07 Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ dành cho người mới

0
5201

Việc mua được một chiếc máy mới là một điều rất tuyệt vời, nhưng nếu bạn không đủ hầu bao và cũng chưa có kinh nghiệm mua máy ảnh cũ, chúng ta sẽ thắc mắc liệu có nên mua máy ảnh cũ không? Nên mua máy ảnh cũ bao nhiêu shot? Để hỗ trợ bạn đọc tìm được một chiếc máy ứng ý, Anh Đức xin chia sẻ những kinh nghiệm mua máy ảnh cũ mà bạn đọc cần nắm chắc để mua được một chiếc máy phù hợp và chất lượng.

Kinh nghiệm mua máy ảnh cũ mà bạn phải biết

Kiểm tra thông tin người bán

Ngày nay việc mua máy ảnh cũ chất lượng đã không còn là điều gì quá khó khăn. Bên cạnh những cửa hàng bán máy ảnh uy tín tại thành phố bạn sinh sống, bạn còn có thể mua máy ảnh cũ tại các cửa hàng trên các mạng xã hội, thường chủ yếu là Facebook. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với các cửa hàng để nắm bắt các dòng máy ảnh cũ đang được bán, mức giá và một số thông tin liên quan như số shot đã chụp, ngoại hình và xuất xứ của máy.

Bạn có thể trao đổi trực tiếp với các cửa hàng để có sự lựa chọn tốt nhất

Tuy nhiên, vì có rất nhiều trang và hội nhóm bán máy ảnh cũ xuất hiện trên mạng xã hội và hầu hết các nhóm đều rất ít được xác thực. Do vậy, bạn đọc nên cẩn trọng khi lựa chọn người bán, nhắm tránh tình trạng thông tin sai hoặc người bán có dấu hiệu lừa đảo. Từ kinh nghiệm mua máy ảnh cũ trước đây, bạn đọc nên yêu cầu được kiểm tra máy ảnh cũ trực tiếp hoặc thông qua các hình thức trao đổi thông tin trực tuyến để đảm bảo tính xác thực của thông tin, và đặc biệt là kiểm tra việc bảo quản máy.

Kiếm tra các thông tin bảo hành

Sau khi đã chắc chắn về phía người bán, bạn hãy kiểm tra thông tin bảo hành nếu có và nó cũng ảnh hưởng đến giá cả của chiếc máy ảnh cũ bạn muốn sở hữu. Hầu hết các máy ảnh cũ có mức giá tốt đều đã qua thời hạn bảo hành, thường chỉ từ 1 đến 2 năm tùy thuộc vào nhà sản xuất. Do đó, việc mua bảo hành máy ảnh sẽ phụ thuộc vào uy tín của người bán. Hầu hết các người bán uy tín cho phép bạn dùng thử trong và có thể đổi trả máy ảnh trong thời gian ngắn sử dụng, do vậy mà bạn có thể yên tâm khi mua máy.

Bạn nên kiểm tra các thông tin bảo hành nếu có

Kiểm tra số shot đã chụp

Một trong số những yếu tố để đánh giá chất lượng máy ảnh cũ nằm ở số shot mà người sở hữu trước đó đã chụp bởi một số thành phần như màn trập đều là các bộ phận cơ học và chúng cũng sẽ có hao tổn sau một số lần chụp nhất định. Do đó, có thể xem số shot như là 1 tiêu chí để đánh giá chất lượng máy. Tuy nhiên, các máy ảnh đều có hệ thống cơ học có độ bền cao nên một chiếc máy ảnh sản xuất từ cách đó 10 năm vẫn có thể chụp ảnh tốt.

Số shot mà chiếc máy đã chụp là một yếu tố đánh giá máy ảnh cũ

Với những dòng máy DSLR, tuổi thọ màn trập của nó thường là 150.000 – 400.000 lần liên tục. Nếu chiếc máy ảnh bạn test đã gần tới con số giới hạn này thì đương nhiên bạn không nên mua nó. Và lời khuyên với những ai mới chơi máy ảnh thì nên chọn máy có số shots dưới 20.000 hoặc 30.000. Còn đối với những người dùng đã có kinh nghiệm sử dụng máy ảnh, thì mức 100.000 shhot không còn là con số quá lo ngại.

