So sánh Sony A7 IV và Canon EOS R6: Đâu là chiếc máy fullframe tầm trung tốt nhất

0
851

Là hai dòng máy hướng đến những người dùng có kinh nghiệm, cả Sony A7IV và Canon EOS R6 đều được trang bị rất nhiều công nghệ hiện dại với chất lượng hình ảnh xuất sắc, khả năng lấy nét tự động rất tốt và có cùng mức giá rất cạnh tranh. Vậy nếu cùng so sánh, đâu sẽ là chiếc máy fullframe tốt nhất danh cho các nhiếp ảnh gia? Hãy cùng Anh Đức thực hiện một bài so sánh những điểm mạnh của chúng để có một đánh giá tổng thể khách quan hơn nhé.

A7IV và R6: Cuộc chiến phân khúc cận cao cấp

Chất lượng hình ảnh

Sự khác biệt dễ thấy nhất giữa 2 chiếc máy này về chất lượng hình ảnh chính là độ phân giải của chúng. Nếu cảm biến trên A7IV lên tới 33MP so với chỉ 20MP trên EOS R6, người dùng dễ dàng nhận ra ảnh trên Sony A7IV sẽ có độ sắc nét hơn nhiều so với đối thủ của mình. Tuy nhiên, vì EOS R6 có kích thước điểm ảnh lớn hơn, nên khả năng xử lý ISO cao sẽ có nhiều lợi thế hơn so với A7IV, dù sự khác biệt này chỉ có thể được nhận thấy khi so sánh ảnh RAW của cả 2 máy.

Chất lượng hình ảnh không có nhiều sự khác biệt

Xét về dải nhạy sáng, hầu như không nhiều sự khác biệt khi các ảnh RAW của cả 2 chiếc máy đều cho phép người dùng xử lý tốt các vùng tối. Tuy nhiên, Canon dường như đã áp dụng các bộ lọc để xử lý chúng, dẫn đến việc các chi tiết nhiễu trong vùng tối của R6 kém sắc nét hơn A7IV. Nhìn chung, chất lượng ảnh JPEG của cả 2 máy đều rất tốt và chất lượng, nhưng chính độ sắc nét nhờ vào cảm biến lớn giúp ảnh của A7IV có lợi thế hơn về độ chi tiết so với R6

Khả năng lấy nét

Sony A7IV và Canon EOS R6 đều là 2 chiếc máy có hệ thống AF rất mạnh mẽ, đơn giản và có thể hoạt động tốt hơn theo điều chỉnh của người dùng. Cả hai máy đều hỗ trợ chế độ theo dõi theo mặt và mắt rất ấn tượng cả khi diện tích xuất hiện của chúng rất nhỏ trong khung hình. Trên cả 2 máy ảnh, người dùng chỉ cần chạm vào màn hình để chỉ định khu vực lấy nét, lấy nét liên tục vào chủ thể hoặc sử dụng cần điều khiển để thay đổi vị trí lấy nét.

Sony A7IV có cách tiếp cận lấy nét nhanh chóng hơn

Tuy nhiên, 2 chiếc máy có cách tiếp cận các tùy chỉnh khác nhau. Nếu EOS R6 buộc người dùng phải tùy chính trong menu tùy chọn để kích hoạt lấy nét mặt và mắt, thì A7IV cho phép truy cập nhanh tùy chọn này trên nút AF-C và lựa chọn chế độ lấy nét người dùng muốn. Cả 2 chiếc máy đều cho phép bạn tùy chỉnh số lượng vùng lấy nét có sẵn. Với các điều kiện lấy nét từ bình thường đến các điều kiện khó khăn hơn, hiệu suất lấy nét của cả 2 chiếc máy đều rất ấn tượng và ổn định.

Khả năng cầm nắm

Xét về mặt thiết kế, Sony A7IV và Canon EOS R6 đều có phần báng cầm tay khá lớn, các vòng xoay cho ngón trỏ và ngón cái cùng với số lượng nút bấm tương đương. Ở phía mặt sau, cả hai máy đều có vòng xoay điều khiển dành cho một chức năng nhất định. Tuy nhiên, trong nhiều khảo sát về người dùng, Canon EOS R6 được đánh giá là có khả năng xử lý rất tốt nhờ vào kích thước lớn, tính đơn giản trong việc bày trí nút bấm và báng cầm sâu giúp khả năng cầm nắm chắc chắn hơn.

Canon EOS R6 có khả năng cầm nắm tốt hơn

Với việc sử dụng nút Quick Menu để truy cập nhanh vào các tùy chọn thông số và thiết lập cơ bản trên màn hình cảm ứng, quy trình làm việc trên R6 trở nên nhanh và đơn giản hơn bao giờ hết. Với A7IV, giao diện của máy có thể hơi phức tạp, nhưng nó cho phép người dùng có thể tùy biến mạnh mẽ tất cả các nút và vòng xoay chức năng có sẵn trên thân máy. Đồng thời, Sony đã tiến hành cải tổ giao diện Menu để chúng trở nên dễ hiểu, dễ nắm bắt và thân thiện với người dùng hơn.

