Là nhóm tiêu cự phổ thông mà hầu hết các hãng máy ảnh đều chú trọng, 24-70mm đáp ứng được các nhu cầu chụp từ góc rộng đến gần tele và là ống kính cần phải có của rất nhiều nhiếp ảnh gia. Do đó mà Nikon rất chăm chút cho ống kính Nikkor Z 24-70mm F2.8 S của mình với thiết kế ấn tượng, chất lượng hình ảnh tốt và khả năng lấy nét chuẩn xác. Hãy cùng Anh Đức đánh giá chi tiết ống kính này nhé.
Trước hết, hãy điểm qua các thông số cơ bản của ống kính này:
- Dải tiêu cự: 24-70mm (36-105mm trên cảm biến Crop)
- Dải khẩu độ: F2.8 – F22
- Ổn định hình ảnh: Không
- Đường kính bộ lọc: 82mm
- Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0.38m
- Độ phóng đại: 0.11
- Số lá khẩu: 9 cánh
- Trọng lượng: 805g
- Cấu trúc quang học: 17 thấu kính chia thành 15 nhóm, với 4 thấu kính phia cầu và 2 thấu kính tán sắc thấp
Ở hiện tại, hệ ngàm Z vẫn còn tương đối mới với nhiều hãng sản xuất ống kính thứ 3, nên hầu như người dùng chưa có một lựa chọn khác để so sánh. Tuy nhiên trên dùng dài tiêu cự, người dùng Nikon cũng có 1 phiên bản nhỏ, nhẹ và giá cả phải chăng hơn của nó là Z 24-70mm F4 S. Ống kính này là một phiên bản tối giản hầu hết các nút chức năng, màn hình hiển thị và có cấu trúc quang học – lá khẩu đơn giản hơn, nhưng vẫn đảm bảo khả năng chống chịu thời tiết tốt.
Tuy nhiên, với khẩu độ tối đa chỉ F4, ống kính này không phù hợp khi chụp thiếu sáng. Với sự bổ sung của ngàm FTZ, người dùng có thể tận dụng lại ống kính 24-70mm cũ thuộc hệ ngàm F trên các máy ảnh Nikon DSLR. So với ống kính 24-70mm trên DSLR có phần to nặng hơn, thì ống kính 24-70mm trên ngàm Z nhẹ hơn và có chất lượng quang học vượt trội hơn nhiều. Không chỉ vậy, việc có thêm các vị trí tùy biến và màn hình hiển thị giúp việc thao tác cũng trực quan hơn.
Khi so sánh với các đối thủ khác, chúng ta có Canon RF 24-70mm F2.8 L IS USM và Sony FE 24-70mm F2.8GM đều là 2 ống kính cũng rất xuất sắc. Với Canon, dù có cùng kích thước, nhưng ống kính lại nặng hơn và có mức giá cao hơn một chút so với Nikon. Tuy nhiên, nhờ việc sử dụng động cơ siêu âm Nano USM, tốc độ lấy nét của nó nhanh hơn rất nhiều so với động cơ bước kép của Nikon.
Với ống kính của Sony, vì là phiên bản ra sớm hơn nên ống kính này sử dụng động cơ áp điện vẫn có mức độ hiệu quả hơn so với động cơ bước kép của Nikon. Về mặt chất lượng quang học, ống kính của Canon và Sony có màn thể hiện rất tốt, tuy nhiên ống kính của Nikon lại nhỉn hơn khá nhiều nhờ sự cân bằng về hiệu năng quang học nhờ vào khả năng xử lý quang sai và tái tạo hiệu ứng bokeh mềm mịn hơn nhờ.
Chúng ta cùng so sánh 4 ống kình 24-70mm thuộc cùng hệ ngàm mirrorless trên các dòng máy Nikon, Canon và Sony.
