Là phiên bản nâng cấp của dòng máy ảnh APS-C cao cấp nhất là A6600, Sony A6700 dù không có quá nhiều sự thay đổi ở thiết kế bên ngoài, song chiếc máy kế thừa những công nghệ mới nhất từ dòng máy A7R V để cải thiện hiệu suất hoạt động, hiệu quả lấy nét chuẩn xác và cải thiện chất lượng hình ảnh ngay một tốt hơn. Hãy cùng Anh Đức đánh giá tổng thể về chất lượng của chiếc máy ảnh APS-C mạnh mẽ nhất từ thương hiệu Sony.
Tính năng chính
Trái tim của Sony A6700 là cảm biến BSI-CMOS 26MP, cùng bộ xử lý Bionz XR với dải ISO 100-32000 (mở rộng 50-102400), hỗ trợ khả năng chụp liên tục lên đến 11fps và có bộ đêm ảnh RAW có thể chưa 59 tấm. Hệ thống lấy nét trên cảm biến sẽ có 759 điểm nhận diện theo pha bao phủ 95% diện tích cảm biến, so với 425 điểm chỉ bao phủ 84% trên A6600. Hệ thống AF có thể hoạt động trong điều kiện thiếu sáng tương đương -3EV.
Sony A6700 hỗ trợ tính năng lấy nét thủ công trực tiếp để bỏ qua lấy nét tự động cho cả chế độ lấy nét một lần và liên tục. Chiếc máy kế thừa hệ thống phát hiện đối tượng mới nhất từ Sony A7R V với bộ xử lý AI chuyên biệt, cho phép nó nhận diện được nhiều loại đối tượng, đồng thời theo dõi chúng khi chụp ảnh liên tục tốc độ cao. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải chọn trước đối tượng trong menu mà không có tính năng tự động phân loại đối tượng.
Sony cho biết A6700 sẽ cải thiện khả năng tái tạo màu sắc và cân bằng trắng chuẩn hơn. Nhà sản xuất cung cấp hệ thống sáng tạo màu sắc Creative Looks với 10 tùy chọn khác nhau để điều chỉnh màu sắc ảnh theo sở thích. Chiếc máy được bổ sung thêm định dạng nén không mất dữ liệu và tính năng chụp ảnh chồng nét 299 tấm. Hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả đến 5 stops và chiếc máy chỉ có một khe thẻ nhớ duy nhất do thiết kế thân máy mỏng.
Chiếc máy có kết nối không dây Bluetooth và Wifi để kết nối với ứng dụng trên điện thoại, cho phép điều khiển máy ảnh từ xa, định vị và truyền tệp về máy. Nhà sản xuất cũng cung cấp bộ điều khiển từ xa độc lập là RMT-P1BT. Khả năng quay video cũng được cải thiện với chất lượng tối đa 4K/120p (crop 1.6x) và 4K60p (toàn khung hình) lấy mẫu từi khung hình 6K. Máy ảnh ghi hình ở chế độ 10-bit 4:2:2, hỗ trợ profile màu S-Cinetone, S-Log3 và LUT để đạt được hiệu quả hình ảnh như mong muốn.
Tính năng theo dõi đối tượng thời gian thực sẽ hoạt động khi chụp ảnh và quay phim, đồng thời hiện tượng nghiên màn trập cũng sẽ được giảm thiểu so với A6600. Ngoài ra, Sony A6700 có thêm tính năng tạo khung hình mà không có thêm tính năng nào từ dòng máy quay ZV. Một số tính năng đáng chú ý khác bao gồm: chân đế flash có giao diện đa chức năng (Multi Interface); sử dụng viên pin NP-FZ100 với thời lượng pin 570 tấm và có thể sạc qua cổng USB-C: có các cổng micro/headphone, micro-HDMI và USB-C.
Thân máy và hoàn thiện
Giống như các dòng máy APS-C trước đây, Sony A6700 khá nhỏ gọn nhờ thiết kế thân máy theo kiểu rangefinder. Nó vẫn duy trì hình dáng như dòng A6600 với kích thước lần lượt là 122 x 69 x 75 mm, một kích thước nhỏ hơn so với Fujifilm X-S20 và Canon EOS R7. Với ống kính kit 16-50mm, người dùng có thể cất chiếc máy vừa vặn trong túi áo. Nếu trước đây bố cục phím điều khiển trên A6600 vẫn rất phức tạp, Sony đã thay đổi điều này với hệ thống điều khiển trực quan và dễ sử dụng hơn đáng kể.
