Ngày nay, các tai nghe không dây đã trở thành một sản phẩm được nhiều người lựa chọn để đáp ứng nhu cầu giải trí và âm nhạc cá nhân, đặc biệt là yêu cầu chất lượng âm nhạc tốt cũng như khả năng khử ồn chủ động cũng là một yêu cầu tiên quyết. Do đó, hãy cùng Anh Đức điểm lại 10 sản phẩm tai nghe không dây tốt nhất ở nhiều phân khúc khác nhau trong năm 2022 mà bạn nên sở hữu để có một trải nghiệm âm nhạc đỉnh cao.
Sony WH-1000XM5
Tai nghe Sony WH-1000XM5 là một trong những sản phẩm tốt nhất trên thị trường tai nghe cao cấp. Nếu đã từng sử dụng phiên bản tiền nhiệm của nó là WH-1000XM4, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng XM5 có trọng lượng nhẹ hơn, cụm loa mới, dãy micro thu âm chất lượng và khả năng sạc nhanh tuyệt vời. Ngoài ra, XM5 cũng kế thừa khả năng xử lý tiếng ồn vốn đã rất tốt trên XM4, nay còn mạnh mẽ và ấn tượng hơn. Và đi kém với những ưu điểm này sẽ là một mức giá tương đối cao mà người dùng phải chi dể sở hữu nó.
Không chỉ vậy, Sony cũng thực hiện rất đúng trong việc cải thiện khả năng khử tiếng ồn vượt trội và hỗ trợ các codec cao cấp, nâng cao hơn nữa chất lượng âm thanh trong các ứng dụng tương thích. Cụm loa của XM5 nhỏ hơn so với XM4 với kích thước chỉ 30mm nhưng vẫn cho trường âm rộng và khả năng truyền tải âm thanh chân thực, rõ ràng và đầy nội lực. Đồng thời, cụm loa cũng đủ kín dể hạn chế tối thiểu lọt âm ra ngoài để không ảnh hưởng đến người xung quanh hoặc trong môi trường im lặng.
Sony WH-1000XM4
Dù XM5 ra mắt, nhưng Sony WH-1000XM4 vẫn được xem là một sản phẩm đáng mua nhất trong danh sách này. Phiên bản XM4 kể từ khi ra mắt đã gây ấn tượng khó phai với người dùng nhờ chất lượng âm thanh ấn tượng, khả năng khử ồn tốt, thiết kế không dây gọn nhẹ và thông minh khi trải nghiệm. Dù XM5 đã làm những điều đó tốt hơn, XM4 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để cân bằng về mặt chi phí.
XM4 cũng được tích hợp nhiều tính năng được XM5 kế thừa như âm thanh vòm 360 độ thực tế của Sony, bộ giải mã âm thanh chất lượng cao LDAC (nhưng không có aptX và aptX HD). Tính năng khử ồn hoạt động cực kỳ hiệu quả trong mọi loại môi trường và khả năng hỗ trợ một số codec chất lượng cao cũng được người dùng đánh giá tốt. Dù không có tiêu chuẩn kháng nước IP để tránh hư hỏng nếu vô tình tiếp xúc, nhưng nhìn chung XM4 ở 2022 vẫn là một lựa chọn tốt cho ngân sách và chất lượng.
Sennheiser Momentum 4 Wireless
Sennheiser Momentum 4 Wireless có chất lượng tổng thể cực kỳ ấn tượng với khả năng khử tiếng ồn thích ứng mạnh mẽ, đầy đủ các tính năng hữu ích nhất, thiết kế tối giản được hoàn thiện cẩn thận và chất âm được xếp vào danh sách những tai nghe tốt nhất. Không chỉ vậy, Momentum 4 Wireless con có thời lượng pin đến 60 tiếng ngay cả khi bật khử ồn chủ động, vượt xa mọi nỗ lực của Sony khi muốn kéo dài hơn nữa thời lượng pin trên WH-1000 XM5 với chỉ 30 tiếng.
Về chất lượng âm thanh, mọi thứ độ độ sắc nét, độ trong, độ chi tiết và rất nhiều tiêu chí đánh giá khác về Momentum 4 Wireless đều đạt tiêu chuẩn xuất sắc từ những người sành nhạc khó tính nhất. Tất nhiên, chiếc tai nghe này sẽ có một mức giá không rẻ, cũng như thiết kế tối giản của nó không phải là điểm mạnh so với các sản phẩm trong danh sách này, nhưng Momentum 4 Wireless hoàn toàn là một sản phẩm đáp ứng các nhu cầu âm thanh chuyên nghiệp của người dùng.
