Fujifilm X-S20 là phiên bản nâng cấp của chiếc X-S10 – dòng máy tâm trung của Fujifilm với phong cách thiết kế hiện đại thay cho nét hoài cổ của dòng X-T. Không chỉ sở hữu một cấu hình mạnh mẽ và những trang bị phục vụ việc quay phim, X-S20 cũng là dòng máy đầu tiên được nhà sản xuất bổ sung thêm chế độ mới là Vlog Mode với nhiều tính năng dành riêng cho việc quay Vlog của các nhà sáng tạo. Hãy cùng Anh Đức tìm hiểu những điểm chính trên chiếc máy này nhé.
Sơ lược về phần cứng của Fujifilm X-S20, mặc dù thân máy vẫn sử dụng cảm biến 26MP như bản tiền nhiệm, nhưng nhà sản xuất đã tích hợp con chip mới để nâng cao khả năng xử lý hình ảnh, khả năng quay video tốt hơn ở độ phân giải cao, cũng như bổ sung các thuật toán lấy nét tự động và phát hiện đối tượng từ các dòng máy cao cấp hơn. Hệ thông này sẽ nhận diện khuôn mặt/mắt của con người, động vật, xe cộ và nhiều đối tượng khác. Hệ thống ổn định hình ảnh có hiệu quả lên đến 7 stops so với chỉ 6 trên bản tiền nhiệm.
Chế độ Vlog
Một điểm nổi bật được đề cập rất nhiều trên X-S20 chính là chế độ Vlog của máy khi nó được đặt thành một chế độ riêng trên vòng xoay chức năng. Khi xoay vòng chế độ sang Vlog Mode, người dùng sẽ có một giao diện mới được điều chỉnh cho phép việc điều khiển bằng cảm ứng dễ dàng hơn và đơn giản hóa quá trình quay phim cho người mới bắt đầu.
Các điều khiển trong chế độ này bao gồm hiệu ứng xóa phông, ưu tiên lấy nét cho các sản phẩm được đặt trước chủ thể, và ghi hình ở tốc độ khung hình cao. Fujifilm X-S20 cũng có chỗ trợ chuẩn kết nối UVC cho webcam, vì vậy những streamer có thể sử dụng chiếc máy như là một thiết bị ghi hình với phần mềm OBS. Các vlogger có thể sử dụng tay cầm kiểm tripod TG-BT1 tương thích cho phép điều khiển X-S20 qua Bluetooth, giữ máy thẳng định với tripod 3 chân hoặc có thể dùng như là một gậy selfie.
Đa dạng cổng kết nối
Mặc dù Fujifilm X-S20 không xếp vào phân khúc máy ảnh lai cao cấp nhất, nhưng nó vẫn được trang bị dầy đủ các cổng kết nối cần thiết. Người dùng có thể sạc pin thông qua cổng USB-C PD và kết nối cổng micro HDMI với màn hình thu ngoài như Atomos Ninja một cách tiện lợi. Phía bên trái của máy bao gồm các cổng cắm 3.5mm cho micro và nhà sản xuất cho biết chiếc máy có thể nhận diện rằng người dùng đang cắm mic hay một dây bấm từ xa. X-S20 cũng có cổng cắm tai nghe 3.5mm ở phía báng pin.
Báng cầm chắc chắn hơn
So sánh với phiên bản tiền nhiệm, Fujifilm X-S20 có phần báng cầm to hơn và dễ cầm hơn. Điều này kéo theo diện tích các mặt cũng lớn hơn và các vòng xoay chế độ hay vòng xoay chức năng cũng lớn hơn. Đồng thời, phần báng cầm cũng là nơi có cổng cắm tai nghe 3.5mm bên dưới một nắp cao su nhỏ. Cổng cắm này giúp người dùng không còn phải mua thêm phụ kiện chuyển đổi giữa cổng Type-C sang 3.5mm như trên X-S10 nếu người dùng muốn kiểm soát chất lượng âm thanh.
Fujifilm X-S20 nằm trong phân khúc nào?
Fujifilm xác định rõ rằng X-S20 sẽ mang những thiết kế như những chiếc mirrorless hiện đại với các vòng xoay chế độ phổ thông, thay vì sử dụng các vòng xoay thông số như tốc độ màn trập, ISO và bù trừ phơi sáng như các mẫu X-T. So với dòng X-T30 II có cùng một kiểu thiết kế, Fujifilm X-S20 hay X-S10 có nhiều nâng cấp quan trọng bao gồm khả năng xử lý lẫn bộ ổn định hình ảnh bên trong, giúp dòng máy mới được xếp trên X-T30 II một bật và được lựa chọn khá nhiều cho nhu cầu quay phim.
