêm các phân cảnh khác.

Autel sử dụng Skylink với tầm hoạt động xa nhất là 12km, tương tự như con số trên Ocusync 2.0

Về khả năng truyền dẫn, Autel sử dụng Skylink với tầm hoạt động xa nhất là 12km, tương tự như con số trên Ocusync 2.0 của DJI. Tuy nhiên, trần bay cao và khả năng giữ tín hiệu ổn định khi flycam bay lấp sau các tòa nhà của Skylink tốt hơn nhiều so với Ocusync 2.0 khi quay video. Một điểm ấn tượng khác mà Autel đáp ứng được là khả năng truyền tín hiệu độ phân giải cao 2.7K trong bán kính 1km (ngoài bán kính trở về 1080p) trong khi hầu hết các flycam của DJI chỉ đạt mức 1080p hoặc 720p.

Khả năng tránh vật cản và GPS

Hệ thống tránh chướng ngại vật trên cả 2 flycam đều giống nhau với các cảm biến phía trước, phía sau và phía dưới. Riêng Air 2S có cảm biến hướng lên để bay ở những khu vực trong nhà hay có mái che. Dù không thể so sánh với cảm biến trên, nhưng góc nhận diện của cảm biến trước trên Lite+ rộng hơn để có thể quan sát một chút vùng không gian phía trên.

Lite+ có 3 cảm biến trước, sau và dưới bụng nhưng không có cảm biến hướng lến như AIr 2S

Hai chiếc flycam có khả năng tránh chướng ngại vật ở mức tương đối ổn để tránh các tai nạn không đáng có. Nếu Lite+ sẽ ngăn máy bay di chuyển đến chướng ngại vật có thể nguy hiểm, thì Air 2S sẽ tự động chuyển hướng bay trong phạm vi xử lý của nó. Khả năng này sẽ không được kích hoạt ở chế độ thể thao và không hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu. Để hạ cánh ban đêm, cả hai đều có đèn LED chiếu sáng mặt đất phía dưới để các cảm biến có thể nhận biệt không gian phía dưới.

Air 2S có thêm AuirSense để phát thiện các máy bay hoặc trực thăng đang hiện diện trong phạm vi gần đó

Về khả năng xác định vị trí, cả 2 flycam đều sử dụng 3 hệ thống là GPS, GLONASS và Galileo, tuy nhiên Air 2S còn có thêm AuirSense để phát thiện các máy bay hoặc trực thăng đang hiện diện trong phạm vi gần đó.

Đánh giá chung

Autel Evo Lite+ và DJI Air 2S đều là 2 dòng flycam chất lượng và sở hữu chung nhiều thông số ấn tượng. Dù là thương hiệu chưa quá nổi bật so với ông vua DJI, nhưng Lite+ cho thấy nhà sản xuất đã có những tính toán đặc biệt để tạo nên một sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng làm lung lay vị thế độc tôn của những dòng flycam quốc dân đến từ DJI như Air 2S, Mavic 2 Pro hay là cả Mavic 3, đồng thời mang đến một lựa chọn ấn tượng cho sân chơi flycam chuyên nghiệp,