Là dòng máy ảnh tập trung vào phân khúc Vlogger, Sony ZV-1 và ZV-1 II được đông đảo người dùng đón nhận cùng với rất nhiều ý kiến trái chiều về hướng đi mà Sony đang thực hiện. Được thay đổi từ chiếc máy compact Sony RX100 vốn được đánh giá cao trước đây, Sony ZV-1 cho thấy sự hữu ích của một chiếc máy nhỏ gọn trong thời đại mà sáng tạo nội dung số trở thành định hướng của rất nhiều người trẻ. Và để mang chất lượng đi xa hơn nữa, ZV-1 II đã ra đời mang theo nhiều thay đổi thú vị trên nhiều khía cạnh.
Sự thay đổi theo thời cuộc
Thị trường máy ảnh compact đã suy giảm kể từ khi sau khi ZV-1 ra mắt vào năm 2020. Tuy nhiên, số lượng người dùng sáng tạo nội dung lại bùng nổ khiến ZV-1 trở thành 1 lựa chọn đáng mua hơn giữa các thiết bị khác như GoPro và máy ảnh không gương lật truyền thống. Trong khi nhiều thương hiệu khác không quá mặn mà với thị trường này, Sony vẫn luôn cố gắng để thay đổi định hướng sản xuất và tập trung vào thị trường tiềm năng và không có đối thủ.
Một số những tính năng nổi bật trên ZV-1 bao gồm Product Showcase, cho phép chuyển lấy nét từ người nói đến sản phẩm được đặt trước ống kính và ngược lại khi họ đặt xuống; một bộ lọc trung kính đa dụng; hệ micro khử tiếng ồn tuyệt vời và bộ ổn định quang học. Tất nhiên, chiếc máy này vẫn có nhiều thiếu sót như ống kính 24-70mm không đủ rộng để thực hiện vlog hay chụp selfie. Đồng thời, việc sử dụng ổn định hình ảnh điện tử sẽ làm cảnh quay bị thu hẹp đáng kể.
Không chỉ thế, bảng thân chiếc mic khử ồn cũng có phạm vi tiếp cận kém, đòi hỏi người dùng phải sử dụng micro gài áo để ghi âm tốt hơn và việc không có jack cắm ai nghe sẽ làm việc giám sát âm thanh trở nên khó khăn hơn. Nhìn chung, sự giới hạn về công nghệ trong 1 thân máy từ 12 năm trước khó lòng cho phép Sony đưa vào nhiều công nghệ mới hiện nay như khả năng quay phim 10-bit hay tính năng theo dõi đối tượng tiên tiến.
Bước sáng ZV-1 II, nhiều vấn đè đã được giải quyết nhưng vẫn chưa thực sự triệt để. Lấy ví dụ về khe pin và thẻ nhớ ở đáy máy, nếu ZV-1 đặt vị trí lỗ ren cho gậy selfie quá gần nắp che pin, dẫn đến việc phải tháo phụ kiện ra mới có thể thay pin hay thẻ nhớ, thì ZV-1 II đặt lỗ ren này qua 1 bên. Những tưởng có thể giúp việc thay pin trở nên thuận tiện hơn, nhưng khi lắp với gậy selfie, việc lệch trục sẽ gây khó cho việc lập bố cục hình ảnh.
Góc nhìn rộng hơn
Sony đã thay đổi ống kính 24-70mm trên ZV-1 trở thành 18-50mm trên ZV-1 II với kì vọng sẽ mở rộng góc nhìn rộng nhìn để việc chụp ảnh phong cảnh, du lịch hay vlog đều rất dễ dàng.
Tuy nhiên, vì việc chế tạo ống kính góc siêu rộng trong một thân máy nhỏ gọn là vô cùng phức tạp, nên hệ thống ổn định quang học trong ZV-1 đã bị loại bỏ trên ZV-1 II. Chiếc máy mới sẽ dựa hoàn toàn vào hệ thống ổn định hình ảnh kỹ thuật số – một trong những tính năng ít thu hút người dùng nhất và cũng kém hiệu quả nhất.
Thế nhưng trên thực tế, sự đánh đổi này không hoàn toàn bất lợi như ta tưởng. Người dùng vẫn có thể quay phim ở tiêu cự 18mm hoặc sử dụng chế độ ổn định sẽ có góc nhìn 22mm, rộng hơn 1 chút so với 24mm. Việc sử dụng tripod hoặc gimbal khi di chuyển cũng giúp cải thiện chất lượng phim hơn với tiêu cự góc rộng. Thế nhưng vẫn sẽ có nhiều người thích một bộ ổn định quang học trên ống tiêu cự 24mm hơn là không có gì.
Việc hy sinh bộ ổn định để có góc nhìn rộng hơn là một điều hợp lý, nhưng sẽ hợp lý hơn nếu vẫn giữ được bộ ổn định và loại bỏ bộ lọc ND, vì người xem trên các nền tảng Youtube phần lớn sẽ quan tâm đến bố cục hình ảnh thuận mắt hơn là độ phơi sáng. Nhìn chung phương thức xử lý vấn dề của Sony tạo ra nhiều lợi thế cho người dùng, nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề mà người dùng thực sự không mong muốn nó xảy ra.