So sánh phần báng cầm của EOS R6 và Sony A7IV

Nói chung, R6 mang lại một trải nghiệm đơn giản nhưng nhanh và hiệu quả hơn so với A7IV, tuy nhiên nếu cần can thiệp sâu hơn vào nhiều chức năng và tùy chỉnh trong máy, lợi thế này nghiên về chiếc máy đến từ Sony. Với một vài thiết lập nhanh, người dùng gần như có thể điều khiển chiếc máy theo đúng ý của mình.

Ống ngắm điện tử và màn hình

Cả hai chiếc máy đều có ống ngắm điện từ OLED 3.69 triệu điểm ảnh, với khả năng hiển thị rất sắc nét, trung thực và có tốc độ quét cao. Các tùy chọn giúp tăng khả năng hiển thị đều ảnh hưởng đến tuổi thọ pin nếu sử dụng chúng. Ống ngắm của A7IV sẽ có độ phòng đại lớn hơn (0.78x so với 0.76x trên R6). Với khoảng cách điểm mắt đều là 23mm, cả hai ống ngắm đều mang lại trải nghiệm tương tự cho người đeo kính.

Cả 2 máy đều có màn hình xoay lật

Với màn hình, cả R6 và A7IV đều có màn hình xoay lật rất tiện dụng cho nhiều trường hợp chụp ảnh khác nhau. Tuy nhiên, màn hình của R6 có 1.62 triệu điểm ảnh sov ưới 1.04 triệu điểm ảnh trên A7IV. Do đó, chất lượng hiển thị trên R6 cũng sẽ nhỉnh hơn so với A7IV khi độ phân giải được tăng lên đến 25%.

Thời lượng pin

Kể từ khi ra mắt viên pin NP-FZ100 16.4Wh, Sony đã xua tan những lo lắng về vấn đề thời lượng pin trên các máy ảnh không gương lật của mình. Với EOS R6, dù đã cố gắng với viên pin LP-E6NH 16Wh, nhưng thời lượng pin trên R6 vẫn chưa thể so sánh với A7IV. Các thử nghiệm theo chuẩn CIPA cho thấy R6 chụp được tối đa 510 tấm sau một lần sạc trong khi Sony có thể đạt mức 580 tấm, trong điều kiệu người dùng chỉ sử dụng màn hình sau.

A7IV có thời lượng pin tốt hơn

Nhìn chung con số này chỉ mang tính lý thuyết bởi người dùng có thể chụp đến cả nghìn tấm với chỉ 1 viên pin. Và như vậy cũng là đủ để chứng minh rằng thời lượng pin không phải là vấn đề lớn với R6 và A7IV. Nếu người dùng thường xuyên quay video và chụp liên tục, cả 2 máy đều cho phép sạc qua cổng USB. Trong khi Sony có thể sạc được với mọi loại sạc, Canon yêu cầu các nguồn sạc phải có dòng điện cao hơn và đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu USB-PD

Chất lượng HDR

Cả Canon và Sony đều cung cấp khả năng chụp ảnh HEIF 10-bit thay vì JPEG 8-bit để có thể ghi lại hình ảnh với dải nhạy sáng tốt hơn để trình diễn trên các màn hình HDR. Canon EOS R6 sẽ chỉ chụp các tệp HDR HEIF và khuyến khích người dùng sử dụng chế độ ưu tiên vùng sáng để giữ chi tiết ở các khu vực này. Đồng thời, Canon cũng áp dụng tiêu chuẩn đường cong PQ của Dolby Vision, HDR 10 và HDR 10+. Và hình ảnh chỉ hiển thị tốt trên các màn hình HDR so với các màn hình SDR thông thường.

Sony A7IV có cho phép chụp ảnh HDR dễ dàng hơn

Ngược lại, Sony cho phép người dùng chụp ảnh HEIF 10bit ở bất kì chế độ màu hay đường cong gamma mà bạn muốn với lựa chọn chế độ 4:2:0 hoặc 4:2:2. Điều này giúp tăng thêm sự linh hoạt những cũng phức tạp hóa quy trình làm việc so với Canon. Qua các thử nghiêm, người dùng A7IV được khuyên nên sử dụng chế độ HLG (*Hybrig Log Gamma) để tăng tính tương thích với các TV HDR mới và các TV chuẩn SDR cũ.

Khả năng chụp liên tục

Dù cả hai chiếc máy đều có tốc độ chụp hình liên tục rất tốt. Tuy nhiên, cả 2 chiếc máy này chỉ phục vụ tốt trên quy mô nhiếp ảnh thể thao và hành động vừa phải vì chúng không thể chụp liên tục với cường độ cao như các thông số kỹ thuật hứa hẹn. EOS R6 có khả năng chụp liên tục 20fps với màn trập điện tử và 12fps với màn trập cơ nếu không bật các tính năng chuyên sâu có thể ảnh hưởng đến tốc độ chụp. Các ảnh RAW của R6 lúc này sẽ bị giảm xuống còn 12bit.

