Quay phim Proxy trong thân máy: Giải pháp mới cho các nhà quay phim

0
713

Với những nhà quay phim chuyên nghiệp, quay proxy trong máy đang dần trở thành một khái niệm không thể thiếu nhằm tối ưu quy trình quay phim. Đó là tính năng được bổ sung vào rất nhiều các dòng máy ảnh không gương lật ngày nay và nếu được tận dụng tốt, nó có thể giúp công việc quay phim trở nên “dễ dàng” hơn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn xung quanh vấn đề biên tập. Hãy cùng Anh Đức tìm hiểu thực tế về quay phim Proxy trong máy và ứng dụng của nó trong công việc quay phim.

Proxy trong máy quay phim - xu thế mới của máy ảnh mirrorless

Proxy là gì?

Proxy là một phiên bản xem trước của một đoạn phim có độ phân giải cao được chình trình chiếu ở độ phân giải thấp để giúp chiếc máy tính của bạn dễ biên tập hơn cũng như việc xem lại sẽ trơn tru hơn. Theo Sony cho hay, việc sử dụng proxy sẽ tốn ít tài nguyên hơn nhiều, và điều này hoàn toàn thuận tiện cho việc biên tập, chỉnh sửa cũng như đánh dấu thoải mái hơn . Ngày nay, hầu hết các phần mềm biên tập đều có thể tự tạo tệp proxy từ phiên bản gốc của nó.

Nhờ proxy mà quá trình biên tập các tệp có độ phân giải lớn dễ dàng hơn

Tại sao nên dùng Proxy?

Chúng ta có thể giải thích vấn đề này một cách ngắn gọn như sau. Nếu máy tính của bạn gặp khó khăn trong việc phát lại một đoạn phim quay từ máy ảnh mirrorless, thì sự cố này có thể không đến từ máy tính, mà đến từ codec. Hầu hết các máy ảnh hiện nay sử dụng codec h.264 và h.265. Mặc dù những codec này cho phép bạn quay phim chất lượng cao, song tính nén dữ liệu của nó là điểm trừ lớn đối với máy tính, đặc biệt là H.265 – một codec có độ nén rất cao.

H.264 và H.265 là các codec cơ bản nhưng quá trình xử lý sẽ tốn thời gian

Một codec có độ nén cao bao nhiêu, thì máy tính sẽ gặp nhiều khó khăn khi giải nén nó, đặc biệt là nếu bạn quay ở độ phân giải cao như 4K. Đó là một phần lý do vì sao các nhà quay phim chuyên nghiệp lại sử dụng codec khác như ProRes hay Blackmagic RAW. Các codec này dù sẽ khiến dung lượng tệp lớn hơn do ít nén hơn, nhưng nó hỗ trợ cho các phần mềm biên tập phi tuyến tính để phát lại các đoạn phim RAW 4K tốt hơn thay vì phải giải nén tệp 4K h.264 trước.

Khi quay phim, khả năng lưu trữ và xử lý nhiệt là 2 thứ được quan tâm nhiều nhất

Các nhà sản xuất máy ảnh sử dụng các codec nén chủ yếu bởi 2 lí do: tối ưu không gian lưu trữ và công suất xử lý/tản nhiệt cho máy. Gần đây, khi các nhà sản xuất đẩy giới hạn thiết kế của máy lên rất cao, chúng ta đã thấy rất nhiều mặt trái của nó như Canon R5 mắc lỗi quá nhiệt khi quay ở độ phân giải cao lúc mới phát hành. Do đó, họ đã phải bổ sung phiên bản R5C với quạt tản nhiệt chủ động để có khả năng làm mát tốt hơn, khắc phục sự cố quá nhiệt.

Nói về không gian lưu trữ, nếu quay bằng codec h.264 và h.265, bạn sẽ có tốc độ ghi dữ liệu vào thẻ từ 50MB/s đến 600MB/s. Nhưng với chuẩn RAW hay ProRes, tốc độ ghi sẽ khủng hơn rất nhiều. Cụ thể 8K RAW trên Canon R5 sẽ có tốc độ ghi lên đến 2600 MB/s, có nghĩa là bạn sẽ sử dụng hết 1 chiếc thẻ với dung lượng 128GB chỉ trong khoảng 6 phút hoặc ngắn hơn.

Khi quay phim RAW hay ProRes, luôn ghi dữ liệu sẽ vô cùng lớn

Với những người quay phim cưới, tùy thuộc vào thời gian và nội dung quay phim mà họ có thể tiêu tốn đến 10TB dữ liệu nếu sử dụng nhiều máy quay. Những con số như vậy là hợp lý với các nhà sản xuất nội dung sáng tạo hoặc thương mại, hoặc sử dụng các dòng máy quay tốc độ cao. Nhưng với những nhà sáng tạo nội dung độc lập hoặc về thương mại với quy mô vừa và nhỏ, xử lý các tập tin như vậy là điều hoàn toàn không thực tế.

Với những nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ, việc xử lý các tệp lớn là điều khó có thể làm được

Và do đó, chuẩn codec h.264 và h.265 cho thấy nó có ý nghĩa rất lớn với nhiều nhà quay phim, nhưng điều đó không có nghĩa là việc biên tập và hậu kì trở nên dễ hơn. Nếu bạn quay bằng các chuẩn nén, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn khi biên tập. Tất nhiên các bên phần mềm như Adobe hay Apple đã có nhiều cải tiến để tăng tốc giải mã cho 2 codec nén, nhưng không phải lúc nào chúng cũng đạt trạng thái hiệu quả nhất.

