Những điểm khác nhau cơ bản giữa Fujifilm X100V và X100VI

0
361

Dòng máy ảnh compact mang tính biểu tượng Fujifilm X100 nay đã bước sang thế hệ thứ 6 với tên gọi X100VI được ra mắt sau hơn 4 năm kể từ phiên bản tiền nhiệm là X100V. Chiếc máy mới vẫn giữ được sự thu hút của mình với đông đảo người yêu thích máy ảnh của Fujifilm, nhưng cũng đặt ra sự so sánh giữa hai thể hệ để có thể lựa chọn một dòng máy phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức điểm qua 10 chi tiết khác biệt đáng chú ý giữa Fujifilm X100V và X100VI.

Những điểm khác nhau cơ bản giữa Fujifilm X100V và X100VI

Trước hết, hãy cùng xem xét những điểm chung của 2 chiếc máy này:

  • Sử dụng cảm biến APS-C
  • Sử dụng cùng ống kính 23mm F2 II
  • Kính ngắm điện tử OLED 0.5-inch, 3.69 treieeuj điểm ảnh
  • Kính ngắm quang OVF có tùy chọn kính ngắm điện tử
  • Màn hình cảm ứng 3-inch có thể lật
  • Có chung thiết kế và hệ thống điều khiển
  • Cùng sử dụng pin NP-W126S
  • Có 1 khe thẻ UHS-I

Và dưới đây sẽ là 10 điểm khác biệt giữa 2 dòng máy.

Cảm biến

Nếu Fujifilm X100V được trang bị cảm biến 26MP đến từ các dòng máy được ra mắt cùng thế hệ như X-T3, X-T4, X-S20 và X-T30, thì X100VI kế thừa cảm biến độ phân giải cao 40MP từ các dòng máy thế hệ mới là X-H2X-T5. Đây là lần đầu tiên mà một máy ảnh compact có cảm biến với độ phân giải cao như vậy. Cả hai cảm biến này đều thuộc loại CMOS BSI theo mẫu cảm biến X-Trans có sự khác biệt so với cảm biến Bayer truyền thống.

Ngoài ra, X100VI được trang bị bộ vi xử lý mới là X Processor 5, với tốc độ nhanh gấp đôi so với X Processor 4 trên X100V. Nhờ công nghệ mới mà X100VI sẽ có dải ISO gốc 125 – 12800 (mở rộng 64 – 51200), rộng hơn một chút so với dải ISO 160 – 12800 trên bản tiền nhiệm. Đồng thời dù có độ phân giải cao, nhưng cảm biến 40MP này có hiệu xuất xử lý nhiễu tốt hơn ngay cả ở mức ISO 6400. Dải nhạy sáng của 2 cảm biến này đều tốt và có sự tương đồng nhất định.

Bộ ổn định hình ảnh IBIS

Fujifilm X100VI là chiếc máy đầu tiên sở hữu hệ thống ổn định cảm biến 5 trục với hiệu quả chống rung lên đến 6 stops khi chụp ảnh bằng màn hình LCD hoặc kính ngắm điện tử (EVF), và giảm về 5.5 stops khi sử dụng kính ngắm quang. Hệ thống IBIS sẽ giúp việc quay phim trở nên mượt mà hơn, đồng thời tạo lợi thế đặc biệt khi chụp ảnh ở tốc độ chậm so với bản tiền nhiệm.

Khả năng quay phim

Fujifilm X100VI có khả năng quay phim tương đương với X-T5 với độ phân giải tối đa là 6.2K 30p (hệ số crop 1.23x), 4K 30p (toàn khung hình) và 4K 60p (hệ số crop 1.14x). Và các đoạn phim đều được ghi hình ở tiêu chuẩn 10 bit. Các chế độ 4K sẽ không sử dụng toàn bộ dữ liệu từ cảm biến nên độ chi tiết không phải là thế mạnh của chiếc máy này. Đồng thời, thời gian quay 4K sẽ bị giới hạn chỉ trong 45 phút và có thể ngắn hơn với độ phân giải 6.2K.

Fujifilm X100VI có khả năng quay phim tương đương với X-T5

Trong khi đó, bản X100V chỉ có thể quay 4K và DCI 4K 30p với tiêu chuẩn 8-bit và giới hạn 10 phút cho mỗi clip. Ở độ phân giải Full HD, chiếc máy mới có thể đạt tốc độ khung hình đến 240 fps với chế độ ghi hình tốc độ cao, trong khi X100V chỉ dừng ở 120 fps. Cả hai chiếc máy đều có profile màu F-Log và đạt tốc độ dữ liệu tối đa 200 Mbps, nhưng X100VI được bổ sung thêm profile F-Log 2 với dải nhạy sáng rộng hơn.

Lấy nét nhận diện chủ thể

Fujifilm X100VI được thừa hưởng hệ thống lấy nét tự động mới nhất có tính năng phát hiện chủ thể bằng máy học. Máy ảnh có thể nhận dạng ra con người, động vật và các phương tiện giao thông cơ bản. Tính năng nhận diện khuôn mặt và mắt được tách riêng thành một tùy chọn mới để người dùng có thể truy cập. Không chỉ vậy, chiếc máy mới còn có chế độ theo dõi khi quay phim và tính năng này cũng được cải thiện khi sử dụng kính ngắm quang.

Fujifilm X100VI được thừa hưởng hệ thống lấy nét tự động mới nhất có tính năng phát hiện chủ thể

Ngược lại, X100V chỉ cung cấp tính năng nhận diện khuôn mặt và mắt cho người với thuật toán không lấy nét có hiệu quả không cao so với dòng máy mới.