Nikon Z 24-70mm F2.8 S | Nikon Z 24-70 F4 S | Canon RF 24-70mm F2.8 L IS USM | Sony FE 24-70mm F2.8 GM | |
Dòng ngàm | Nikon Z | Nikon Z | Canon RF | Sony E |
Cấu trúc quang học | 17 thấu kính chia thành 15 nhóm | 14 thấu kính chia thành 11 nhóm | 21 thấu kính chia thành 15 nhóm | 18 thấu kính chia thành 13 nhóm |
Số cánh khẩu | 9 | 7 | 9 | 9 |
Chống chịu thời tiết | Có | Có | Có | Có |
Động cơ lấy nét | Động cơ bước kép | Động cơ bước | Động cơ siêu âm Nano | Động cơ áp điện |
Khoảng lấy nét gần nhất | 0.38m (0.22x) | 0.3m (0.3x) | 0.21m (0.3x) | 0.34m (0.24x) |
Đường kính bộ lọc | 82mm | 72mm | 82mm | 82mm |
Trọng lượng | 805g | 500g | 900g | 886g |
Khả năng thao tác
Về mặt cảm quan, Nikkor 24-70mm F2.8 S là một ống kính có thiết kế cân đối với độ lớn của nó và khá tương đồng so với các ống kính cùng tiêu cự của các thương hiệu khác. Khi được lắp trên các thân máy như Z6 hay Z7, cảm giác cầm máy rất thoải mái và cân đối, đồng thời cũng có tính thẩm mĩ cao. Phần vỏ ống kính được làm từ hỗn hợp nhựa và kim loại nên không gây cảm giác nặng nề như các ống kính DSLR trước đây của Nikon.
Bên cạnh vòng lấy nét và vòng zoom, ống kính 24-70mm F2.8 S cũng có một vòng điều khiển có thể tùy chỉnh để kiểm soát khẩu độ, ISO hoặc bù trừ phơi sáng. Một điều cần lưu ý và vòng điều khiển này là dạng vòng trơn thay vì là vòng có nấc. Vòng zoom cần người dùng sử dụng nhiều lực hơn một chút để bắt đầu xoay, nhưng sẽ rất trơn tru với góc vòng xoay khá ngắn chỉ 90 độ.
Vòng lấy nét có khả năng phản hồi tốt với tốc độ xoay, cho phép người dùng có góc vòng xoay ngắn nếu cần đổi vị trí nét nhanh và ngược lại. Mặc dù thuận tiện cho người chụp ảnh tĩnh, nhưng việc lấy nét này khiến cho việc quay video trở nên khó khăn hơn do không có tùy chọn phản ứng tuyến tính theo tốc độ xoay duy nhất. Đồng thời, ống kính cũng không có bộ chống rung và người dùng sẽ phụ thuộc vào chống rung trong thân máy.
Giữa vòng xoay zoom và vòng điều khiển, chúng ta sẽ có một màn hình OLED nhỏ hiển thị thông tin và 2 nút chức năng nằm ở 2 bên. Nút L-Fn cho phép tùy biến các chức năng như khóa lấy nét, lấy nét theo dõi chủ thể, xem lại ảnh và nhiều chức năng khác. Nút DISP hiển thị các thông tin cơ bản qua các lần nhấn là tiêu cự, khẩu độ, chỉ báo độ sâu trường ảnh và khoảng các lấy nét. Giá trị khẩu độ chỉ thể hiện ở chế độ ưu tiên khẩu và chỉnh tay.
Cuối cùng, ở phía bên phải của ống kính này là nút chuyển chế độ lấy nét AF/MF. Ống kính được bảo vệ hoàn toàn khỏi các yếu tố như bụi và độ ẩm bằng các vòng đệm không chỉ ở đuôi ngàm và còn ở các vị trí vòng điều khiển, nút, công tắc và các khớp nối giữa các bộ phận. Các thấu kính đầu và cuối ống dều có lớp phủ chống bám vân tay, độ ẩm hay giọt nước. Đường kính bộ lọc là 82mm hầu như là mức phổ biến với các ống kính 24-70mm khác.
Khả năng lấy nét và hiện tượng trượt nét
Nikkor Z 24-70mm F2.8 S có hệ thống lấy nét đa điểm hoạt động tương tự như trên một số ống kính GM hiệu suất cao của Sony, bằng cách sử dụng nhiều nhóm động cơ lấy nét cùng lúc. Tuy nhiên, nếu nhóm động cơ trên các ống kính của Sony là động cơ tuyến tính, Nikon sử dụng 2 động cơ bước để di chuyển 2 nhóm thấu kính cùng 1 lúc. Do đó, tốc độ lấy nét của nó tương đối nhanh và êm ái, nhưng vẫn có phần chậm hơn so với các ống kính DSLR cũ.
Tuy nhiên, ống kính chỉ mất chưa đầy 1 giây để di chuyển khoảng nét từ vô cùng đến cực cận. Dù không phải là ống kính macro, nhưng với khoảng lấy nét tối thiểu là 0.38mm ở tiêu cự 70mm, ống kính vẫn giúp người dùng chụp gần các vật thể như bông hoa. Và với các nhà quay phim, ống kính này có khả năng kiểm soát rất tốt hiện tượng trượt nét giống như với 2 ống kính còn lại trong bộ ba ống zoom thần thánh cùng khẩu độ F2.8 là 14-24mm và 70-200mm.
