Đèn flash là một phụ kiện rất quen thuộc và cần thiết đối với một nhiếp ảnh gia. Công cụ này giúp bổ trợ ánh sáng một cách hiệu quả khi phải làm việc trong điều kiện thiếu sáng, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và tối ưu chất lượng hình ảnh. Hãy cùng khám phá những lợi ích nổi bật không thể bỏ qua của dòng sản phẩm này trong bài viết dưới đây nhé.
Đèn Flash máy ảnh là gì?
Đèn flash máy ảnh là một nguồn sáng chuyên dụng, khác biệt với ánh sáng tự nhiên ngoài môi trường và thường được sử dụng trong nhiếp ảnh để cung cấp ánh sáng bổ sung cho các tình huống có điều kiện ánh sáng yếu hoặc thiếu sáng.
Loại phụ kiện này giúp nâng cao độ sáng, độ tương phản, chi tiết và độ rõ nét của bức ảnh. Ngoài ra, khi chụp hình với đèn flash, nó còn giúp cải thiện và triệt tiêu bớt hiện tượng bóng mờ, rung lắc không mong muốn một cách đáng kể. Bên cạnh đó, các đèn flash ngày nay cũng không còn giới hạn ở việc cung cấp một nguồn sáng bổ sung mà còn mang đến khả năng kiểm soát ánh sáng tối ưu.
Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh cường độ và hướng chiếu của đèn để tạo ra các hiệu ứng độc đáo khác nhau, chẳng hạn như ánh sáng mềm hơn, loại bỏ bớt bóng đen hay tinh giảm độ chói tùy theo ý muốn. Điều này đã mở ra một không gian sáng tạo lớn cho các nhiếp ảnh gia để làm nên những tác phẩm nghệ thuật ánh ấn tượng.
Phân loại đèn flash cho máy ảnh
Dòng đèn flash cho máy ảnh trên thị trường hiện nay rất đa dạng, mỗi loại đều được trang bị nhiều tính năng tiên tiến nhằm phục vụ cho các nhu cầu và điều kiện chụp ảnh khác nhau của người dùng. Tuy nhiên hầu hết chúng được phân thành một số loại đèn phổ biến dưới đây:
Đèn flash speedlight
Đèn flash Speedlight là một sự lựa chọn phổ biến cho các nhiếp ảnh gia với thiết kế nhỏ gọn cùng khả năng cung cấp ánh sáng mạnh mẽ. Điểm đặc biệt của dòng này là tính năng Through the Lens (TTL), cho phép nó tự động điều chỉnh công suất ánh sáng dựa trên thông tin từ ống kính, giúp tiết kiệm thời gian setup thủ công và đảm bảo chất lượng ảnh tốt trong nhiều tình huống chụp khác nhau.
Ngoài ra, đèn flash Speedlight có khả năng điều chỉnh mức phản xạ dựa trên độ dài tiêu cự của ống kính, mang lại sự linh hoạt tuyệt vời trong việc chụp ảnh ở nhiều tình huống khác nhau.
Nó cũng có khả năng nhấp sáng trong một khoảng thời gian ngắn ở mức công suất thấp cũng như có thể kết hợp với nhiều đèn flash khác nhau (từ 4 đến 6) để hỗ trợ trong việc đóng băng chủ thể khi chụp ảnh tĩnh.
Đèn flash monolight
Đèn flash monolight sở hữu chất lượng ánh sáng và công suất nổi trội hơn hẳn so với loại flash Speedlight, vì vậy mà nó là một sự lựa chọn ưu việt cho nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Kích thước của chúng cũng lớn hơn nên thường đi kèm với chân đỡ chắc chắn để nâng cao độ ổn định khi sử dụng.
Dòng đèn này được chia thành hai loại, mang lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn cho người dùng. Trong đó, một loại sử dụng pin thì thường có công suất giao động từ khoảng 300W đến 500W hoặc một số dòng tốt hơn Broncolor Siros,… có thể lên đến 800W.
Thêm vào đó, điểm đặc biệt của loại đèn này nằm ở khả năng sử dụng nhiều loại ánh sáng khác nhau và thời gian hồi đèn ngắn. Tính nhất quán về màu sắc của loại đèn Monolight dùng pin cũng được cải thiện đáng kể.
Loại thứ hai chạy bằng điện thường được ứng dụng rộng rãi hơn trong các studio. So với loại chạy bằng pin thì nó có thời gian hồi đèn ngắn hơn, thời gian đánh đèn ngắn và mức công suất cũng nhỏ hơn. Một số thương hiệu lớn trên thị trường hiện nay thậm chí còn tung ra các phiên bản kết hợp cả chạy bằng pin và điện nhằm tăng cường tính tiện lợi và trải nghiệm người dùng.
