Sau khi khẳng định vị thế ở chiến trường máy ảnh cao cấp, Canon bắt đầu hướng đến thị trường phổ thông với dòng sản phẩm mới nhất là EOS R10. Là một máy ảnh cảm biến APS-C ngàm RF, Canon EOS R10 thừa hưởng những điểm mạnh từ các dòng máy cao cấp với những tinh chỉnh phù hợp với phần cứng và mức giá của nó. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Anh Đức đánh giá về chất lượng của Canon EOS R10.
Vị thế của EOS R10
Là thương hiệu đi sau với nhiều đối thủ, Canon khởi đầu dòng máy không gương lật với chiếc máy EOS M từ 2013. Ở thời điểm đó, khi so sánh với Sony, Fujifilm hay cả Olympus, EOS M gặp nhiều khó khăn về chất lượng và hiệu suất hoạt động đến nỗi hãng chưa thể đưa EOS M2 đến các thị trường lớn. Nhưng sau gần một thập kỉ, Canon đã cho thấy tiềm năng thực sự của mình với hai chiếc máy M50 Mark II và M6 Mark II – hai dòng máy chất lượng cho người dùng chuyên nghiệp và sáng tạo nội dung. Nhưng lúc này, sự giới hạn về số lượng ống kính tiếp tục đẩy dòng EOS M đến bờ vực của sự lãng quên.
Dù gần như bỏ quên dòng EOS M, Canon đã tập trung xây dựng hệ sinh thái EOS R đầy đủ và đa dạng. Với EOS R10, mức giá khởi điểm 1000 USD có thể khiến nhiều người chần chừ, nhưng so sánh với một chiếc máy cùng mức giá là EOS RP, sẽ có nhiều sự đánh đổi đáng cân nhắc. Dù sở hữu cảm biến lớn, nhưng tốc độ chụp của RP tương đối chậm với hệ thống lấy nét có phần lỗi thời. Trong khi đó, R10 có tốc độ chụp liên tục đến 15fps và có hệ thống lấy nét tiên tiến hơn dù chỉ sở hữu cảm biến APS-C, đồng thời chất lượng video của R10 cũng được cải thiện hơn rất nhiều.
Nhỏ và gọn là lợi thế
EOS R10 mang trong mình đường nét đặt trưng của hầu hết các sản phẩm từ Canon, với thiết kế mềm mại, nhẹ nhàng, lớp hoàn thiện có tĩnh thẩm mỹ cao và lớp bọc giả da thường tháy. Thân máy được làm từ nhựa cao cấp và hợp kim magie.
Chiếc máy chỉ có trọng lượng khoảng gần 430 gram và có kích thước ngang vừa trong một màn tay. Là dòng máy phổ thông nên R10 sẽ không có lớp phủ chống chịu thời tiết, nên người dùng được khuyến cáo không sử dụng máy ảnh trong điều kiện khắc nghiệt.
Người dùng có thể mua EOS R10 với 3 tùy chọn là thân máy, thân máy đi kèm kit 18-45mm vầ thân máy đi kèm kit 18-150mm. Tất nhiên, hai ống kính này không hấp dẫn người dùng và chúng ta đều mong muốn vào những ống kính RF-S khác chất lượng hơn. Nhưng ở hiện tại, người dùng cung có một số các ống kính giá tốt như 16mm F2.8, 50mm F1.8, 15-30mm F4.5-6.3 hoặc các ống kính siêu tele có mức giá tốt khác.
Khả năng cầm nắm và điều khiển
Dù là chiếc máy hướng đến đối tượng người dùng mới, nhưng EOS R10 có hệ thông điều khiên tương đối tân tiến. Chiếc máy hai vòng xoay điều khiển chức năng rất tiện dụng cho người sáng tạo nội dung muốn làm chủ phơi sáng, trong khi cần điều khiển 8 hướng phía sau cho phép điều khiển hệ thống lấy nét tự động.
Với những người dùng mới R10 cung cấp các chế độ tự động hoàn toàn, các chế độ sáng tạo khác và có sẵn flash tích hợp nếu người dùng chưa có hầu bao để mua sắp đèn flash rời.
Báng tay cầm của EOS R10 có tính công thái học rất tốt. Khi lắp các ống kính từ nhỏ nhất như 18-45mm cho đến những ống kính tele lớn như EF 400mm qua ngàm chuyển, cảm giác cầm máy vẫn rất thoải mái và chắc chắn.
Một số tính năng cũng được Canon bố trí ở ngoài để dễ điều khiển như lẫy chuyển AF/MF giữa phần báng và ngàm. Phần mặt trên sẽ có 2 vòng xoay ở phía trước và sau để điều chỉnh độ phơi sáng, một nút xoay chế dộ, nút chức năng M.Fn, nút ghi hình và nút khóa.
