Khi người dùng máy ảnh Sony APS-C luôn khao khát có một ống kính góc rộng chất lượng, Sony đã giải tỏa ngay “cơn khát” với ống kính mới Sony E PZ 10-20mm F4 G – ống kính zoom điện phù hợp cho cả việc chụp ảnh và quay phim. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức đánh giá chât lượng tổng thể của ống kính này. Trước hết, hãy cùng điểm qua một số thông số lý thuyết của ống kính này.
Thông số nổi bật
- Đường kính bộ lọc: 62mm
- Cấu trúc quang học: 11 thấu kính chia thành 8 nhóm, gồm 3 thấu kính phi cầu, 2 thấu kính tán sắc thấp và 1 thấu kính phi cầu tán sắc thấp.
- Số lá khẩu: 7
- Khoảng lấy nét gần nhất: 13cm (ở 10mm) và 17cm (ở 20mm)
- Dải khẩu độ: F4-F22
- Trọng lượng; 178g
- Loại ngàm: Sony E APS-C
- Kích thước: đường kính 70mm, chiều dài 50mm.
Giới thiệu
Dù là một ống kính nhỏ gọn nhưng Sony E PZ 10-20mm F4 vẫn có hệ quang học phức tạp với 11 thấu kính chia thành 8 trong. Trong số đó, Sony cung cấp 2 thấu kính tắn sắc thấp để giảm thiểu quang sai màu. Ngoài ra còn có 3 thấu kính phi cầu là một thấu kính phi cầu tán sắc thấp để triệt tiêu các hiệu tượng méo hình và lệch điểm nét dể mang đến hình ảnh sắt nét trên toàn khung hình.
Cả 2 cơ chế lấy nét và thu phóng được điều khiển bằng điện tử thay vì cơ học, và thiết kế này gần như dành riêng cho các nhu cầu quay video. Sony cho hay hiện tượng ống kính thở khi lấy nét đã dược giảm thiểu đáng kể, qua đó giúp ống kính giữ tiêu điểm vào đối tượng khi thu phóng hoặc lấy nét ở trọng tâm một cách chính xác. Thêm vào đó, cơ chế lấy nét và thu phóng đều được đặt trong ống kính giúp cho việc cân chỉnh trên các gimbal dễ dàng hơn.
Phần ngàm của Sony E PZ 10-20mm F4 được bao phủ bởi một kết cấu chống chịu thời tiết với các miếng đệm ở xung quanh ngàm, các thấu kính phía trước và các vị trí điều khiển. Ống kính đi kèm với một loa che nắng khi chụp ảnh. Mặc dù có góc nhìn rộng nhưng ống kính sử dụng bộ lọc đường kính 62mm, tạo điều kiện cho người dùng có thể mua bộ lọc giá tốt. Dù là ống kính dành cho cảm biến APS-C, người dùng vẫn có thể sử dụng trên máy ảnh fullframe khi chiếc máy sẽ chuyển về chế độ APS-C/ Super 35mm và chụp ảnh ở độ phân giải tương ứng.
Độ hoàn thiện và khả năng cầm nắm
Với chiều dài chỉ 50mm, đường kính lớn nhất 70mm và trọng lượng gần 180g, Sony E PZ 10-40mm F4 rất là nhỏ và nhẹ. Thậm chí nó còn nhỏ hơn đến 9mm và nhẹ hơn 47g so với ống kính cũng gọn hơn trước đó là 10-18mm.
So với một ống kính fullframe là FE PZ 16-35mm F4, nó chỉ nặng khoảng 1 nửa, mang đến nhiều lợi thế về khả năng di động và linh hoạt khi sử dụng, phù hợp với các thân máy nhỏ gọn như ZV-E10 hoặc A6000, vốn không có nhiều lựa chọn cho ống kính zoom gọn nhẹ.
Trái nghiệm ống kính này trên chiếc máy quốc dân Sony A6000 cho thấy ống kính thực sự vừa vặn với một thân máy nhỏ, mang đến cho người dùng một bộ máy ảnh nhẹ và dể di chuyển. Khi lắp nó trên cá máy ảnh Sony A7 IV hay máy quay phim mới ra mắt là Sony FX30 cũng đều cho cảm giác tương tự, thậm chí người chụp còn có thể quên mất sự hiện diện của nó.
Mặc dù thiếu vòng khẩu độ như trên các ống kính fullframe, nhưng ống kính này lại có cùng phương thức điều khiển. Bên cạnh vòng thu phóng và vòng lấy nét tay được đặt ở phía trước, ống kính còn có nút trượt thu phóng ở bên cạnh, công tắc AF/MF và nút một nút dừng AF có thể dược tùy chỉnh chức năng nhất định tên thân máy. Giống như FE PZ 16-35mm F4, vòng zoom của ống kính có độ nhạy cao và hoạt động trực quan. Tùy vào tốc độ xoay vòng mà tốc độ xoay vòng cũng sẽ thay đổi tương ứng.
So với cơ chế zoom quay tay truyền thống, cơ chế thu phóng điện tử có ưu nhược điểm nhất định, nhất là khi việc zoom cơ học hạn chế việc thu phóng quá tay. Sony cũng trang bị một cần gạt zoom ở mặt bên của thân ống kính với tốc độ thay đổi tiêu cự phụ thuộc và mức độ gạt cần zoom của người dùng. Ngoài ra, người dùng còn có thể thu phóng bằng cần gạt, nút ấn trên thân máy hoặc điều khiển Bluetooth.
Dù có nhiều ưu điểm, nhược điểm lớn nhất của 2 chiếc vòng điều khiển nằm ở kích thước của nó, vốn phụ thuộc vào sự nhỏ gọn của ống kính. Hai vòng thu phóng và vòng lấy nét có kết cấu và mô men xoắn giống nhau, gần nhau với độ dài của chúng tương đương nhau nên dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng.
