Sigma 28-45mm F1.8 DG DN ART là một ống kính khá “lạ lẫm” với nhiều nhiếp ảnh gia khi sở hữu dải tiêu cự dặc biệt và khẩu độ lớn của ống kính 1 tiêu cự. Nhưng ẩn sâu bên trong ống kính này là thiết kế quang học phức tạp và được trang bị động cơ lấy nét mạnh mẽ, ống kính không chỉ đảm bảo hiệu suất hoạt động trong mọi môi trường mà còn có chất lượng hình ảnh rất ấn tượng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Anh Đức Digital đánh giá cụ thể hơn về trải nghiệm sử dụng ống kính.
1
Thông số nổi bật
- Dải tiêu cự: 28-45mm
- Loại ống kính: Fullframe
- Hệ ngàm: L-Mount, Sony E, Sony FE
- Dải khẩu độ: F1.8 – F16
- Vòng khẩu độ: Có
- Số lá khẩu: 11 lá
- Cấu trúc quang học: 18 thấu kính chia thành 15 nhóm
- Thấu kính đặc biệt: 3 thấu kính phi cầu, 5 thấu kính tán sắc siêu thấp (SLD)
- Khoảng lấy nét gần nhất: 0.3m
- Động cơ lấy nét: động cơ tuyến tính
- Kích thước: 153mm (dài) x 88mm (đường kính)
- Trọng lượng: 960g
- Kích thước bộ lọc: 82mm
Giới thiệu về ống kính
Là ống kính thu phóng khẩu độ lớn thứ tư sau ba siêu phẩm là 18-35mm F1.8 Art, 50 – 100 F1.8 Art dành cho máy ảnh APS-C và 24-35mm F2 Art dành cho máy ảnh fullframe, Sigma tiếp tục cho ra mắt ống kính thứ tư là Sigma 28-45mm F1.8 Art có dải tiêu cự hẹp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn la 24-70mm, nhưng với khẩu độ F1.8, ống kính này sẽ tương đương với 3 ống kính một tiêu cự là 28mm, 35mm và 45mm.
2
Hệ thống quang học của ống kính được cấu tạo từ 18 thấu kính trong 15 nhóm, trong đó có 5 thấu kính tán sắc thấp và 3 thấu kính phi cầu, giúp nâng cao chất lượng hình ảnh trên toàn khung hình ở mọi tiêu cự. Sigma đã tập trung vào việc hiệu chỉnh quang học chính xác trên toàn bộ dải tiêu cự để giảm thiểu quang sai, tăng cường chất lượng hình ảnh. Thêm vào đó, ống kính cũng có lớp phủ Nano Porous và Super Multi-Layer để giảm hiện tượng bóng mờ và lóa sáng.
Sigma 28-45mm F1.8 DG DN ART sở hữu cơ chế thu phóng và lấy nét bên trong nên chiều dài ống kính không thay đổi, tạo nên sự cân bằng và ổn định khi sử dụng trên chân máy hoặc gimbal. Sigma cũng tăng cường khả năng chống chịu thời tiết để bảo vệ ống kính khỏi bụi và hơi ẩm tại các vị trí nhạy cảm như đuôi ống kính và nút ấn, đồng thời thấu kính phía trước cũng có lớp phủ chống thấm nước và dầu. Ống kính có khoảng lấy nét gần nhất chỉ 30cm, nên phù hợp cho việc chụp ảnh cận cảnh vật thể.
3
Đánh giá chất lượng hoàn thiện
Cảm nhận bề ngoài
Trong những năm gần đây, chất lượng hoàn thiện của các ống kính Sigma luôn được cải thiện qua từng sản phẩm và thương hiệu này cũng chủ động bổ sung các tính năng và cải tiến mới, đặc biệt là các tính năng hỗ trợ quay phim. Trước đây, Sigma cũng từng ra mắt hai ống kính thu phóng khẩu độ lớn tương tự là 18-35mm f1.8 và 24-35mm f2, nhưng hai ống kính này không có nhiều tính năng đặt biệt, không được trang bị khả năng kháng thời tiết đủ ấn tượng và không có bộ ổn định hình ảnh.