Dù không gian cho phần mặt trên tương đối nhỏ, nhưng cách bố trí phím bấm trên R10 vẫn không tạo ra cảm giác chật chội. Khi thao tác chụp, nhiều người dùng cảm thấy thích cách Canon để nghiên nút chụp ở phần báng tay cầm, để thao tác dễ dàng hơn. Phần điều khiển phí sau bao gồm nút Menu ở bên trái kính ngắm và cần điều khiển, cũng như nút AF-ON nằm ở bên tay phải. Các nút khóa sáng, đổi điểm lấy nét, cụm phím điều hướng và các nút thông tin khác đều được bố trí ở phía dưới.
Chất lượng màn hình và kính ngắm
Người dùng có thể điều khiển R10 thông qua màn hình cảm ứng xoay lật của R10 một cách dễ dàng và trực quan nhất. Tất cả các tinh chỉnh đều được bố trí rất đơn giản để người dùng nhanh chóng thay đổi cài đặt của máy.
Với kích thước 3 inch và độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh, màn hình R10 tương đối sáng với khả năng hiện thị màu sắc tốt ở nhiều góc nhìn, ngay cả khi dưới trời nắng gắt.
Kính ngắm OLED của EOS R10 có độ phân giải 2.4 triệu điểm ảnh với độ nét đủ tốt so với kích thước của nó và được xếp hạng tương đương với Fujifilm X-T30, tuy nhiên so với Sony A6400, kích thước và độ phóng đại của nó vẫn thật sự khá nhỏ.
Bù lại, kính ngắm trên R10 cho phép điều chỉnh tần số quét ở 2 mức là mặc định với 60fps và 120fps để theo dõi chủ thể tốt hơn và không có sự cắt giảm chất lượng hình ảnh, ngoại trừ việc chiếc máy sẽ nhanh hao pin hơn.
Nguồn điện và khả năng kết nối
Với những dòng máy ảnh APS-C phổ thông, Canon đều trang bị viên pin LP-E17 tương dối nhỏ gọi. Với viên pin này, R10 có thể chụp đến 340 tấm cho mõi lần sạc đầy theo chuẩn CIPA và con số có thể nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, con số này vẫn ở mức trung bình khi so sánh với các đổi thủ cùng tầm giá như a6400 với khoảng 410 tấm. Tuy nhiên, R10 cho phép người dùng sạc trực tiếp vào máy qua cổng USB-C mà không còn lo việc phải tìm nguồn điện cho bộ sạc.
Bên cạnh cổng USB-C, R10 cũng có cổng HDMI mini để kết nối với các bộ thu ngoài, một cổng dây bấm mềm và một cổng microphone 3.5mm. Là một chiếc máy phổ thông nên R10 được trang bị một đèn flash trên thân máy và khe thẻ nhớ duy nhất cũng hỗ trợ chuẩn UHS-II để có tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
Chiếc máy hỗ trợ kết nối Bluetooth và Wifi, giúp người dùng có thể kết nối máy ảnh với điện thoại qua ứng dụng Canon Camera Connect hoặc PC với EOS Utility để điều khiển từ xa.
Khả năng lấy nét và tốc độ chụp
Một trong những lợi thế mạnh mẽ của máy ảnh không gương lật là hệ thống lấy nét hiệu suất cao và rất thông minh so với các dòng máy DSLR.
Trong khi Canon R10 có hệ thống lấy nét bao phủ toàn cảm biến, thì các mẫu máy EOS cùng tầm chỉ có thể lấy nét ở khu vực giữa. Canon còn tích hợp thêm cho R10 hệ thống nhận diện chủ thể, cho phép nó phát hiện một số chủ thể đã được huấn luyện như con người, động vật và phương tiện thể thao.
Trong quá trình sử dụng, R10 lấy nét thực sự nhanh và hiệu quả, với khả năng khóa nét vào mắt và mặt ngay khi phát hiện ra chủ thể con người. Chiếc máy cũng có thể lấy nét nhanh vào mắt của các loài động vật hoang dã như chó, mèo hay chim, và lấy nét vào đối tượng là sẽ cộ.
Người dùng có thể để R10 tự lựa chọn đối tượng vì thiết lập Whole Area sẽ quét toàn bộ cảm biến để tim ra chủ thể cần lấy nét. Chiếc máy cũng cung cấp các vùng lấy nét nhỏ hơn để người dùng chủ động kiếm soát đối tượng.
Tốc độ lấy nét của chiếc máy cũng rất nhanh khi R10 có thể nhanh chóng khóa nét và khi mở chế độ lấy nét liên tục, chiếc máy cũng bám nét rất tốt. Canon R10 ố tốc độ chụp liên tục lên đến 15fps với màn trập cơ và 23fps với màn trập điện tử.
Tuy nhiên, người dùng không nên sử dụng màn trập điện tử để chụp ảnh thể thao vì tốc độ đọc cảm biến của R10 không quá nhanh, dẫn đến hiện tượng méo ảnh với những chuyển động nhanh.