Chính vì vậy, lựa chọn giữa đèn flash Monolight chạy bằng pin và chạy bằng điện sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện sử dụng cụ thể của nhiếp ảnh gia. Trường hợp chụp trong các phòng studio cố định loại chạy bằng điện có thể là lựa chọn ổn định và mạnh mẽ. Trong khi đó, đèn chạy bằng pin thích hợp cho những tình huống cần sự linh hoạt và thuận tiện trong việc di chuyển.
Đèn flash nguồn rời
Đây chính là loại đèn flash cổ điển nhất trong 3 loại, dòng này được tách rời phần pin và phần đầu đèn và chúng có đặc trưng là có công suất rất lớn từ 1000w- 4800w. Dòng máy này cũng như dòng máy monolight cũng có 2 loại, 1 loại sử dụng pin, loại còn lại sử dụng điện.
Đèn flash nguồn rời hay còn gọi đèn flash studio, là một trong những công cụ quan trọng và cổ điển nhất trong cả 3 loại. Dòng này cũng được chia thành hai loại chính, một loại chạy bằng pin, loại còn lại sử dụng điện. Đặc trưng rõ rệt của nó là có mức công suất rất mạnh mẽ từ 1000W đến 4800W, lý tưởng để tạo ra ánh sáng chất lượng cao và kiểm soát nhiều hiệu ứng ánh sáng khác nhau.
Đèn flash nguồn rời sử dụng pin có cấu trúc tách rời giữa phần pin và phần đầu đèn, mang lại sự linh hoạt cho nhiếp ảnh gia. Loại đèn này cung cấp mức sáng không quá lớn, phù hợp cho nhiều môi trường chụp ảnh. Một số mô hình có công suất lên đến 1200W và duy trì được mức sáng ổn định trong thời gian dài. Hơn nữa, hệ thống này có khả năng hồi đèn nhanh chóng, giúp nhiếp ảnh gia bắt kịp các khoảnh khắc quan trọng một cách hiệu quả.
Trong khi đn flash nguồn rời chạy bằng điện thường được ưa chuộng trong các môi trường studio và sản xuất với công suất lớn. Điểm mạnh của hệ thống này nằm ở tốc độ hồi đèn cực kỳ nhanh và độ nhất quán màu sắc ánh sáng xuất sắc. Chúng trở trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh nhờ khả năng cung cấp đến 3 đầu ra và có công suất lên đến 3200W cho mỗi đầu ra.
Tuy nhiên dòng đèn flash nguồn rời này có một nhược điểm là thiết kế khá cồng kềnh, khiến tính di động giảm xuống đáng kể, người dùng gặp khó khăn trong việc di chuyển thiết bị. Sự phức tạp trong cấu trúc cũng làm tăng độ khó khăn khi sử dụng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu trong nhiếp ảnh.
Bên cạnh đó, mặc dù chúng cung cấp công suất lớn và khả năng kiểm soát ánh sáng đa dạng, nhưng giá thành cao là một trong những điều mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa dòng đèn này.
Tính năng nổi bật của đèn flash
Số Guide Number (GN)
Chức năng Số Guide Number (GN) là một trong những điểm đặc biệt của đèn flash, nó cung cấp cho người dùng thông tin về khả năng chiếu sáng cực đại của đèn dựa trên phạm vi tối đa và giá trị khẩu độ cụ thể của ống kính. Công thức để tính chỉ số GN cũng rất đơn giản: GN = khẩu độ x khoảng cách.
Giá trị này giúp bạn xác định được lượng ánh sáng cần thiết để chiếu sáng đúng đối tượng, các nhà sản xuất đèn thường sẽ chỉ định cụ thể và thử nghiệm trong các điều kiện tiêu chuẩn. Ngoài ra, khi biết rõ được chỉ số GN rồi, bạn có thể tính toán khoảng cách mà đèn flash có thể phủ sóng ở độ mở ống kính đặt trước và ngược lại.
Tính linh hoạt của đầu flash
Đầu đèn flash được thiết kế vô cùng linh hoạt, cho phép người dùng thiết lập các góc chiếu sáng khác nhau thông qua các khớp gập và xoay. Qua đó, bạn có thể điều chỉnh khớp gập từ vuông góc sang thân đèn, trong khi khớp ngang có thể xoay theo chiều kim đồng hồ quanh một trục, giúp tối ưu hóa hướng ánh sáng tùy thuộc vào mục đích chụp.
Điều này làm cho quá trình chụp hình với đèn flash của bạn trở nên trở nên sáng tạo và linh hoạt trong nhiều tình huống chụp khác nhau.
Zoom Flash – tầm phủ sóng của Flash
Chế độ thu phóng là một tính năng thú vị của các dòng đèn flash cao cấp. Thông số thu phóng cho biết khả năng điều chỉnh phạm vi sáng từ rộng đến hẹp, điều mà các loại đèn flash máy ảnh giá rẻ không có.
