Nhằm bắt kịp xu hướng thiết kế và xây dựng ống kính thu phóng khẩu độ lớn với dải tiêu cự dài hơn, ống kính Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art đã chính thức được ra mắt với rất nhiều hứa hẹn về một ống kính “tất cả trong một” với chất lượng hình ảnh tốt, hiệu suất hoạt động ấn tượng và tính linh hoạt cao trong mọi môi trường sử dụng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Anh Đức Digital tìm hiểu về ống kính này nhé.
1
Thông số nổi bật
- Dải tiêu cự: 28-105mm (khổ fullframe)
- Hệ ngàm: Sony E, L-mount
- Dải khẩu độ: F2.8 – F22
- Vòng khẩu độ: có
- Nút chức năng cho vòng khẩu độ: lẫy khóa vòng, lẫy chuyển chế độ nảy/trượt
- Số lá khẩu: 12
- Hệ thống quang học: 18 thấu kính chia thành 13 nhóm
- Thấu kính đặc biệt: 1 thấu kính siêu tán sắc, 2 thấu kính tán sắc thấp đặc biệt, 5 thấu kính phi cầu
- Động cơ lấy nét: động cơ tuyến tính
- Trọng lượng: 995g
- Kích thước 88mm (đường kính) x 158mm (chiều dài)
- Vật liệu: hợp kim magie
- Đường kính bộ lọc: 82mm
- Cách thức thu phóng: thu phóng xoay (mở rộng chiều dài)
- Khoảng lấy nét gần nhất: 40cm
Hệ thống quang học và hiệu suất ghi hình
Nếu như nhiều ống kính thu phóng có dải tiêu cự xa trong phạm vi 28-105mm thường chỉ có mức khẩu độ tối đa toàn dải là F4, Sigma sẽ thay đổi điều này khi mang đến ống kính 28-105mm với khẩu độ toàn dải là F2.8. Điều này mang đến nhiều lợi ích về khả năng thu sáng và độ sâu trường ảnh trên toàn bộ dải tiêu cự. Kết hợp với khả năng tinh chỉnh để triệt tiêu hoàn toàn quang sai cũng góp phần cải thiện hiệu suất quang học đỉnh cao của ống kính này
2
Khẩu độ lớn F2.8 và hiệu suất quang học vượt trội
Với khẩu độ lớn trên toàn dải tiêu cự, Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art được xem là ống kính thu phóng tất cả trong có thể phục vụ cho hầu hết mọi loại hình nhiếp ảnh, từ phong cảnh góc rộng; phóng sự đường phố và chân dung ở tiêu cự trung bình; và chụp ảnh thể thao hay thiên nhiên ở tiêu cự lớn. Việc kết hợp khẩu độ F2.8 và sử dụng tiêu cự như 85mm hay 105mm sẽ tách bạch chủ thể ra khỏi khu vực hậu cảnh và tạo ra hiệu ứng bokeh đẹp mắt hơn.
3
Thêm vào đó, ống kính được chế tạo để hỗ trợ triệt tiêu quang sai rất hiệu quả trong từng nhóm thấu kính và trong toàn bộ dải tiêu cự, đảm bảo hiệu suất hình ảnh nhất quán. Điều này là nhờ hệ thống quang học phức tạp chưa đến 18 thấu kính, trong đó bao gồm 1 thấu kính siêu tán sắc (SLD), 2 thấu kính tán sắc thấp đặc biệt (FLD), 5 thấu kính phi cầu. Trong đó, thấu kính FLD là thấu kính khó sản xuất nhất và chỉ được làm tại nhà máy chuyên biệt của Sigma.