4
Với chiều dài 151mm, đường kính 88mm và trọng lượng là 960g, Sigma 28-45mm F1.8 DG DN ART là ống kính tương đối lớn so với dải tiêu cự của nó. Ống kính này dài hơn so với Sigma 24-70mm F2.8 DG OS HSM (107.6mm) và Sony FE 24-70mm F2.8 GM II (119mm), thậm chí nó còn nặng hơn rất nhiều so với cả ống kính của Sony (695g). Khi lắp trên các thân máy Sony, ống kính cho cảm giác tương tự như 24-70mm F/2.8, không quá nặng nhưng tương đối cồng kềnh với ống kính có dải tiêu cự ngắn như vậy.
Hệ thống vòng điều khiển
Hệ thống điều khiển của ống kính bao gồm vòng lấy nét thủ công; khu vực chứa nút tùy biến; vòng thu phóng; khu vực chứa các công tắc điều khiển và vòng khẩu độ. Vòng khẩu độ có độ chia 1/3 stops và vị trí A để điều khiển khẩu độ trên máy ảnh. Vòng khẩu độ này hoạt động rất chắc chắn ở chế độ nảy và xoay mượt ở chế độ khử nảy (thông qua công tắc Click/Declick). Phía bên phải ống kính là lẫy khóa vòng khẩu độ để ngăn người dùng vô tình thao tác và công tắc AF/MF.
5
Là ống kính có thiết kế thu phóng bên trong, Sigma trang bị một vòng thu phóng mà không có lẫy khóa vòng này. Tiếp tục đi lên phía trên sẽ là hai nút tùy biến có thể được điều chỉnh trong menu của máy ảnh và được bố trí để sử dụng theo hai hướng là ngang và dọc. Vòng lấy nét thủ công ở phía đầu ống kính cũng có kích thước lớn với vòng cao su có độ bám tốt, thao tác vận hành trơn tru với lực hãm vừa phải để việc điều chỉnh điểm nét chính xác.
6
Vòng lấy nét này được điều khiển bằng cơ chế điện tử nên sẽ không có điểm dừng cứng ở các điểm cực cận hoặc vô cực như các ống kính cũ. Không chỉ vậy, phần loa che nắng của ống kính cũng có thiết kế rất liền mạnh với cơ chế khóa rất tiện lợi và phần cao su để tăng độ bám. Sigma cho biết, ống kính được trang bị khả năng kháng thời tiết thông qua lớp phủ cao su ở đuôi ngàm ống kính và các miếng đệm tại các vị trí rất quan trọng trên ống kính.
Đánh giá hiệu suất lấy nét
Hiệu suất lấy nét khi chụp ảnh
Đây cũng là một lĩnh vực khác mà Sigma có những bước tiến rất quan trọng khi thay thế các động cơ lấy nét STM truyền thống bằng động cơ HLA (truyền động tuyến tính hiệu suất cao) mạnh mẽ và mượt mà hơn. Động cơ mới có lực đẩy lớn hơn so với động cơ STM nên được sử dụng cho các hệ thống thấu kính lấy nét lớn và nặng, cũng như đảm bảo tốc độ phản ứng nhanh hơn. Trong các thử nghiệm ban đầu, ống kính thay đổi vị trí lấy nét về cơ bản là tức thời nên nó phù hợp khi chụp các chủ thể di chuyển nhanh.