Về mặt bố cục phim bấm, Sony A6700 giống như dòng fullframe nhỏ nhất là Sony A7 C, nhưng được bổ sung thêm vòng xoay chức năng ở dưới nút chụp, giúp người dùng có thêm nhiều cách để điều chỉnh thông số, thay vì chỉ xoay vòng chức năng ở mặt sau. Phần báng cầm cũng được làm lớn hơn để giúp việc cầm nhắm chắc chắn hơn, đặc biệt là với các ống kính lớn. Giống như A7C, Sony A6700 cũng có nút AF-ON ở mặt sau thay cho bộ điều khiển AE/AF cũ trước đây.
Tương tự như vậy, nút quay phim được đặt ở vị trí trên cùng, thực chất là hoán đổi vị trí với nút C1 của dòng máy cũ. Lẫy chuyển chụp ảnh/quay phim/S&Q sẽ được đặt phía dưới vòng xoay chế độ, cho phép đơn giản bố cục điều khiển, cùng với 3 nút có thể được tùy chỉnh chức năng từ C1 – C3. Phần còn lại về cơ bản hoàn toàn không thay đổi kể từ phiên bản A6000, do đó chiếc máy sẽ không có cần điều khiển AF mà chức năng điều khiển điểm lấy nét nằm trên cụm phím điều hướng.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng màn hình cảm ứng để chọn điểm lấy nét, nhưng nó chỉ hoạt động tốt nếu như người dùng không mang găng tay. Người dùng có thể điều chỉnh độ nhạy của tính năng chạm lấy nét này trong menu của máy. Dù bô cục phím điều khiển có sự cải thiện nhất định, nhưng các thiết lập mặc định chưa tối ưu hóa được nó nên người dùng có thể thay đổi một số các chức năng nhất định nhằm tối ưu với quy trình làm việc cá nhân.
Một trong số những điểm chưa tốt trên hệ thống này nằm ở trình phát lại. Việc vừa xem lại ảnh vừa xếp hạng cùng lúc đã có trên nhiều dòng máy, nhưng Sony A6700 thiếu nút ấn xếp hạng riêng và người dùng phải gán nó cho một nút tùy chỉnh. Dù vậy, trải nghiệm màn hình cảm ứng đã tốt và có lợi hơn rất nhiều so với Sony A6600. Giờ đây người dùng hoàn toàn có thể điều khiển cảm ứng menu Fn và menu chính nhanh hơn. Điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng và giảm tương tác không cần thiết với các phím vật lý.
Người dùng có thể lưu lại các thiết lập máy ảnh tùy chỉnh thông qua các vị trí được đánh số trên vòng xoay chế độ, cho phép thay đổi nhanh với các tình huống chụp khác nhau như chân dung hay thể thao. Một tính năng hữu ích khác là khả năng điều chỉnh lại nhóm các thiết lập để truy cập lại thông qua các nút tùy chỉnh, chẳng hạn như thay đổi nút AF-ON để chuyển sang chụp liên tục cũng, tự động theo dõi và lấy nét liên tục, nhưng việc thiết lập vẫn chưa được trực quan cho lắm.
Kính ngắm và màn hình
Sony A6700 vẫn được trang bị kính ngắm OLED 2.36 triệu điểm ảnh tương tự như các dòng máy A6000 trước đây. Kính ngắm này được người dùng đánh giá cao bởi nó lớn hơn so với các dòng máy cùng phân khúc như Fujifilm X-S20 hoặc thậm chí là Sony A7 C. Tuy nhiên, Sony cho biết kính ngắm này sáng hơn so với các mẫu trước đây và có chất lượng hiển thị tương đương Sony A7R V. Người dùng có thể lựa chọn 2 tốc độ quét là 60fps để tiết kiệm pin hoặc 120fps để hiển thị mượt mà hơn.