Để chắc chắn sở hữu một máy ảnh cũ chất lượng tốt, bạn nên yêu cầu được biết về số shot đã chụp của chiếc máy và điều kiện chụp trước đây (chụp liên tục với cường độ cao hay chụp ảnh thông thường). Một số người bán có thể cho bạn biết các thông tin này, tuy nhiên với nhiều máy ảnh cũ được bán không rõ thông tin, bạn có thể tải xuống và sử dụng một số công cụ kiểm tra số shot đã chụp như ShutterCount hoặc Free Shutter Count và nhiều phần mềm khác cho các hệ điều hành Windows và Mac

Bạn có thể kiểm tra số ảnh chụp nhiều phần mềm khác nhau

Kiểm tra ngoại hình máy

Khi mua những máy ảnh cũ, điều đầu tiên mà bạn đọc sẽ để ý chính là ngoại hình của chiếc máy. Việc một chiếc máy có ngoại hình còn mới đẹp hay có những chi tiết không mong muốn phản ánh điều kiện làm việc và bảo quản trước đây của nó. Một chiếc máy ảnh và ống kính được bảo quản tốt khi sử dụng, không có dấu hiệu va chạm hay sửa chữa sẽ có vẻ ngoài nguyên vẹn hơn và thu hút người mua hơn với mức giá tương xứng.

Một số chiếc máy cũ nhưng vẫn có ngoại hình tương đói mới

Khi tìm hiểu các máy ảnh cũ, bạn đọc nên kiểm tra các chi tiết của máy một cách bao quát từ bên ngoài đến các chi tiết nhỏ nhất. Theo thứ tự này, bạn có thể kiểm tra các vị trí như xung quanh thân máy, đáy máy (vị trí các ống văn và ốc chân máy), phần ngàm, kính ngắm. Sau đó lần lượt kiểm tra các nút chức năng, vòng xoay, khe thẻ nhớ, khe pin, màn hình lật,… và nhiều chi tiết khác. Riêng phần ngàm, bạn nên kiểm tra các chân tiếp xúc để tránh các chân bị bẩn dẫn đến tiếp xúc với ống kính bị kém, làm máy ảnh không thể nhận diện ống kính.

Với các máy ảnh DSLR, phần gương lật luôn phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Nếu gương bị trầy xước, rớt ra ngoài hoặc đã qua sửa chữa sẽ làm hình ảnh trong ống ngắm bị mờ nhọe, hoặc có thể xuất hiện bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nét của máy. Nếu máy ảnh có màn hình xoay lật hoặc lật ra, hãy kiểm tra các góc của màn hình để đảm bảo việc thao tác xoay lật trơn tru và linh hoạt.

Kiểm tra phần gương lật với các máy ảnh DSLR

Khi kiểm tra ống kính máy ảnh, bạn đọc có thể tham khảo ngoại hình tổng thể của ống kính trước, xem xét liệu nó có trầy trước hay các chỉ báo khẩu độ và tiêu cự có được rõ ràng hay không. Sau đó bạn có thể  lần lượt vặn các vòng thu phóng, vòng lấy nét tay, kiểm tra phần ngàm và các điểm tiếp xúc của ống kính để chắc chắn nó không bị trầy hay biến mất. Ngoài ra, bạn có thể rọi ánh sáng từ đèn flash vào thấu kính để kiểm tra liệu các thấu kính có bị trầy, bụi hay mốc rễ.

Kiểm tra hoạt động máy

Sau khi kiểm tra hình thức bên ngoài của máy, bạn hãy lắp pin và thẻ nhớ, sau đó bật máy và tiến hành một số thao tác quay và chụp cơ bản. Lúc này bạn cũng có thể kiểm tra xem màn hình có hiện thị tốt hay gặp một số tình trạng như màn bị loang màu hay tối góc, và kiểm tra xem mỗi ảnh được chụp và các đoạn phim có được ghi lại vào thẻ nhớ hay không, khả năng thu âm và loa của máy ảnh có hoạt động tốt hay không. Thông thường, các chức năng cơ bản trên máy ảnh cũ đều hoạt động tương đối ổn định.

Bạn nên kiểm tra một số tính năng cơ bảng của chiếc máy

Người dùng cũng có thể chụp liên tục (ở tốc độ chậm) để kiểm tra hoạt động liên tục của máy/ THêm vào đó, bạn cũng nên kiểm tra thêm đèn flash cóc  trên máy (thường chỉ có trên các máy ảnh APS-C) và hoạt động của hotshoe bằng việc kiểm tra đèn flash. Ngoài ra, các cổng kết nối ở phía bên phải và cả kết nối không dây cũng nên được kiểm tra cẩn thận trước khi quyết định.

Kiểm tra các phím chức năng cơ bản

Trong quá trình chụp thử máy ảnh, bạn hãy kiểm tra các vòng xoay và các nút chức năng trên máy để chắc chắn rằng chúng hoạt động tốt và nhạy thông qua một số thao tác như điều chỉnh thông số và di chuyển các mục trong menu, tránh trường hợp các nút không thực sự hoạt động. Bên cạnh đó, nếu máy ảnh cũ của bạn có màn hình cảm ứng, hãy thực hiện các thao tác như chọn điểm lấy nét, chọn một số tùy chọn trên màn hình và điều hướng để chắc chắn màn hình cảm ứng hoạt động tốt.