Bowers & Wilkins PX8
Sang trọng và chất lượng là 2 từ để diễn tả về Bowers & Wilkins PX8 – một trong những sản phẩm đặc biệt trong danh sách này. Khi trải nghiệm, PX8 mang đến một cảm giác hài lòng đến khó tả ngay từ những nốt nhạc đầu tiên. Không chỉ có thiết kế tuyệt vời mà chất lượng âm thanh còn ấn tượng đến kinh ngạc về độ chi tiết, dộ trong, nội lực và sự biến chuyển hợp lý. Thậm chí, độ sâu và độ bao phủ của âm thanh của PX8 gần như vượt qua rất nhiều tai nghe cao cấp trong cùng phân khúc.
Đi kèm với chất lượng cũng sẽ là một mức giá tương xứng cho PX8. Với chi phí lên đến 700 USD, chiếc tai nghe này còn đắt hơn cả những sản phẩm đắt đỏ khác là Apple Airpods Max. Nhưng nếu biết được rằng Bowers & Wilkins đã trang bị cụm loa chính hình nón mới thay cho công nghệ cũ trên PX7 S2 và các chi tiết được làm bằng nhôm đúc và được mài cắt cẩn thận, kết hợp với lớp trang trí bằng da Nappa giúp nâng tầm của PX8 trở thành một sản phẩm “vừa chất, vừa sang” của làng nghe nhìn thế giới.
Bose Noise Canceling Headphones 700
Trong số những tai nghe từng trải nghiệm, Bose Noise Canceling Headphones 700 là một sản phẩm đặc biệt với rất nhiều tính năng nổi bật, bao gồm khả năng khử tiếng ồn phức tạp cả khi bạn đang nghe nhạc và gọi thoại. Chất lượng khử ồn tốt đến mức mà bạn vẫn có một trải nghiệm âm nhạc hoàn hảo ở những nơi phố xa đông đúc. Bose 700 có đến 11 chế độ khử tiếng ồn khác nhau cho từng mỗi trường với mức độ ồn nhất định.
Chất lượng âm thanh của Bose 700 được đánh giá tương xứng với các dòng tai nghe không dây đầu bảng là WH-1000XM4 và XM5. Âm trường được cân bằng tốt và âm thanh sống động, đầy nội lực giúp truyền tải trọn vẹn cho mỗi bài hát được thăng hoa hơn. Dù thời lượng pin chỉ kéo dài 20 tiếng, thấp hơn rất nhiều so với một tai nghe cao cấp, nhưng chiếc tai nghe lại có chất lượng gọi thoại rất tốt trong các không gian ồn ào khác nhau.
Bang & Olufsen Beoplay H95
Nếu người dùng đang tìm kiếm một tai nghe đẹp từ hình thức và tốt ở chất lượng âm thanh, Bang & Olufsen Beoplay H95 nên nằm trong giỏ hàng của bạn. Thương hiệu âm thanh từ Đan Mạch mang đến một sản phẩm có thiết kế tối giản và tiện dụng hơn các tai nghe khác trong danh sách này, nhưng có thể sẽ nhàm chán với nhiều người. Nhưng chất lượng âm thanh của Beoplay H95 có âm trường mở rộng và âm thanh ấn tượng, có thể được điều khiển dễ dàng thông qua ứng dụng của nhà sản xuất.
Khả năng khử tiếng ồn của tai nghe này có hiệu suất tốt và ngăn chặn các âm thanh xung quanh. Mức độ khử tiếng ồn có thể được điều chỉnh theo ý thích của người dùng. Dù có thiết kế sang trọng nhưng chiếc tai nghe này có mức giá khá cao, cũng như thiếu một số tính năng nhỏ như tự động tạm dừng nhạc khi tháo ra. Nhưng xét trên mức giá và chất lượng tổng thể thì Beoplay H95 là một lựa chọn hoàn hảo cho người dùng có nhiều hầu bao.
Sony WH-CH510
Nếu người dùng yêu thích tai nghe Sony nhưng với mức giá không quá cao như WH-1000XM4, Sony WH-CH510 là một lựa chọn ấn tượng với đầy đủ các tính năng cơ bản cần thiết. Với mức giá chỉ khoảng 50 USD, chiếc tai nghe mang đến chất lượng âm thanh tốt, thời lượng pin tuyệt vời và kết nối Bluetooth 5.0. Dù không có chất lượng hoàn thiện và chất lượng dải tần tốt như các sản phẩm cao cấp, WH-CH510 là một sản phẩm đáng giá.