Giả lập màu

Fujifilm X100VI được bổ sung thêm giả lập màu mới là Reala ACE, lần đầu được giới thiệu trên dòng máy medium format GFX 100 II được ra mắt vào năm ngoái. Đây là giả lập màu được nhiều người yêu thích vì nó kết hợp giữa khả năng tái tạo màu sắc trung thực và tông màu nổi bật. Ngoài ra, chiếc máy mới còn có thêm tính năng lưu ảnh ở định dạng HEIF 10-bit và hiệu ứng làm mịn da.

Khả năng chụp liên tục

Cả hai chiếc máy đều có khả năng chụp liên tục 11fps với màn trập cơ và 20fps với màn trập điện tử. Tuy nhiên, khi chụp với màn trập điện tử, X100VI sẽ có hệ số crop 1.29x, trong khi X100V vẫn duy trì được hình ảnh toàn cảm biến và chỉ có hệ số crop 1.25x với tốc độ 30 fps. Tuy nhiên, X100VI lại được tích hợp tính năng Preshot sẽ chụp lại những khoảnh khắc trước khi người dùng bấm nút chụp hoàn toàn.

X100VI được tích hợp tính năng Preshot sẽ chụp lại những khoảnh khắc trước khi bấm nút chụp hoàn toàn

Tốc độ chụp tối đa

Cả hai chiếc máy đều sử dụng màn trập lá với tốc độ tối đa là 1/4000 giây. Nhưng khi chuyển sang màn trập điện tử, X100VI sẽ đạt tốc độ lên đến 1/180000 giây – một tốc độ rất cao mà hiếm khi người dùng sẽ lựa chọn, nhưng vẫn sẽ hữu ích khi chụp ở khẩu độ lớn trong điều kiện nhiều ánh sáng. Trong khi đó, phiên bản X100V chỉ đạt tốc độ 1/32000 giây.

Kết nối đám mây

Fujifilm X100VI lần đầu tiên hỗ trợ hệ thống đồng bộ dữ liệu với đám mây (camera to cloud), cho phép người dùng có thể kết nối máy ảnh của mình với mạng Wifi và tải hình ảnh cũng như video trực tiếp lên nền tảng đám mây Frame.io của Adobe mà không cần qua các thiết bị trung gian. Người dùng có thể để tải các tập tin được tải tự động hoặc lựa chọn các tập tin cần tải lên, đồng thời có thể chọn loại tệp sẽ gửi lên đám mây (JPEG, RAW, HEIF)

Kích thước và trọng lượng

Thiết kế của hai chiếc máy đều rất giống nhau ở hầu hết chi tiết, tuy nhiên X100VI dày hơn khoảng 2mm và nặng hơn 43g, nhưng sự chênh lệch này gần như rất khó để nhận biết trong thực tế. Cả hai chiếc máy đều có thể sử dụng chung hầu hết các phụ kiện từ Fujifilm như bao da, các bộ lọc và nhiều phụ kiện khác. Tuy nhiên, ở mặt sau, màn hình LCD của X100VI có thể nghiên xuống 1 góc 45 độ so với chỉ 30 độ trên X100V. Thêm vào đó, nút DRIVE/DELETE đã được đặt lại ở 1 vị trí thuận tiện hơn cho việc thao tác.

Thiết kế của hai chiếc máy đều rất giống nhau ở hầu hết chi tiết, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt nhất định

Mức giá

Fujifilm X100VI khi được ra mắt có mức giá là 1600 USD, cao hơn một chút so với mức 1400 USD khi X100V ra mắt nhờ vào sự bổ sung của nhiều công nghệ mới nhất. Trong tương lai, chiếc máy cũ sẽ bị dừng sản xuất và được thay thế bằng phiên bản mới nhất.

Kết luận chung về Fujifilm X100V và X100VI

Nhờ việc sở hữu rất nhiều công nghệ ấn tượng, có thể nói Fujifilm X100VI là một người kế nhiệm xứng đáng và hoàn hảo. Khi chiếc máy ra mắt, các nâng cấp về độ phân giải và thuật toán lấy nét là điều không quá bất ngờ vì X100VI ra mắt cùng thế hệ với X-H2 và X-T5. Nhưng việc bổ sung thêm tính năng ổn định hình ảnh IBIS giúp chiếc máy trở nên hoàn thiện hơn cho nhiều tình huống khi người dùng sử dụng tốc độ màn trập thấp.

Có thể nói Fujifilm X100VI là một người kế nhiệm xứng đáng và hoàn hảo

Hệ thống lấy nét mới dù có khả năng nhận diện các chủ thể như chim chóc và xe hơi, nhưng chiếc máy có lẽ không hướng đến chụp ảnh thể thao và thiên nhiên. Nhưng sự cải thiện về khả năng lấy nét mắt là một điểm sáng đáng hoang nghênh. Về mảng quay phim, dù X100VI không hướng đến quay phim chuyên nghiệp hoặc sáng tạo nội dung, nhưng sự xuất hiện của bộ ổn định IBIS cũng giúp chiếc máy trở nên thân thiện hơn với người dùng.

Fujifilm X100VI có nhiều chi tiết nằm ngoài sức tưởng tượng của người dùng, nhưng vẫn có hữu ích trong nhiều trường hợp nhất định

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, X100VI có sự tăng giá nhẹ so với X100V ngoài những lý do về công nghệ mới, thì sự tăng giá các vật liệu tạo thành chiếc máy cũng góp phần khiến dòng máy này trở thành một sản phẩm cao cấp và có phần đắt đỏ hơn.