Định dạng tệp và chất lượng ghi hình
Sony ZV-1 II vẫn chỉ có thể quay 4K30p 8-bit như ZV-1. Chất lượng này là vừa đủ cho hầu hết người dùng bởi chắc chắn không phải đa số chúng ta đều sẽ quay phim ở 4K 10bit 4:2:2 hay 4K120p. Các đoạn phim 10-bit sẽ có lợi thế khi quay vlog bởi các loại phim kiểu này có sự thay đổi môi trường và ánh sáng liên tục. Nhưng với giới hạn kích thước thân máy nhỏ như ZV-1 II, nếu có thể cho phép nó sở hữu một con chip lớn hơn có thể quay được 10bit, chiếc máy sẽ bị quá nhiệt ngay lập tức.
Trong hệ thống các dòng máy ZV, chỉ duy nhất ZV-E1 có thể quay phim 10-bit, vì nó là chiếc máy quay vlog với cảm biến fullframe, trong khi đó các dòng máy còn lại là ZV-1, ZV-1 II, ZV-1F và ZV-E10 chỉ có chuẩn quay 8-bit. Nhưng Sony hiểu rõ tầm quan trong của việc xây dựng màu sắc nên ZV-1 II được bổ sung thêm hệ thống Cinematic Looks cho phép quay phim ở tiêu chuẩn điện ảnh với các mô phỏng màu sắc và trạng thái của điện ảnh.
Một giao diện thân thiện
Sony ZV-1 II dễ sử dụng hơn nhiều so với ZV-1 nhờ vào giao diện điều khiển cảm ứng hỗ trợ gần như mọi chức năng và thao tác. Người dùng có thể vuốt qua các menu, chụp và thu phóng hình ảnh, chạm để lấy nét và phơi sáng tự động. Giao diện mới giúp chiếc máy phù hợp để sử dụng trong mọi điều khiển khác nhau một cách nhanh chóng mà không còn phải loay hoay với các nút chức năng ở mặt sau.
Các tính năng thông minh
Sony ZV-1 II có tất cả các tính năng mạnh mẽ từ ZV-1 như hiệu ứng bokeh một chạm, tính năng lấy nét vào sản phẩm, làm mịn da, bộ lọc ND, chạm để phơi sáng và khoảng cách lấy nét tối thiểu tương đồng. Khong chỉ vậy, ZV-1 II cũng có thể truyền video vào điện thoại hoặc máy tính qua các phương thức kết nối. Cải tiến phần cứng quan trọng nhất ngoài micro không chỉ hướng về phía trước, còn là cổng USB-C thay vì cổng Micro USB.
Một cải tiến nữa trên ZV-1 II là sự bổ sung thêm nút chuyển đổi Photo/Video/S&Q ở mặt trên thay cho công tắc trượt trên ZV-1. Điều này giúp thiết kế của máy gọn hơn và việc chuyển đổi giữa các chế độ này không quá phức tạp, nhưng vẫn sẽ có một số người dùng thích nút gạt hơn là nút ấn này.
Mọi thay đổi đều đáng giá
Khi ZV-1 II ra mắt, nhiều người đã nhanh chóng đặt nó lên bàn cân với người tiền nhiệm và những thay đổi đáng kể mà người dùng phát hiện ra là một ống kính rộng hơn và cổng USB-C, cùng với các cải tiến khác về màn hình cảm ứng và giao diện mới. Ở thời điểm này, khi mức giá của ZV-1 thấp hơn 1 chút so với ZV-1 II, chiếc máy thế hệ trước lại trở thành một sản phẩm hấp dẫn hơn bởi chúng có cùng một cảm biến với cùng một chất lượng hình ảnh.
Nếu bạn đã có ZV-1 và hài lòng với nó, bạn có thể chưa cần nâng cấp lên ZV-1 II, trừ khi bạn mong muốn có một ống kính có góc nhìn rộng hơn với tiêu cự rộng nhất là 18mm thay vì 24mm. Cả hai chiếc máy đều được trang bị cảm biến ZV-1 lớn hơn nhiều so với cảm biến điện thoại, do đó nó có khả nâng xử lý trong điều kiện ánh sáng yếu tốt hơn. Không chỉ vậy, ZV-1 II còn được tối giản hơn trong cách vận hạnh, giúp những người dùng mới có thể nắm bắt nhanh chóng.
Không chỉ vậy, ZV-1 còn có những thay đổi với dãy 3 micro của mình có thể thu âm ở nhiều hướng với chất lượng âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên, điều mà chiếc máy này vẫn chưa làm được là thiết kế của nó vẫn còn gây khó khăn cho việc thay phim, không có cổng HDMI lớn hơn hay cổng tai nghe để kiểm tra âm thanh và một số những hạn chế khác do giới hạn về kích thước. Thế nhưng, xét về tổng qua thì ZV-1 II vẫn xứng đáng là một chiếc máy compact tốt cho người mới và vlogger sáng tạo nội dung.
Dạo quanh thị trường máy ảnh cho các vlogger hiện này, chúng ta còn có Canon V10, một máy ảnh dành cho vlogger với thiết kế mới lạ hơn. Dù còn nhiều thiếu sót, nhưng nó cho thấy một góc nhìn khác trong việc về một máy ảnh dành cho sáng tạo nội dung và cách mà các thương hiệu khác hỗ trợ người dùng. Do đó, chiếc máy này sẽ là một sự thúc đẩy cho cả Sony cũng như các thương hiệu khác khi cân nhắc đến thị trường dù không lớn nhưng lại rất tiềm năng này.