Để đáp ứng khả năng ghi hình, Canon trang bị cho R10 một bộ nhớ đệm có dung lượng vừa đủ với khả năng lưu 15 hình RAW+JPEG hoặc 30 ảnh CRAW+JPEG, hay thậm chí lến dến 65 ảnh JPEG hoặc HEIF. Khi sử dụng các thẻ nhớ tốc độ cao, thời gian xóa bộ nhớ đệm chỉ mất không quá 5 giây, rất phù hợp để tiếp tục bắt hình khoảnh khắc. Đứng ở những khía cạnh trên, Canon R10 có phần vượt trội hơn so với Sony a6400 vốn đã từng là tiêu chuẩn vàng cho các máy ảnh dưới 1000 USD.
Để điều chỉnh hiệu suất lấy nét, R10 còn mang đến 4 tinh chỉnh dựa trên 4 trường hợp chuyển động khác nhau của chủ thể. Chúng bao gồm chuyển động thông thường, theo sát đối tượng, đối tượng bất chợt có mặt trong khung hình và đối tượng thay đổi tốc độ bất chượt. Ở mặc định, chiếc máy sẽ hoán đổi giữa 4 chế độ cho các tình huống, nhưng người dùng có thể lựa chọn thủ công một chế độ và điều chỉnh độ nhạy cho chúng.
Chất lượng hình ảnh
Canon EOS R10 sử dụng cảm biến CMOS APS-C truyền thống với độ phân giải 24MP truyền thống thay vì sử dụng cảm biến mới. Nhìn chung khả năng xử lý ISO của cảm biến này tốt hơn đáng kể so với cảm biến của 26MP của Fujifilm. Khi chụp ảnh, R10 giữ chi tiết và màu sắc tốt cho đến mức ISO 3200. Bắt đầu từ mức 6400 và 12800, chất lượng hình ảnh sẽ bắt đầu giảm đi và ở mức tối đa là 51200, ảnh sẽ không thể dùng để chỉnh sửa được nữa, mặt dù khả năng tái tạo màu sắc của nó vẫn rất tốt.
Với ảnh RAW, độ chi tiết và khả năng xử lý nhiễu cũng được cải thiện hơn khi ở mức ISO lên dến 6400-12800. Kể từ mức này trở đi, ảnh RAW sẽ nhiễu và khó xử lý hơn. Ngoài ra, chiếc máy có tính năng RAW Processing cho phép người dùng có thể xử lý và sáng tạo với các hiệu ứng có sẵn. Nhìn chung, R10 có rất nhiều tiềm năng để cạnh tranh với các dòng máy khác như X-T30 II, a6400 hay như cả EOS M50 II, mặc dù tất cả 3 chiếc máy kể trên đều có khả năng xử lý hình ảnh tốt hơn đáng kể ở ISO cao.
Chất lượng video
Mặc dù sử dụng cảm biến cũ, nhưng EOS R10 vẫn có thể quay phim chuẩn 4K24p và 4K30p toàn bộ chiều dài cảm biến, đồng thời hỗ trợ quay 4K60p với hệ số khung hình 1.56x. Đây là các thông số tương đối mạnh so với cá đổi thủ bởi ngay cả X-T30 II và Sony A6400 vẫn chưa thể quay 4K60p. Tuy nhiên điểm trừ lớn trên R10 là sự thiếu hụt cấu hình màu C-Log và để có được nó, người dùng phải sử dụng dòng máy R7 để có những thước phim tốt cho việc hậu kì.
Với EOS R10, người dùng có thể sử dụng các cấu hình màu có sẵn cho 2 chế độ 8bit 4:2:0 SDR và 10bit 4:2:2 HDR. Trong khi các đối thủ của R10 ở trên chấp nhận việc quay ở chế đọ 8bit 4:2:0, nhưng vẫn sẽ có cấu hình Log. Sử dụng cách lấy mẫu từ hình ảnh 6K, các thước phim trên R10 thực sự săc nét và trong trẻo ở mức 24p và 30p. Tuy nhiên các thước phim 4K60p chỉ sử dụng một phần nhỏ của cảm biến nên khó đảm bảo độ chi tiết tốt.
Dù không có chống rung trong thân máy, song hiệu quả của chống rung điện tử cũng tương đối ổn định trong các đoạn phim không có nhiều sự chuyển động về khung hình, ngoài trừ việc khung hình bị giảm đi khá nhiều. Do đó việc có thêm một gimbal hay monopod sẽ là sự lựa chọn đúng đắn để quay phim. Chất lượng thu âm của R10 cũng ở mức khá tốt, mặc dù chiếc máy thiếu đi cổng tai nghe.
Tổng kết
Khó có thể phủ nhận sức ảnh hưởng của dòng máy EOS M khi M6 Mark II hay M50 Mark II chính là chiếc máy mà người dùng cần. Tuy nhiên, Canon cho thấy những nỗ lực xây với EOS R10 và hệ ống kính RF ngày càng đa dạng hơn. Dù cảm biến có phần giới hạn, Canon EOS R10 vẫn mang trong mình tất cả nhưng tinh túy từ các mẫu máy ảnh cao cấp nhất để thực sự là một chiến binh dẫn đầu trong phân khúc máy ảnh dành cho người mới và chắc chắn sẽ còn làm được nhiều thứ hơn thế.