Sony trang bị một micro tích hợp với chất lượng thu âm tốt và thời lượng phát nhạc gần lên đến 35 tiếng. Người dùng chỉ cần 4 tiếng để sạc đầy chiếc tai nghe, nhưng có thể sạc nhanh 10 phút để kéo dài thời gian nghe lên 90 phút. Trong quá trình thử nghiệm, kết nối Bluetooth với các thiết bị điện tử rất ổn định giúp trải nghiệm nghe nhạc được liền mạch. Đồng thời, một ưu điểm nữa là tai nghe này cũng mang đến cảm giác đeo nhẹ nhàng và cực kỳ dễ chịu kể cả khi người dùng đeo cả ngày.
Bowers & Wilkins PX7 S2
Bowers & Wilkins PX7 S2 được tạo ra để mang đến chất lượng âm thanh cao cấp tương xứng với vẻ ngoài của nó. Chiếc tai nghe này sở hữu phong cách đặc trưng, nhiều công nghệ hiện đại và trên hết là chất lượng âm thanh rát tốt, mặc dù nó chưa được tinh chỉnh cho một số dòng nhạc nhất định. Khi trải nghiệm, âm tần trung và giọng hát được tái tạo rất tốt nhờ vào cụm loa chính 40mm hoàn toàn mới được bố trí có góc nghiên trong chụp tai để mang đến âm trường rộng và đắm chìm.
Tuy nhiên, trong một số các bài hát có âm bass lớn, dải âm này sẽ lấn lát các âm thanh khác và làm giảm khả năng cảm âm của người nghe. Tính năng khử ồn chủ động có hiệu suất khá nhưng thời lượng pin lên đến 30 tiếng giúp nó vượt xa nhiều dòng tai nghe trong danh sách này. Nếu bạn nghe nhạc acoustic với nhiều âm trầm nhẹ, chất lượng âm thanh từ PX7 S2 với độ chi tiết và âm trường mở rộng một cách rất ấn tượng.
Bose QuietComfort 45
Bose QuietComfort 45 là một tai nghe khử ồn chất lượng tốt và mang dến cảm giác đeo thoải mái trong thời gian dài, một điểm cộng mà Bose duy trì trong nhiều sản phẩm. Chiếc tai nghe sở hữu nhiều công nghệ mới, trong đó có Ambient Aware cho phép xuyên âm ở mức độ cho phép cũng như công nghệ khử tiếng ồn được nâng cấp để phản hồi nhanh hơn trước. Đồng thời, chiếc tai nghe cũng có bộ điều chỉnh để người dùng có thể tùy biến mức âm của 3 dải tần theo sở thích cá nhân hoặc 1 số cài đặt có sẵn.
Không chỉ vậy, Bose QuietComfort 45 có thời lượng pin là 25 tiếng – đủ tốt nhưng chưa thật xuất sắc và có một dãy micro thu âm được tích hợp trong tai nghe để thu tiếng rõ hơn. Dù có thông số ấn tượng và chất lượng âm thanh tốt, QuietComfort 45 chưa thực sự hấp dẫn với các sản phẩm khác như Sony WH-1000XM4 và Bose Noise Canceling Headphones 700. Nhưng đây là một sự lựa chọn tương đối tốt so với mức giá của các dòng tai nghe tầm trung khác.
Final Audio UX3000
Dù là một thương hiệu khá lạ với bạn đọc, xong Final Audio UX3000 là chiếc tai nghe có tính hiệu quả cao nhất trong danh sách này khi xét đến các thông số kĩ thuật, chất lượng âm thanh, khử ồn chủ động và đặc biệt hơn là mức giá của nó tốt hơn rất nhiều. Chiếc tai nghe có thiết kế nhỏ nhắn và tối giản, nhưng sở hữu chất âm nhiều năng lượng và có độ chi tiết tốt cho nhiều thể loại nhạc sẽ khiến bạn hài lòng khi đeo nó.
Tính năng khử ồn chủ động có hiệu suất khá, đủ để xử lý phần lớn các tiến ồn bên ngoài. Đồng thời, UX3000 có thời lượng pin lên đến 35 tiếng và giảm xuống còn 25 tiếng có tính năng khử ồn, nhưng có thể sạc đầy chỉ trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Dù thiếu đi nhiều tính năng nhỏ cần thiết cũng như không có ứng dụng điều khiển riêng, nhưng đây là là chiến lược khôn ngoan nhằm mang đến một sản phẩm có chất lượng đồng đều ở mọi khía nhanh nhưng mức giá chỉ bằng 1 nửa so với Sony WH-1000XM4