Khả năng lấy nét
Sony sử dụng hai động cơ tuyến tính để điều khiển hệ thống lấy nét của ống kính ở cả chế độ tự động và thủ công. Ống kính có thể lấy nét rất nhanh trong điều kiện ánh sáng tốt và hoạt động rất im lặng, phù hợp với nhiều điều kiện quay phim hay chụp ảnh đòi hỏi sự yên tĩnh. Các thử nghiệm thực tế cho thấy ống kính có hiện tượng ống kính thở rất ít và không có hiện tượng lệch tiêu cự rõ ràng khi thu phóng.
Trong video dưới đây, ống kính giữ tiêu điểm khi phóng lớn với tốc độ thu phóng chậm thông qua việc gạt cần zoom ở bên cạnh. Sau đó, ống kính vẫn giữ góc nhin của mình khi chuyển tiêu điểm từ khoảng cách gần sang lấy nét vô cực (thông qua lấy nét bằng Bluetooth) và sau đó thu trở lại tiêu cự nhỏ nhất. Quá trình thu phóng và lấy nét thủ công diễn ra rất chính xác và dễ dàng nhờ vào khả năng lấy nét tuyến tính của Sony hoạt động rất trực quan như khi thu phóng.
Hiệu suất hoạt động
Với ống kính E PZ 10-20mm F4 G, Sony đã áp dụng cách tiếp cận thiết kế tương tự như với ống kính Sony FE 16-35mm F4 G. Về mặt kỹ thuật, ống kính vẫn sẽ có một độ méo nhất định ở góc rộng để đổi lấy việc giảm thiểu các quang sai khác. Các biến dạng hình ảnh sẽ được chỉnh sửa trong máy ảnh. Sau khi được chỉnh sửa, hình ảnh gần như hoàn hảo với độ chi tiết toàn ảnh rất tốt, với độ nét ấn tượng ở hầu hết các độ dài tiêu cự và khẩu độ.
Bên cạnh hiệu suất hình ảnh rất tốt ở trên các máy ảnh cảm biến APS-C, chất lượng hình ảnh trên các máy ảnh A7R IV với chế độ crop APS-C 26.2 MP có độ nét rất tốt ở khẩu độ F4 và không có nhiều sự khác biệt khi khép khẩu về F8. Khi khép khẩu sâu hơn sẽ xảy ra hiện tượng nhiễu xạ giảm nét ở các chi tiết nhỏ. Tất nhiên với các ống kính tiêu cự rộng như 10-20mm, mặc dù hình ảnh có thể bị mờ một chút ở các góc, nhưng chất lượng hình ảnh nói chung vẫn rất tốt.
Không chỉ vậy các lỗi quang sai màu và tối viền đều có thể được xử lý bằng các tùy chọn trên thân máy. Khi tắt bù quang sai, ống kính sẽ có hiện tượng tối tiền ở F4 và sẽ được cải thiện ở F5.6 tốt hơn. Ống kính có hiệu ứng ánh sáng khi hướng trực tiếp vào mặt trời khá đẹp với một ống zoom siêu rộng. Đồng thời, hiệu ứng ánh sao trên ống kính này cũng rất đẹp ở khẩu độ F11 với hiệu ứng tia sao 11 cánh từ hệ thống 7 lá khẩu xếp tròn.
Với các thân máy như A6000 và A6400, nhược điểm nổi bật của ống kính này sẽ nổi lên, chính là sự thiếu bộ phận ổn định quang học. Ngoài trừ các thân máy có bộ ổn định như A6500 hay A6600, việc thiếu bộ ổn định quang học khí sử dụng ống kính này trên các thân máy như A6000 sẽ tăng nguy cơ ảnh chụp bị mờ nhòe trong điều kiện ánh sáng yếu. Do đó, nếu người dùng mong muốn ống kính có độ ổn định cao hơn, E 10-18mm F4 OSS sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Với các nhiếp ảnh gia sử dụng kính lọc vuông, ống kính hoạt động tốt với bộ lọc 85mm ở góc nhìn rộng. Khi sử dụng bộ lọc vuông này, giá đỡ sẽ chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn ở tiêu cự 10mm, trong khi ở các tiêu cự lớn hơn, các hiện tượng tối góc đều được loại bỏ.
Tổng kết chung
Là ống kính hướng dến xu thế nhỏ gọn như FE 16-35mm F4 G, ống kính E PZ 10-20mm F4 G hội tụ nhiều ưu thế về khả năng hoạt động, tính linh hoạt và chất lượng hình ảnh nói chung, nhưng vẫn còn đó một vài hạn chế nhỏ. Ống kính có hệ thống điều khiển phù hợp cho việc quay video và là ống kính góc rộng hoàn hảo cho dòng máy quay chuyên nghiệp FX30 và dòng máy ảnh nhỏ gọn ZV-E10 với chất lượng hình ảnh rất tốt cho cả chụp ảnh và quay phim.
Tuy nhiên, với việc thiếu đi bộ ổn định hình ảnh, ống kính này trở nên kém hấp dẫn hơn một chút với người dùng các mẫu máy như A6000 hay A6400 và các mẫu máy APS-C không có hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy IBIS. Do đó, nhiều lựa chọn sẽ nghiên về lens Sony E 10-18mm F4 OSS với nhiều lợi ích từ hệ thống ổn định hình ảnh OSS. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh sử dụng phổ thông và chất lượng quang học của nó, E 10-20mm F4 G vẫn xứng đáng là một ống kính zoom góc rộng cao cấp.