So sánh với X-T4 và X-H2s
Một điều ấn tượng về chiếc máy Fujifilm X-S20 không chỉ nằm ở các tính năng đáng chú ý cho việc chụp ảnh, nhưng chính các tính năng quay phim cho phép chiếc máy nằm ngang hàng với X-T4 với khả anwng ghi hình trong máy 4K60p 10-bit, cùng với một số tính năng khác từ dòng X-H2 để cải thiện chất lượng. Một bổ sung khác là X-S20 tương thích với quạt làm mát của X-H2 giúp chiếc máy có thời gian quay video lâu hơn trong môi trường nóng.
Tuy nhiên so với Fujifilm X-H2s, chiếc máy X-S20 có kính ngắm với độ phóng đại thấp, không có khả năng chống chịu thời tiết tốt và kết cấu chắc chắn như các dòng máy cao cấp. Không chỉ vậy, việc sử dụng cổng micro HDMI cũng khó hơn so với cổng HDMi tiêu chuẩn trên X-H2s.
Khả năng ghi hình
Fujifilm X-S20 sở hữu thông số quay phim rất tuyệt vời với khả năng quay 4K 4:2:2 10-bit trong máy, quay toàn khung hình 6.2K 30p trong máy. Tuy nhiên, chiếc máy vẫn có một số hạn chế nhất định như áp dụng tỉ lệ crop 1.18x khi quay 4K60p tương tự như trên X-T4 bởi cảm biến của nó không có tốc đọc đủ nhanh để quay phim ở mức 60fps, hoặc quay phim ở chế độ 10bit màu. Người dùng có thể lựa chọn tiêu chuẩn quay phim điện ảnh UHD và DCI 4K không crop ở tốc độ khung hình 24/30p ở chế độ 8bit.
Tốc độ dữ liệu tối đa trong máy đạt mức 360Mbps và các video quay ở chế độ 10-bit sẽ được ghi ở định dạng H.264, giúp nén video tốt hơn mà không làm mất chi tiết. Chế độ LP 1080p mới có thể quay ở tỉ lệ 16:9 hoặc 17:9 với tỉ lệ crop 1.29 lần, cho phép chiếc máy hoạt động lâu hơn nếu không có quạt tản nhiệt. Người dùng có thể kết nối với các bộ ghi ngoài theo tiêu chuẩn Apple ProRes (6.2K60p) hoặc Blackmagic RAW (5.2K60p). Chiếc máy cũng có sẵn profile Flog và Flog2 cho phép chỉnh màu chính xác và dễ dàng hơn khi hậu kì.
Viên pin lớn hơn
Fujifilm X-S20 được trang bị viên pin lớn hơn là NP-W235 như trên X-T5 và X-H2 với công suất gấp đôi viên pin trên X-S10, cũng giúp tăng gấp đôi số lượng ảnh có thể chụp được từ 325 lên đến 750 ảnh, thậm chí lên đến 800 ở chế độ tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp X-S20 quay phim lâu hơn, hỗ trợ việc quay sự kiện dài hơn mà không lo viên pin bị hết giữa chứng. Không chỉ thể, khe thẻ nhớ nay được hỗ trợ chuẩn UHS-II với tốc độ đọc nhanh hơn, cho phép tốc độ chụp liên tục đạt 8fps cho 1000 tấm ảnh.
Tổng kết
Fujifilm X-S20 thoạt nhìn cũng giống như phiên bản trước đây của nó, nhưng khi chúng quan sát kĩ hơn về nhiều khía cạnh, chiếc máy là một bản nâng cấp mạnh mẽ cho phép nó phục vụ tốt cho cả nhu cầu quay phim và chụp ảnh. Không chỉ sử dụng viên pin lớn hơn, khả năng lấy nét tốt hơn, hỗ trợ tối đa cho việc quay phim và trên hết, chiếc máy vẫn giữ được tinh thần của các dòng máy Fujifilm với hệ màu sắc ấn tượng, cũng như có thêm chế độ Vlog dành cho cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung toàn cầu.