So sánh Leica SL3 và Sony A7R V – Cuộc đua của hai dòng máy ảnh fullframe độ phân giải cao

0
460

Là hai dòng máy fullframe có độ phân giải cao nhất so với các máy ảnh cùng loại, Leica SL3 và Sony A7R V đều sở hữu những công nghệ tiên tiến và đăng trực của mỗi thương hiệu để mang đến những bức hình có chất lượng tốt và chất lượng cao, mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị trên nhiều khía cạnh. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức so sánh những điểm chính giữa hai chiếc máy này, đặc biệt nếu bạn đang muốn lựa chọn một chiếc máy có độ phân giải cao.

So sánh Leica SL3 và Sony A7R V – Cuộc đua của hai dòng máy ảnh fullframe độ phân giải cao

Cảm biến

Leica SL3 và Sony A7R V đều sở hữu cảm biến BSI CMOS 60MP gần như giống nhau và đều được sản xuất bởi Sony. Do đó, có thể ni chất lượng hình ảnh từ hai chiếc máy này gần tương đương nhau và đều có thể quay phim ở độ phân giải cao. Tuy nhiên, cảm biến trên máy ảnh Sony được đặt trên hệ thống ổn định IBIS với hiệu quả lên đến 8 stops so với chỉ 5 stops trên Leica, đồng thời có thêm tính năng dịch chuyển cảm biến để tạo ảnh độ phân giải cao mà đối thủ không có tính năng tương tự.

Leica sở hữu cảm biến 60MP với công nghệ 3 độ phân giải sử dụng toàn bộ diện tích cảm biến

Về phía Leica, chiếc máy của thương hiệu này có tốc độ chụp liên tục cao hơn là 15fps (với chất lượng ảnh 12-bit, sử dụng màn trập điện tử và khóa nét/khóa sáng từ khung hình đầu tiên), so với chỉ 10fps trên Sony A7R V. Khi chọn lấy nét liên tục, tốc độ chụp liên tục của SL3 sẽ giảm xuống còn 5fps với đủ độ sâu hình ảnh, trong khi Sony vẫn duy trì tốc độ chụp 10fps với tùy chọn RAW nén hoặc JPEG.

Sony A7R V có cảm biến 60MP với hệ thống IBIS lên đến 8 stops

Ngoài ra, nếu Leica SL3 có khả năng chuyển đổi giữa 3 độ phân giải khác nhau là 18MP, 36MP và 60MP sử dụng toàn bộ điểm ảnh từ cảm biến, thì Sony có chế độ Crop Mode với độ phân giải 26MP nhưng sẽ chỉ sử dụng phần diện tích cảm biến tương đương với một cảm biến crop.

Thiết kế thân máy

Leica SL3 và Sony A7R V đều có thiết kế thân máy thân thiện với người dùng, có phần báng cầm sâu, hệ thống các vòng xoay và nút điều khiển được bố trí thuận tiện cho thao tác sử dụng và có thể được tùy biến, và màn hình có thể có thể thay đổi hướng nhìn. Cả hai chiếc máy đều có khả năng kháng bụi và ấm, nhưng máy ảnh của Leica đạt tiêu chuẩn IP54 có thể chống bụi gần như tuyệt dối và kháng tia nước ở nhiều hướng.

Leica SL3 có chuẩn kháng nước IP54 rất ấn tượng

Tuy nhiên, triết lý thiết kế hệ thống điều khiển của hai chiếc máy có sự khác nhau rõ rệt. Sony A7R V có rất nhiều vòng xoay và nút xoay được đặt trên thân máy để người dùng có thể ngay lập tức truy cập vào các chức năng một cách nhanh nhất mà không phải truy cập vào menu chính. Trong khi Leica SL3 đi theo hướng tối giản khi chỉ có các vòng xoay và nút thao tác cơ bản nhất, nhưng tập trung nhiều vào giao diện điều khiển thông minh hơn, gọn gàng hơn có thể được tùy chỉnh.