Cả 2 chiếc máy đều có tốc độ chụp liên tục cao

Sony có khả năng chụp liên tục bằng màn trập cơ học lên đến 10fps và sẽ giảm chất lượng ảnh xuống còn 12bit như EOS R6. Tuy nhiên, A7IV có thể duy trì tốc độ này với định dạng RAW nén giúp tạo ra các tệp RAW có kích thước không quá lớn. Tuy nhiên, nếu vẫn giữ nguyên định dạng ảnh và chuyển sang chế độ lấy nét liên tục, con số này sẽ giảm xuống còn 6fps tương tự như trên R6. Nhưng nhìn chung cả 2 con số này không quá chênh lệch và phù hợp với nhiều điều kiện làm việc khác nhau.

Khả năng quay video

Cả hai chiếc máy đều có thể quay 4K60p 10-bit, nhưng sẽ có một chút khác biệt về mặt thiệt lập. Canon EOS R6 cho phép quay ở độ phân giải UHD 4K so với 4K toàn cảm biến, nhưng chất lượng hình ảnh vẫn rất tốt và hiện tượng nghiên mang trập cũng ở mức trung bình. Ngược lại, Sony A7IV cho phép quay 4K tận dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến để có thể nén các khung hình từ 7K về 4K giúp các thước phim có mức độ chi tiết và độ sắc nét rất tuyệt vời.

Video 4K trên Sony A7IV sẽ có chất lượng cao hơn

Tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra với mức 4K30p bởi khi nâng lên 60p, A7IV sẽ áp dụng hệ số crop 1.5 lần khiến cho các góc quay rộng trở nên hẹp hơn đôi chút với mức độ nhiễu cũng cao hơn. Bù lại, hiện tượng nghiên màn trập cũng khá hơn một chút so với Canon. Ngoài ra, R6 cũng hay gặp hiện tượng quá nhiệt khi quay và chỉ giới hạn thời gian quay tối đa 30 phút, thì Sony với cấu trúc máy cho phép tản nhiệt tốt giúp người dùng có thể quay liên tục cho đến khi cạn kiệt năng lượng hoặc hết thẻ nhớ.

Video 4K trên Canon EOS R6 có hệ số crop nhỏ

Khi quay phim, cả hai chiếc máy đều có hệ thống thấy nét làm việc rất tin cậy và hiệu quả như khi dùng dể chụp ảnh. Đồng thời khả năng bám nét liên tục vào chủ thể cũng rất tốt. Khi so sánh về các tính năng quay phim, Sony có lợi thế hơn khi cung cấp nhiều thông tin khi quay và khả năng giảm hiện tượng trượt nét cho các ống kính của Sony. Ngoài ra, A7IV còn có một công tắc chuyển quay/chụp cho phép bạn lựa chọn tùy chọn nào sẽ chỉ xuất hiện trên cả 2 chế độ.

Một chi tiết khác có lợi cho Sony là việc A7IV sử dụng cổng HDMI so với cổng Micro HDMI ít cây hơn. Canon cũng cung cấp nhiều tùy chọn hiển thị đỉnh nét và báo vùng cháy sáng, nhưng số tùy chọn mà R6 có thì ít hơn, nhưng nhìn chung là khá hợp lý.

Khả năng tương thích ống kính

Sony không chỉ là thương hiệu ống kính cho máy ảnh không gương lật hàng đầu thế giới, mà hãng còn biết cách chia sẻ cấu trúc ngàm của mình cho các hãng sản xuất ống kinhsh thứ ba. Kết quả là bên cạnh dàn ống kính chính gốc từ Sony, người dùng có “hằng hà sa số” các lựa chọn khác đến từ Sigma, Tamron, Laowa, Samyang,… và rất nhiều các thương hiệu ống kính đình đám khác với chất lượng và độ hoàn thiện có thể xem là tương đương với ống kính của Sony.

Sony có hệ thống ống kính đa dạng hơn

Trái với sự đa dạng này, Canon EOS R6 hiện chỉ có hơn 10 ống kính thuộc ngàm R và bộ ba ngàm chuyển EF giúp người dùng tận dụng lại tất cả các ống kính EF của Canon và các bên thứ ba. Dù sử dụng qua ngàm chuyển, nhưng chất lượng lấy nét trên các ống kính cũ vẫn rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên, có thể vì hệ thống ngàm RF chưa thể lưu các thông tin về ống kính trên tệp RAW, nên có thể ảnh sẽ gặp quang sai trước khi được xử lý bằng các phần mềm hậu kỳ của Canon.

Cả hai chiếc máy đều có màn thể hiện rất xuất sắc

Kết luận

Sau thành công của A7III, Sony tiếp tục cho ra A7IV như là lời đáp trả cho những sản phẩm như Canon EOS R6, Nikon Z6II hay Panasonic S1 dành cho phân khúc người dùng có kinh nghiệm. Đánh giá qua từng khía cạnh, có thể thấy A7IV vẫn sẽ giữ vững ngôi vương của mình với rất nhiều ưu thế Sony mang lại cho nó. Tuy nhiên, Canon EOS R6 vân sẽ là một đối thủ rất mạnh mẽ trong cả 2 lĩnh vực chụp ảnh và quay phim, đặc biệt là trải nghiệm người dùng của EOS R6 rất xuất sắc.