Chất lượng hình ảnh
Nikkor Z 24-70mm F2.8 S mang đến chất lượng hình ảnh ổn định và vượt trội ở một số mặt so với ống kính cùng tiêu cự trên DSLR. Ngoài các vấn đề về tia sáng và hiệu ứng bokeh, ống kính này đạt được độ nét toàn ảnh đồng nhất hơn thông qua việc hy sinh một chút độ nét trung tâm tuyệt đối. Ống kình đều có một số vấn đề nhỏ về quang sai và tối viền ở 2 đầu tiêu cự, nhưng đều có thể xử lý bằng các phần mềm hậu kì.
Xét về độ nét, khi chụp ở khẩu độ mở lớn nhất, ống kính này có khả năng tái tạo hình ảnh với độ nét xuất sắc tại vị trí trung tâm của bức ảnh và có hơi chút mất nét tại các góc nhưng vẫn đủ tốt để sử dụng. Nếu giảm mức khẩu về F5.6, độ nét rìa được cải thiện mạnh mẽ và có thể dễ dàng quan sát sự cải thiện này trên Nikon Z7. Việc lấy nét ở góc sẽ cải thiện độ sắc nét một chút cho thấy mặt phẳng nét của ống kính này không bị cong quá nhiều.
Khi chụp ở tiêu cự tele, độ nét trung tâm ở F2.8 rất tốt và độ nét toàn ảnh sẽ đạt tối đa khi giảm khẩu về F5.6, khi độ nét ở các vùng rìa ảnh được cải thiện nhiều hơn và nét hơn so với khi chụp ở khẩu độ lướn. Nhìn chung, Z 24-70mm vẫn là một ống kính rất sắc nét để hỗ trợ cho các dòng máy có cảm biến độ phân giải cao đến 45.7MP trên Nikon Z7.
Xét về hiệu ứng bokeh, Z 24-70mm mang lại hiệu ứng bokeh khá đẹp mắt và tốt hơn hẳn so với phiên bản F4. Dù có bokeh mềm mại và dễ chịu, một số vấn đề nho nhỏ vẫn có thể xảy ra với bokeh ở ống kính này trong một số điều kiện đặc biệt. Hiệu ứng mắt mèo xảy ra nhiều ở một khoảng cách tương đối gần vùng trung tâm, nhưng không gây khó chịu đến người dùng. Việc giảm khẩu về F5.6 sẽ giảm thiểu hiệu ứng mắt mèo nhưng lại tạo ra bokeh đa giác dễ thấy.
Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra là hiệu ứng nhòe bokeh ở các vùng mất nét hoặc chuyển tiếp. Các đối tượng trong khu vực này thường xảy ra hiệu ứng trùng lặp như bị rung khi chụp ảnh. Hiệu ứng chồng bokeh này thường xảy ra với các ống kính hiện đại sử dụng thiết kế thấu kính phi cầu phức tạp và sẽ là điều người dùng không mong muốn. Tất nhiên, hiện tượng này ít khi xảy ra trong các môi trường chụp hình đủ sáng.
Ống kính có khả năng xử lý và kiểm soát hiện tượng lóa sáng và bóng mờ khá tốt, nhất là khi được sử dụng cùng với loa che nắng được đi kèm khi mua nó. Với hiệu ứng tia sao, ống kính có thể tạo ra tia sao 18 cánh khá ổn nhưng là chưa đủ tốt với các đối thủ khác. Hầu hết các ống kính của Nikon đều có các tia sao phân kì thay vì hội tụ thành các cánh sao như của Canon hay Sony.
Về việc xử lý quang sai, ống kính này kiểm soát rất tốt các quang sai dọc tạo nên các vùng viền tím và xanh lá cây, khiến cho hiện tượng này không quá nghiêm trọng ngay cả ở trên thân máy Z7. Các hiện tượng này sẽ biến mất khi xử lý hậu kỳ, tuy nhiên việc tinh chỉnh độ méo ảnh và quang sai có thểm làm giảm độ nét ảnh một chút.
Tổng kết
Nikon đã mang đến cho người dùng một ống kính zoom tiêu chuẩn với chất lượng cao, và góp phần vào bộ ba ống zoom với dải tiêu cự từ 14mm đến 200mm. Mặc dù tốc độ lấy nét có thể chậm hơn 1 chút so với bản DSLR, hiệu suất quang học tổng thể trên Z 24-70mm F2.8 rất tuyệt vời đi cùng với thiết kế chắc chắn, khả năng điều khiển tốt và bền bỉ với các diều kiện thời tiết, phù hợp cho cả nhu cầu chụp ảnh và quay video rất linh hoạt.