Khả năng lấy nét

Cả hai máy ảnh đều có tính năng lấy nét theo pha với nhiều chế độ nhận diện thông minh. Tuy nhiên, hệ thống lấy nét trên Sony A7R V được đánh giá cao hơn với nhiều chế độ nhận dạng chủ thế hơn và có hiệu suất lấy nét liên tục được đánh giá rất ấn tượng. Trong khi đó Leica SL3 lần đầu được trang bị tính năng lấy nét theo pha và cung cấp một số tùy chọn nhận dạng chủ thể nhất định bao gồm thân/mắt/mặt của con người và nhận diện động vật (bao gồm chim chóc). Tuy nhiên, hệ thống này cần được thử nghiệm nhiều hơn để kiểm tra hiệu suất hoạt động.

Hệ thống lấy nét trên Sony A7R V được đánh giá cao hơn

Khả năng quay phim

Leica SL3 và Sony A7R V dù không phải là hai chiếc máy ảnh chuyên cho việc quay phim, nhưng vẫn có khả năng quay phim ở độ phân giải tối đa 8K 10-bit và 4K60p. Ở độ phân giải 8K, SL3 đạt tốc độ tối đa 30p với tỉ lệ cắt 1.24x ở cả khung hình UHD và DCI, trong khi A7R V giới hạn ở 24fps với cùng tỉ lệ cắt. Trong khi đó, nếu máy ảnh Sony có thể quay phim 4K sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến (30fps), Leica mẫu khung hình 8K cho độ phân giải này với tỉ lệ cắt từ 1.17 trở đi, bất kể tốc độ khung hình.

Cả hai chiếc máy có khả năng quay phim ở độ phân giải tối đa 8K 10-bit và 4K60p

Màn hình và kính ngắm

Là hai dòng máy thuộc phân khúc cao cấp, cả Sony và Leica đều trang bị kính ngắm điện tử độ phân giải cao và màn hình cảm ứng cho máy ảnh với chất lượng cao nhất của nhà sản xuất. Tuy nhiên, một lần nữa Sony A7R V vượt trội hơn rất nhiều với kính ngắm 9.44 triệu điểm ảnh (0.9x), trong khi con số này trên Leica SL3 chỉ là 5.76 triệu điểm ảnh (0.76x). Ngoài ra, màn hình trên A7R V có 2 cơ cấu xoay lật và lật nghiên rất linh hoạt và tiện lợi, thì SL3 chỉ có màn lật nghiên thông thường.

Màn hình và kính ngắm trên Sony A7R V vượt trội hơn rất nhiều

Hệ thống ống kính

Tuy thuộc hai hệ ngàm khác nhau, nhưng cả hai dòng máy này đều có số lượng ống kính rất dồi dào không chỉ đến từ các ống kính chính hãng, mà còn đến từ các bên thứ ba. Leica SL3 với hệ ngàm L có thể sử dụng ống kính lấy nét tự động và lấy nét thủ công từ Leica, mà còn từ các thành viên thuộc liên minh ngàm L như Panasonic và Sigma. Trong khi với Sony A7R V, người dùng có vô số lựa chọn từ ống kính Sony E-Mount hoặc từ các thương hiệu khác như Sigma, Tokina, Tamron, Samyang, v.v.

Cả hai dòng máy này đều có số lượng ống kính rất dồi dào

Mức giá

Leica SL3 và Sony A7R V đều là hai máy ảnh fullframe thuộc phân khúc cao cấp và đòi hỏi người mua một khoảng đầu tư lớn. Tuy nhiên, các máy ảnh Leica luôn có mức giá cao hơn rất nhiều so với phần lớn các máy ảnh cùng phân khúc. Cụ thể, Leica SL3 có mức giá khởi điểm lên đến 6995 USD, cao gần gấp đôi so với mức giá hiện của Sony A7R V là 3898 USD. Tuy thuộc vào nhu cầu sử dụng, sự yêu thích về chất ảnh, hiệu suất hệ thống lấy nét và nhiều tiêu chí khác mà người dùng có thể lựa chọn một chiếc máy phù hợp cho mình.