Màn hình LCD cũng được cải tiến đáng kể với kích thước 3 inch, 1.04 triệu điểm ảnh và là dạng màn hình xoay lật với khả năng xoay góc linh hoạt về nhiều hướng, thay vì chỉ là màn hình lật. Người dùng có thể lật chiếc màn hình vào trong để tránh trầy xước. Màn hình mới được làm theo tỉ lệ 3:2, thay cho tỉ lệ cụ là 16:9 cho khả năng hiển thị lớn hơn đáng kể cho cả việc định hình bố cục và xem lại hình ảnh.
Nhà sản xuất cho phép hiển thị độ phơi sáng, xử lý màu sắc và độ sâu trường ảnh để người dùng biết được hình ảnh của mình sẽ như thế nào và sẽ cần phải điều chỉnh thêm các thông số nào khác để bức ảnh tốt hơn. Tương tự như hầu hết các máy ảnh khác, người dùng sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ như lưới bố cục, cân bằng đường chân trời, biểu đồ màu sắc và hiển thị vùng chi tiết cháy sáng. Tuy nhiên, Sony A6700 sẽ không cung cấp tùy chọn kính ngắm quang học để hiển thị màu sắc trung tính hơn.
Lấy nét tự động
Sony A6700 kế thừa hệ thống lấy nét hiệu quả nhất từ dòng máy ảnh fullframe Sony A7R V và là hệ thổng tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Lần đầu trải nghiệm chiếc máy, hệ thống lấy nét sẽ kết hợp giữa thao tác trên màn hình cùng với các nút chức năng. Nhấn nửa nút chụp để máy ảnh tự động chọn chủ thể và lấy nét, nút AF-ON sẽ thực hiện lấy nét liên tục và theo dõi chủ thể chuyển động trong khung hình, trong khi ấn nút trung tấm sẽ đưa diểm lấy nét về trung tâm. Tính năng này chỉ sử dụng cho vùng AF lớn thay vì các vùng nhỏ hơn.
Cách tiếp cận này phụ thuộc vào việc máy ảnh chọn đối tượng nào để lấy nét. Người dùng có thể thay đổi giữa các tùy chọn chủ thể có sẵn bao gồm: Người, Động vật/Chim, Động Vật, Chim, Côn trùng, Ô tô/tàu hỏa và máy bay. Khi máy ảnh phát hiện đối tượng được chỉ định, chiếc máy sẽ làm nổi bật và lấy nét vào chúng. Người dùng có thể gán việc lựa chọn tính năng cho một nút chức năng bất kì. Trong thực tế, thiết lập lấy nét này hoạt động tốt, miễn là máy ảnh xác định được rõ chủ thể để lấy nét.
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi có nhiều đối tượng cùng xuất hiện và máy ảnh sẽ đánh dấu tất cả chúng, nhưng vì không có cần điều khiển nên sẽ không có cách nào để lựa chọn giữa chúng một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, khi chuyển sang chế độ lấy nét điểm, người dùng phải sử dụng cụm phím điều hưởng để di chuyển điểm lấy nét, trong khi đây cũng là nơi điều chỉnh một vài thông số nên việc chuyển sang điều khiển điểm lấy nét bằng việc ấn nút ở giữa đôi khi có thể bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, nếu người dùng có thể làm quen với cơ chế này, thì độ chính xác, nhanh nhạy và đáng tin cậy của Sony A6700 sẽ thỏa mãn người dùng rất nhiều. Trải nghiệm cùng ống kính mới nhất là Sony FE 70-200mm F4 Macro G OSS II mới cho tỉ tệ bắt nét chuẩn xác với hình ảnh sắc nét. Các ống kính của bên thứ ba có thể không khai thác được tối đa sức mạnh, nhưng với Sigma 100-400mm F5-6.3, người dùng vẫn sẽ chụp được những tấm ảnh ưng ý.
Hiệu năng hoạt động
Trong quá trình trải nghiệm thực tế, Sony A6700 là một chiếc máy có hiệu suất tượng đối tốt, lưu lại những hình ảnh đẹp nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế khiến nó kém hấp dẫn hơn so với các dòng máy cùng phân khúc của Canon và Fujifilm. Màn trập hoạt động tương đối ồn và có thể nghe rất rõ, trừ khi người dùng chuyển sang màn trập điện tử và sẵn sàng đối mặt với hiện tượng nghiên ảnh khá nghiêm trọng.