Khả năng chụp ảnh macro
Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art có khoảng lấy nét tối thiểu chỉ 40cm trên toàn bộ dải tiêu cự, cho phép người dùng đến gần chủ thể hơn bao giờ hết. Ở tiêu cự 105mm, tỉ lệ phóng đại của ống kính lên đến 1:3.1 mang đến khả năng chụp ảnh cận cảnh mạnh mẽ và đạt độ chi tiết cao
4
Giảm thiểu lóa sáng, bóng mờ và tối ưu ống kính thử
Sử dụng công nghệ mô phỏng tiên tiến, hiện tượng lóa sáng và bóng mờ phần lớn được loại bỏ, cho phép hình ảnh giữ được độ tương phản cao và giàu màu sắc trong mọi điều kiện. Ngoài ra, hai lớp phủ Nano Porous và Super Multi-Layer cũng được áp dụng để giảm thiểu hiện tượng này. Đồng thời, Sigma đã tối ưu thiết kế để giảm thiểu hiện tượng ống kính thở, duy trì góc nhìn nhất quán trên toàn bộ dải tiêu cự. Điều này giúp việc chuyển tiêu điểm mượt mà và căn chỉnh hình ảnh dễ dàng hơn khi chụp ảnh chồng nét.
5
Thiết kế tối ưu tính di động
Ống kính thu phóng tiêu chuẩn ngày nay phải đủ nhỏ và nhẹ để dễ dàng sử dụng cả ngày. Vì vậy Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art được thiết kế hướng đến tính di động cao nhờ vào việc sử dụng 5 thấu kính phi cầu để rút ngắn chiều dài tổng thể và cấu trúc magie xung quanh ngàm, giúp trọng lượng của ống kính chỉ ở mức dưới 1kg. Nhờ điều này mà trải nghiệm ống kính sẽ trở nên linh hoạt hơn, tương đương với các ống kính có dải tiêu cự ngắn hơn là 24-70mm F2.8
6
Việc sử dụng lượng lớn thấu kính phi cầu không chỉ giúp Sigma thanh công trong việc rút ngắn chiều dài tổng thể mà không ảnh hưởng đến độ sắc nét và chất lượng hình ảnh. Thêm vào đó, với sự cân nhắc trong việc tối ưu hóa vật liệu cho từng bộ phận bên trong, bao gồm sử dụng hợp kim magie thay cho nhôm cho phần thân ống kính xung quanh ngàm đã giảm đi một phần trọng lượng riêng của các bộ phần này xuống còn 2/3 nhưng vẫn đảm bảo độ cứng.
Tính năng chuyên nghiệp, hệ thống lấy nét nhanh và khả năng bảo về tốt
Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art được trang bị động cơ lấy nét tuyến tính HLA cung cấp tốc độ truyền động tối đa, đảm bảo khả năng lấy nét nhanh, chính xác và mượt mà. Động cơ này hoạt động khá yên tĩnh nên sẽ không ảnh hưởng đến việc quay phim hay chụp ảnh. Thêm vào đó, ống kính được trang bị vòng khẩu độ chuyên dụng để thay đổi thông số này ngay trên ống kính một cách tiện lợi. Đi kèm với nó là lẫy khử này để thao tác vòng mượt hơn và công tắc khóa để tránh vô tình thao tác lên vòng.
7
Tương tự như các ống kính Sigma ART khác, Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art có 2 nút khóa nét (AFL) có thể được tùy chỉnh chức năng (tùy vào mẫu máy ảnh có hỗ trợ) và được đặt ở vị trí trên và bên trái, thuận tiện cho thao tác chụp ngang và dọc máy. Ngoài ra, ống kính có thêm lẫy khóa vòng tiêu cự để phần ống kính thu phóng bị kéo ra ngoài do tác dụng của trọng lực.
Toàn bộ ống kính có cấu trúc chống bụi và nước bắn để tránh bị nhiễm bẩn trong môi trường ngoài trời khắc nghiệt. Thấu kính phía trước cũng có lớp phủ chống bám nước và dầu, giúp giữ sạch và dễ dàng lau chùi trong các điều kiện bất lợi.
8
Mức giá và ngày ra mắt
Ống kính Sigma 28-105mm F2.8 DG DN Art dự kiến sẽ có mặt trên toàn cầu vào cuối tháng 9 này với mức giá khởi điểm là 1499 USD (37 triệu đồng). Hãy cùng Anh Đức Digital chiêm ngưỡng những hình ảnh được chụp từ ống kính này.
sp