7
Điều này giúp Sigma 28-45mm F1.8 DG DN ART trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho việc chụp ảnh sự kiện hoặc đám cưới khi người dùng có sự linh hoạt về tiêu cự, khẩu độ lớn và tốc độ lấy nét nhanh để bắt lấy những khoảnh khắc quan trọng. Trong quá trình hoạt động, ống kính gần như không phát ra tiếng động nào ngay cả khi áp tai vào sát ống kính, phù hợp trong các sự kiện cần sự yên tĩnh. Đồng thời, độ chính xác khi lấy nét cũng rất ấn tượng vì gần như không có hình ảnh nào bị sai nét khi chụp liên tục.
Hiệu suất lấy nét khi quay phim
Đối với việc quay phim, ống kính vẫn duy trì tốt hiệu suất hoạt động khi lấy nét nhanh, chuẩn xác và không xảy ra hiện tượng dò nét. Tốc độ chuyển nét của ống kính nhanh đến mức một số người dùng muốn có thêm tính năng điều chỉnh tốc độ lấy nét để có hiệu ứng chuyển nét theo phong cách điện ảnh hơn. Ống kính thi thoảng xuất hiện hiện tượng thở khi lấy nét nhưng không quá nghiêm trọng, đồng thời cũng có thiết kế gần như parfocal khi vẫn giữ được điểm nét gần đúng vị trí nếu thay đổi tiêu cự.
8
Khi kiểm tra thay đổi giữa hai điểm nét ở vị trí khá xa nhau bằng cách che tay vào ống kính và mở ra để lấy nét lại vào chủ thể, ống kinh hoạt động rất nhanh, mặc dù đôi lúc nó vẫn giữ tiêu điểm tại vị trí của chủ thể. Đồng thời, ống kính vẫn duy duy trì điểm lấy nét vào chủ thể thật sự rất ấn tượng khi chủ thể này di chuyển. Các thử nghiệm thực tế cho thấy việc thay đổi tiêu điểm đôi khi rất đột ngột với tốc độ cao nên việc có thêm tính năng điều chỉnh tốc độ chuyển nét là điều khá cần thiết.
Nhìn chung, động cơ lấy nét HLA của Sigma hoạt động rất tuyệt vời với hiệu suất cao và tốc độ nhanh. Tuy nhiên, với người dùng máy ảnh Sony, ống kính này sẽ không thể hoạt động ở tốc độ chụp liên tục lên đến 30fps mà chỉ bị giới hạn ở mức 15fps.
Đánh giá chất lượng hình ảnh
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, Sigma 28-45mm F1.8 DG DN Art là một ống kính khá đặc biệt về mặt quang học với cấu trúc phức tạp gồm thấu kính tán sắc thấp (SLD) và 3 thấu kính phi cầu. Sự phức tạp này mang đến cho ống kính chất lượng hình ảnh ấn tượng và nổi bật khi nói về màu sắc, độ tương phản, độ sắc nét và hiệu ứng bokeh đẹp mắt. Đó cũng là lý do mà Sigma khẳng định về chất lượng của ống kính này có thể ngang hàng với 2 ống kính đã ra mắt trước đó là 24mm F1.4 Art và 50mm F1.4 Art.
Khả năng xử lý quang sai
Nói về khả năng xử lý quang sai, hầu hết hình ảnh từ Sigma 28-45mm F1.8 gần như ít xảy ra hiện tượng quang sai hay viền tím tại các vùng có sự chênh lệch về độ tương phải. Sigma đã khôn ngoan khi chọn thu hẹp phạm vi tiêu cự xuống 28mm, dễ thiết kế hơn nhiều so với việc sử dụng tiêu cự 24mm, giúp hình ảnh ít bị méo hơn, ít quang sai khả kiến và có thể được hiệu chỉnh đơn giản hơn. Tại tiêu cự 45mm, hình ảnh có hiện tượng lõm ở phần tâm và hiện tượng tối viền cũng nặng hơn một chút, nhưng vẫn cóp thể được xử lý.