Kiểm tra kĩ các nút chức năng và vòng xoay trên máy ảnh

Một số vị trí bạn nên kiểm tra kĩ như vòng xoay chế độ, các vòng xoay thông số ở mặt trên, mặt trước và mặt sau của máy và nút chụp. Trên ống kính, hãy điểm tra khả năng lấy nét của ống kính bằng việc lấy nét tự động và lấy nét thủ công. Với các ống kính có thêm vòng khẩu độ và một số nút chức năng (giữ nét hoặc để tùy biến), bạn có thể kiểm tra chúng thông qua các thay đổi tương quan trên màn hình.

Nếu quá trình hoạt động của ống kính xảy ra các sự cố thường được máy ảnh báo lỗi cụ thể, hãy liên hệ các bên bán hàng để bảo hành và thay đổi. Một số hiện tượng có thể xảy ra như hệ thống lấy nét phát tiếng kêu lớn, vòng khẩu độ không thể thay đổi giá trị trên màn hình, ống kính bị lệch nét và một số các lỗi phức tạp khác cần thời gian kiểm nghiệm dài hơn.

Nếu xảy ra lỗi vận hành, hãy báo cáo cho người bán để có các biện pháp xử lý

Kiểm tra cảm biến

Cảm biến là trái tim của một chiếc máy ảnh, là bộ phận quan trọng mà người dùng mua sắm máy ảnh cũ đều rất quan tâm. Để kiểm tra xem cảm biến máy ảnh có nguyên vẹn hay không, bạn có thể tháo ống kính khỏi máy và kiểm tra ở trong không gian sạch sẽ. Với các máy ảnh DSLR, trong máy sẽ có tùy chòn để lật gương lật và màn trập, trong khi các máy ảnh không gương lật đều mở màn trập (trừ một số máy ảnh có tính năng tự đống màn trập khi tháo ống kính sẽ có một tùy chọn riêng). Lúc này bạn sẽ nên kiểm tra thông qua 2 bước.

Kiểm tra bề ngoài: Khi thấy được cảm biến, bạn nên kiểm tra xem trên mặt cảm biến có bụi hay bất kì dị vật nào không. Một số trường hợp xấu có thể xảy ra là việc cảm biến có một vài vết xước hay lớp loang do một số sự cố nào đó từ người dùng trước. Trên lý thuyết thì cảm biến máy ảnh sẽ được phủ một lớp bảo vệ ở trên để tránh một số dị vật không đáng có có thể ảnh hưởng đến cảm biến. Tuy nhiên, khi gặp được các máy ảnh thế này, bạn nên cân nhắc lựa chọn dù mức giá của chiếc máy sẽ rất tốt với người mua.

Kiểm tra chất lượng ảnh. Một số máy ảnh có tuổi đời cao hoặc các máy ảnh gần đây có cường độ sử dụng cao sẽ xuất hiện hiện tượng chết điểm ảnh hoặc điểm ảnh nóng. Các điểm ảnh chết thường sẽ không thu nhận được ánh sáng và không thể hiện màu sắc trên bức ảnh, trong khi các điểm ảnh nóng thường sẽ có màu sắc đặc biệt so với vùng xung quanh.

Để kiểm tra hiện tượng này, ngoài việc kiểm tra thủ công sẽ khá mất thời gian, bạn có thể tiến hành 2 bước sau. Thứ nhất, tháo ống kính, đạy nắp che của máy, chụp tấm ảnh đầu tiên ở mức ISO 400 và tốc độ màn trập 10s. Nếu ảnh có đốm trắng hoặc 1 vế lạ chứng tỏ cảm biến có bụi hoặc bị xước. Tấm ảnh chụp chứ 2 sẽ thiết lập ở ISO thấp nhất với tốc độ màn trập 1/20s. Nếu hình ảnh phát hiện có các chấm xanh đỏ thì đó là điểm ảnh chết. Số điểm này còn nhiều thì cảm biến đã thực sự lão hóa và bạn không nên chọn nó.

Trên đây là 7 cách kiểm tra máy ảnh cũ để bạn đọc tham khảo và dự đoán tình trạng máy có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều phương pháp khác để kiểm tra máy ảnh cũ, nhưng Anh Đức hy vọng những cách ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và gia tăng kinh nghiệm mua máy ảnh cũ của bạn đọc.