Sony A6700 tối ưu tốt viên pin FZ100 với khả năng chụp ảnh thực tế lên đến 1650 tấm ảnh khi sử dụng màn hình. Mặc dù có khả năng chụp liên tục 11fps, nhưng chiếc máy sẽ hi sinh khả năng xem hình liên tục để theo dõi đối tượng chuyển động và yêu cầu chế độ RAW nén. Nếu chọn định dạng Nén không mất dữ liệu, tốc độ sẽ giảm xuống còn 10fps với bộ nhớ đệm chỉ 24 khung hình. Do đó người dùng được khuyên nên chỉ chụp ở 8fps để có thể theo dõi chủ thể liên tục và bộ nhớ đệm có thể lưu được nhiều ảnh hơn.
Hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy hoạt động rất hoàn hảo cho phép chụp ảnh ở tốc độ chậm đến 1/2 giây, rất hữu ích khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà phải cầm tay. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ 5 stops chưa thể ấn tương như Fujifilm X-T5. Hệ thống đo sáng trên Sony A6700 đã có sự cải thiện rất nhiều, đáng tin cậy hơn và ít bị thiếu sáng hơn so với các dòng máy cũ. Đồng thời, cân bằng trắng tự động được cải thiện mang đến những bức ảnh JPEG còn hấp dẫn hơn so với cả siêu phẩm A7R V.
Với hệ thống đo sáng và cân bằng trắng tốt hơn, màu sắc có thể không sáng và rực rõ như các dòng máy khác, mà sẽ trở nên sống động và tự nhiên hơn. Người dùng có thể tải những hình ảnh này về máy, thông qua một chút hậu kì là đã có thể chia sẻ. Dải nhạy sáng trên cảm biến 26MP đạt được hiệu quả đúng như mong đợi khi ở mức ISO thấp, các chi tiết vùng tối có thể được nâng sáng đến 4 stops để khôi phục mà vẫn không gặp vấn đề về nhiễu.
Điều này cho phép người dùng chụp những cảnh có độ tương phản cao như hoàng hôn để duy trì các vùng sáng trên bầy trời, sau đó áp dụng các điều chỉnh hình ảnh cơ bản là đã có thể khôi phục đầy đủ các chi tiết vùng tiền cảnh với hiệu quả tương đối so với cảm biến fullframe.
Khả năng xử lý ISO
Sony A6700 có khả năng xử lý ISO cao với chất lượng ở mức tương đương với rất nhiều dòng máy ảnh cảm biến APS-C. Với dải ISO dưới 1600, hình ảnh vẫn giữ được độ chi tiết, sắc nét và hầu như rất sạch. Vượt qua mức này, hình ảnh sẽ bắt đầu bị nhiễu nhiều hơn. Ở mức ISO 6400, độ chi tiết hình ảnh đã giảm đi khá nhiều, vùng tối không thể hiện đầy đủ các chi tiết đồng thời tín hiệu nhiễu xanh tím sẽ xuất hiện trên hình ảnh.
Hình ảnh ở mức ISO 12800 vẫn có thể chấp nhận và sử dụng được sau quá trình xử lý ảnh RAW để loại bỏ nhiễu ở mức tốt nhất. Từ mức này lên đến 32000, người dùng được khuyên nên tránh sử dụng các mức ISO này vì ảnh sẽ nhiễu rất nặng, mất chi tiết và giảm độ tương phản. Dưới đây sẽ là hình ảnh so sánh giữa ISO 100, 1600, 6400, 12800 và 25600. Tất cả hình ảnh được phóng lớn ở 100% để bạn đọc có thể quan sát rõ độ chi tiết.
Đánh giá chung Sony A6700
Từ những đánh giá ở trên, có thể khẳng định rằng Sony A6700 là chiếc máy ảnh APS-C tốt nhất mà Sony cung cấp ở thời điểm hiện tại. Bằng việc khắc phục những tồn tại gây ảnh hưởng đển hiệu suất chung và trải nghiệm người dùng, A6700 giờ đây đã trở thành một cỗ máy đáng tin cậy cho cả người dùng chụp ảnh cũng như quay phim. Vẫn sẽ có những mặt hạn chế này cần phải khắc phục, nhưng nhìn chung A6700 hoàn toàn là một lựa chọn phù hợp để người dùng sáng tạo nên những hình ảnh và thước phim với chất lượng cao nhất.