Quay trở lại với việc tạo proxy, đây cũng là một quy trình tốn kha khá thời gian. Thậm chí, nhiều tệp proxy được tạo lại có độ phân giải quá thấp để biết được đoạn phim có lấy nét chính xác hay không. Với một ngành công nghiệp mà thời gian được coi là tiền bạc, thì việc được bổ sung tính năng proxy vào trong máy quay là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải máy ảnh nào cũng được trang bị tính năng này, và chúng sẽ có sự giới hạn về độ phân giải hay tốc độ khung hình.

Hiện tại chỉ có môt số dòng máy được hỗ trợ Proxy

Ở hiện tại, Nikon đã cung cấp bản firmware v2 có bổ sung proxy cho Z9, nhưng sẽ chỉ ghi ở tệp RAW. Trong khi Canon cũng tương tự như vậy, thì Fujifilm và Panasonic vẫn chưa có tính năng trên. Bù lại, Sony cung cấp tính năng này 1 cách hoàn hảo và bạn nên sử dụng nó nếu quay phim trên Sony.

Sản xuất Proxy trong máy

Cho đến nay thì Sony vẫn là thương hiệu cung cấp tính năng tạo proxy trong máy tại thời điểm bài viết này được soạn. Hãng cho phép các tùy chọn proxy cho các đoạn phim 8-bit và 10-bit với độ phân giải lên đến 1080p. Các tệp proxy của Sony vẫn sẽ ở tiêu chuẩn codec nén nhưng có dung lượng tệp nhỏ hơn đáng kể (tốc độ ghi ước chừng vào 6MB/s đến 16MB/s) và vì độ phân giải proxy chỉ là 720p và 1080p, bạn có thể mang chúng lên máy tính để biên tập dễ dàng.

Sony A7S III cùng với A1 và A7 IV đều có tính năng ghi proxy trong máy

Các proxy được giới thiệu cho các dòng máy A7SIII, A7IV và A1 đã thay đổi hoàn toàn quy trình làm việc. Với tệp proxy 10-bit 1080p, tệp quay vẫn có đủ độ phân giải và độ sâu màu để kiểm tra nét và thực hiện chỉnh sửa màu, và thậm chí có thể xuất thẳng tệp proxy làm sản phẩm, dù chúng tôi không khuyến khích làm điều này vì chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu. Với proxy, việc truyền file đến những nhà biên tập ở xa cũng nhanh chóng hơn để họ có thể bắt đầu công việc ngay lập tức.

Nhờ có proxy trong máy và việc biên tập và truyền tệp đi xa nhanh hơn rất nhiều

Với proxy, bạn sẽ không còn phải chờ đợi qua một đêm để tải lên hết số cảnh quay và chờ người khác tải xuống lại, đồng thời cũng không còn mất thời gian tạo proxy trên máy tính. Và khi áp dụng công nghệ này trên thực tế, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xử lý và biên tập, chính các nhà biên tập cũng không còn chịu áp lực về việc mua những chiếc card độ họa mạnh hơn mà chỉ cần làm việc trên phần cứng sẵn có của mình.

Giải pháp tốt cần được mở rộng

Những giải thích ở trên có thể cho bạn thấy proxy thực sự có ích thế nào, nhưng thực sự là trải nghiệm này vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Với những chiếc máy như A1, Sony không hỗ trợ proxy cho chuẩn độ phân giải 8K 24p hoặc 4K 120p, được cho là những định dạng video cần proxy nhất. Ngoài ra, do việc tạo proxy còn có nhiều vấn đề khác, nhiều phần mềm biên tập có thể không cho phép bạn liên kết các proxy lại với nhau, và người dùng sẽ phải sử dụng thêm các phần mềm khác như Bulk Rename Utility hay tính năng đổi tên trên MacOS.

Dù có nhiều lợi thế, xong chưa nhiều người quen với cách proxy trong máy ảnh hoạt động

Tuy nhiên, nếu bỏ qua các vấn đề trên, tính năng tạo proxy trong máy đã thực sự thay đổi và tăng tốc quy trình biên tập và xử lý video. Các nhà sản xuất có thể tiết kiệm thời gian và nhanh chóng hoàn trả sản phẩm cho khách hàng của mình. Do đó, nếu người dùng có nhu cầu nghiêm túc với proxy, người dùng nên mua những dòng máy có sẵn tính năng tạo proxy.

Hy vọng trong tương lai, các máy ảnh cao cấp sẽ có thêm tính nâng này

Với những nhà sản xuất máy ảnh, chúng ta đều đánh giá cao nỗ lực để gia tăng chất lượng tệp quay trong thời gian gần đây. Việc bổ sung thêm tùy chọn RAW, nhiều tùy chọn codec mới và độ sâu màu tốt hơn là những điều được người dùng hoang nghênh. Nhưng việc có thêm tính năng tạo proxy chắc chắn sẽ là thứ rất quang trọng được nhiều người dùng đánh giá cao nếu được bổ sung vào những chiếc máy ảnh có tính năng quay phim chuyên nghiệp như Canon R5 và Panasonic S1.