9
Độ phân giải và tương phản
Để đánh giá về độ phân giải và tương phản, thử nghiệm với ống kính được thực hiện trên Sony A7R V với cảm biến 61MP. Hình ảnh được chụp có vùng trung tâm và giữa khung hình rất sắc nét, trong khi độ nét vùng rìa ảnh có sự suy giảm ở khẩu độ lớn. Với tiêu cự 28mm, hình ảnh có độ nét rất tốt ngoại trừ vùng rìa ảnh, nhưng độ sắc nét toàn ảnh sẽ trở nên hoàn hảo khi giảm khẩu độ về F4. Nếu giảm khẩu độ về F11, hình ảnh sẽ xuất hiện chút nhiễu xạ và sẽ giảm chất lượng khá nhiều ở F16, dù chất lượng tổng quan vẫn chấp nhận được.
10
Trong khi đó, tiêu cự 35mm còn cho độ sắc nét và tương phản rất tốt ngay cả ở tiêu cự lớn dù điểm yếu vẫn nằm ở các góc. Nâng lên tiêu cự 45mm, ống kính vẫn duy trì tốt khả năng kết xuất hình ảnh trên toàn bộ khung hình, đồng thời có sự cải thiện về độ sắc nét ở vùng rìa ảnh đã tốt hơn rất nhiều ở khẩu độ F1.8. Giảm khẩu độ về F2.8 sẽ cho hiệu suất hình ảnh tốt nhất, giúp cho những bức ảnh phong cảnh có màu sắc, độ tương phản và độ chi tiết tuyệt vời.
13
Hiệu ứng xóa phông và chống loa
Hình ảnh ở tiêu cự lớn trên ống kính Sigma 28-45mm F1.8 DG DN Art sẽ mang dến sự kết hợp ấn tượng giữa độ sắc nét và hiệu ứng bokeh mềm mại thực sự rất thuyết phục các nhiếp ảnh gia. Ngay cả khi lấy nét vào chủ thể ở vị trí xa hơn một chút, hiệu ứng bokeh vẫn khá đẹp và được đánh giá cao. Khả năng chống loa sáng của ống kính tương đối uy tín khi vẫn giữ được độ tương phản ngay cả khi hướng ống kính về phía có nguồn sáng mạnh như ánh mặt trời.
11
Nhìn chung dải tiêu cự 28-45mm tưởng chừng sẽ có những bất lợi về độ linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh, nhưng lại là lựa chọn thông minh trong việc thiết kế ống kính để xử lý quang sai tốt hơn, tối ưu khả năng phân giải hình ảnh và có khả năng xóa phông ấn tượng.
Đánh giá chung
Sigma 28-45mm F1.8 DG DN Art sở hữu rất nhiều lợi thế nằm ở dải tiêu cự đặc biệt của nó. Ống kính có chất lượng quang học tuyệt vời, cung cấp hình ảnh sắc nét với độ chi tiết cao, các hiện tượng quang sai, biến dạng hay tối viền đều ở mức tối thiểu. Khẩu độ lớn F1.8 hỗ trợ kiểm soát ánh sáng và độ sâu trường ảnh vượt trội so với các ống kính thu phóng thông thường, đồng thời tạo ra hiện ứng bokeh tuyệt đẹp. Khả năng lấy nét gần cũng tăng tính linh hoạt cho ống kính, giúp nó phù hợp với nhiều tình huống chụp khác nhau.
12
Không chỉ vậy, ống kính có chất lượng hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao cấp, có cấu trúc chống chịu thời tiết chắc chắn và có đầy đủ các công tắc cần thiết cho việc điều khiển ống kính toàn diện. Tuy nhiên, kích thước và trọng lượng của ống kính chính là một thách thức không nhỏ với các nhiếp ảnh gia bởi nó tương đối cồng kềnh khi so sánh với một ống kính 24-70mm, đồng thời dải tiêu cự 28-45mm cũng khá hạn chế trong nhiều trường hợp cần một góc nhìn hẹp hơn ở tiêu cự 70mm hay 105mm thay vì 45mm.