Chân máy (tripod) là một trong những món phụ kiện phổ biến nhất với tất cả các nhiếp ảnh gia, đặc biệt là với nhiếp ảnh phong cảnh và kiến trúc. Tuy nhiên, câu chuyện về chân máy không chỉ dừng lại ở việc thiết lập chân máy để chụp, bởi nếu không có nhiều kinh nghiệm đặt chân máy chuẩn hoặc không thể xử lý với các bộ máy kích thước lớn, hiệu quả của buổi chụp sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, hãy cùng Anh Đức điểm qua 9 lưu ý khi đặt chân máy mà bạn nên biết.
Lựa chọn nền đất bằng phẳng
Trước hết, bạn phải cân nhắc về mặt phẳng mà bạn đặt chân máy. Nền cát biển, nền đá hay nền đất sẽ có các tính chất khác nhau, nhưng mặt phẳng càng ít tác nhân di chuyển, giá ba chân sẽ đứng bền vững hơn. Tất nhiên, không tránh khỏi những trường hợp phải chụp hình từ các bề mặt không cân bằng hoặc chịu các tác nhân môi trường, như khi đặt chân máy dưới nước để chụp ảnh sóng biến.
Trong những trường hợp phải để chân máy trong những nền đất bất ổn định và khó xoay sở, hay tìm kiếm các vật thể hoặc bề mặt vật thể để tạo thế trụ vững chắc, nhất là trong các khu vực có luồng nước chảy hay gió thổi.
Tạo thế chắc chắn
Khi nền đất không ổn định, hay bắt đầu đào sâu hơn. Một số tripod hiện tại được hỗ trợ đầu ghim sâu giúp người dùng có thể chọc xuống các bề mặc đất, cát hoặc sỏi ở vùng nước hoặc bãi biệt. Những chiếc ghim này có đầu nhọn giúp tripod đâm sâu hơn và sử dụng lực ma sát của phần đất sâu để giữ cho tripod không bị lệch. Ngay cẩ khi không có phần ghim này, người dùng có thể đẩy mạnh giá 3 chân thật sâu xuống lòng đất.
Tuy nhiên, hướng dẫn này chỉ có hiệu quả với những nơi đất mềm như biển, cát hay soi. Các vị trí có nền đức quá cứng như các hẻm núi thì nó lại không hiệu quả và bạn phải dùng các biện pháp khác
Hạ thấp chân máy
Tripod càng thấp thì khả năng bị độ càng thấp bởi trọng tâm của chiếc máy đã thấp hơn khiến cho chân máy khó bị đổ hơn. Một số người chụp thường để chân máy ở độ cao tối đa, và chỉ cần có gió thổi hay nước cuốn qua thì máy sẽ bị rung hoặc tệ hơn là bị đổ chân máy. Do đó, với các chân máy ảnh nhỏ nhẹ hoặc phải lắp các bộ máy ảnh lớn và cồng kềnh, hay giảm chiều cao xuống dưới nửa chiều cao tối đa của chân máy và chỉ sử dụng tối đa chiều dài nếu bạn thực sự ở cạnh nó.
Mở phần chân mỏng nhất cuối cùng
Khi mở các chân của tripod hay sử dụng các phần chân dày và to nhất của chiếc tripod trước bởi phần chân này khá cứng và dày, giúp cho bộ chân máy này đứng vững hơn. Trong khi đó, phần chân mảnh chịu áp lực lớn sẽ dễ bị lệch, nghiên hoặc gãy. Tuy nhiên ở các môi trường có nước hay cát, để tránh các tác nhân như nước và bụi lọt vào và gây hỏng tripod, bạn có thể sử dụng phần chân mảnh nhất ở dưới.
Treo balo tăng trọng đúng cách
Một trong số những lời khuyên phổ biến là hay treo ba lô ở trục giữa của tripod để ổn định hơn. Nhưng nếu không biết cách treo hoặc treo quá cao, chiếc ba lô sẽ dễ bị quay vòng khiến cho tripod dễ bị đổ. Do đó, để chắc chắn hơn, bạn nên đặt phần balo chạm đất và cột một sợi dây thật căng giữa balo và trục thứ 4 của tripod. Nhờ điều này mà tripod sẽ có thêm vị trí chân đế thứ tư chắc chắn hơn và khó bị lung lay trong gió.
Hãy vặn chặt mọi thứ
Độ ổn định của giá ba chân có thể thay đổi rất nhiều nếu các bộ phận không được vặn chắc chắn. Chỉ cần bạn để phần đầu chân máy hơi lỏng lẻo một chút, chiếc máy có thể bị quay, mất cân bằng và dễ đổ nếu thời tiết có nhiều gió và chiếc máy bạn lắp lên quá lớn. Do đó, khi mở chân máy, hãy vặn thật chất tất cả các chốt vặn trên máy để đảm bảo không có bộ phận quay hay bộ phận trượt nào bị lỏng. Tuy nhiên, đừng siết mọi thứ quá chặt sẽ làm vỡ bộ phận siết chặt các bộ phận di chuyển.
Gỡ bỏ phần đệm su
Thông thường phần đế đựng máy có một hoặc một vài miếng đệm cao su giúp tăng thêm ma sát giữa phần máy và phần đế gắn đáy máy. Tuy nhiên, nhưng miếng đệm này đôi khi làm chân máy mất ổn định hơn vì đôi khi chúng khiến máy dễ trượt dù đã siết ốc rất chặt. Do đó, bạn có thể loại bỏ các lớp su này để siết chặt hơn con ốc cố định chiếc máy trên tripod.
Cân bằng chiếc máy chuẩn
Nhìn chung, hầu hết các bộ máy ảnh và ống kính lớn đều có trọng tâm dồn về phía trước nhiều hơn, đặc biệt là các ống kính tele có thể làm tripod mất ổn định hơn. Do đó, hãy cố gắng đặt máy ảnh và ống kính của bạn sao cho trọng tâm của chúng nằm gần giữa chân máy. Một số ống kính tele sẽ có vòng đỡ ống kính giúp đưa trọng tâm của chiếc máy về thế cân bằng hơn. Ngoài ra, một số nhiếp ảnh gia còn sắm sửa thêm bộ đối trọng cho chiếc máy cân bằng hơn.
Đừng chạm vào chân máy
Và cuối cùng, hãy tránh đụng vào chân máy càng nhiều càng tốt. Trong một số trường hợp bạn chụp timelapse bầu trời hay phơi sáng, nếu không có bất kì các tác nhân môi trường như gió và nước, thì bất kì sự đụng chạm nào của bạn đều có thể làm máy bị rung nhẹ khi chụp hoặc khi đang phơi sáng. Do đó, bạn nên trang bị thêm một chiếc dây bấm máy ảnh từ xa hoặc đặt chế độ hẹn giờ để chụp
Tổng kết
Là một phụ kiện rất quan trọng của mọi người chơi nhiếp ảnh chuyên và không chuyên, nhưng biết cách sử dụng tripod để giữ cho chiếc máy cân bằng là một thử thách không nhỏ với hầu hết người dùng để có được những tấm ảnh đẹp và sắc nét. Anh Đức hy vọng 9 bí kíp ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng chân máy tốt hơn và hãy đến với Anh Đức để mua sắm các dòng chân máy tốt nhất.