Thông thường khả năng zoom flash nằm trong khoảng 24-105mm. Nếu ở tiêu cự 24mm, đèn bao phủ một khu vc rộng với cường độ ánh sáng cao nhất, thì khi ở ở 105mm, nó tập trung ánh sáng vào một khu vực nhỏ hơn nhưng độ sáng cao vẫn được duy trì.
Người dùng cũng cần lưu ý rằng chỉ số Guide Number (GN) chỉ đạt tới giá trị tối đa khi thu phóng đèn flash được đặt thành 105mm. Khi bạn thu phóng về góc rộng hơn, độ bao phủ của ánh sáng tăng lên, số mũ của GN có thể giảm.
Các chế độ đèn flash chụp ảnh phổ biến
Đèn godox, đèn flash nikon, đèn flash canon hay đèn yongnuo,… đều là những thương hiệu sản xuất đèn chất lượng và phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều buổi quay chụp khác nhau từ chụp ảnh sản phẩm, hình cưới, lookbook, thời trang,… vì vậy mà được trang bị rất nhiều bộ tính năng hiện đại khác nhau. Trong đó thường bao gồm 4 chế độ chính như sau:
Chế độ Manual
Chế độ Manual cho phép người dùng hoàn toàn kiểm soát và điều chỉnh công suất phát sáng của đèn theo ý muốn của mình, để đảm bảo rằng nguồn sáng phát ra đủ sáng cho cảnh chụp. Chế độ này thường được ưa chuộng khi chụp ảnh trong studio hoặc các tình huống có điều kiện ánh sáng ổn định.
Qua Ống Kính (TTL)
Chức năng Through The Lens (TTL) dùng để đo lường chính xác cường độ ánh sáng để chiếu sáng đối tượng. và duy trì được sự cân bằng giữa ánh sáng nhấp nháy và ánh sáng xung quanh. Khi chuyển sang chế độ TTL, đèn flash thường sẽ nhấp nháy hai lần để thực hiện quá trình đo sáng, một tính năng rất có lợi khi làm việc trong môi trường thiếu sáng hoặc ánh sáng thay đổi liên tục.
Đồng bộ tốc độ cao (HSS)
High Speed Sync (HSS) thường xuất hiện trên những mẫu đèn flash đắt tiền, tính năng này giúp khắc phục những hạn chế của máy ảnh khi sử dụng trong thời gian dài, tạo điều kiện cho việc chụp ảnh ở tốc độ cao mà vẫn giữ được hiệu ứng của đèn flash.
Ví dụ như nếu tốc độ màn trập của máy ảnh là 1/250 giây, đèn flash có trang bị tính năng HSS có thể đánh sáng ở tốc độ nhanh hơn để ngăn ngừa tình trạng bóng đen xuất hiện làm tối hình ảnh.
Đồng bộ màn thứ hai
Chế độ Second Curtain Sync là một tùy chọn trong đèn flash, nơi mà ánh sáng đèn flash sẽ được kích hoạt bởi màn trập sau thay vì màn trập trước như trong các chế độ thông thường. Điều này giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng kéo dài độc đáo và thường được sử dụng để mang lại hình ảnh có hiệu ứng chuyển động đặc biệt.
Cách chọn mua đèn flash
- Loại đèn: Xác định loại đèn flash phù hợp với nhu cầu của bạn, có thể là đèn speedlight nhỏ gọn, đèn monolight chất lượng cao hoặc đèn flash nguồn rời mạnh mẽ.
- Công suất: Chiếc đèn flash của bạn cần phải đủ mạnh mẽ để có thể chiếu sáng đối tượng cần chụp một cách hoàn hảo nhất, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng.
- Tương thích: Tính tương thích giữa đèn flash và máy ảnh là một yếu tố quan trọng khi chọn mua. Điều này giúp đảm bảo rằng đèn flash có thể gắn vào khung máy một cách dễ dàng và bạn có thể khai thác hết mọi chức năng của cả hai thiết bị.
- Tính năng: Khi chọn mua đèn flash cho máy ảnh, bạn cần xem xét các tính năng mà đèn sở hữu để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Chẳng hạn như khả năng xoay, kết nối không dây, chế độ TTL, điều chỉnh góc mở ánh sáng,…
- Thương hiệu uy tín và chất lượng: Người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn đơn vị phân phối có độ uy tín cao để hạn chế tình trạng mua phải hàng giả kém chất lượng. Sản phẩm của các thương hiệu có tên tuổi cũng được đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ toàn diện hơn. Điển hình như đèn flash godox, đèn flash canon, đèn flash nikon, đèn yongnuo,…