Ống kính máy ảnh được ví như con mắt của máy ảnh, tình trạng của nó là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng hình ảnh mà bạn ghi lại. Chính vì vậy mà việc làm sạch và bảo quản lens đúng cách là điều rất quan trọng để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Nếu bạn vẫn chưa biết cách vệ sinh ống kính máy ảnh thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Vì sao nên kiểm tra, vệ sinh ống kính thường xuyên?
Khi sử dụng ống kính trong một thời gian dài ở những khu vực ẩm ướt và có nhiều bụi bẩn, bề mặt lens không thể tránh khỏi việc bị bám dính nhiều cặn bẩn và trở nên mờ mịt. Đặc biệt là môi trường có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam thì lại càng lý tưởng để nấm mốc, r tre,… sinh sôi nảy nở gây hư hại nghiêm trọng.
Vì vậy người dùng cần phải thường xuyên tiến hành vệ sinh ống kính máy ảnh để đảm bảo lens luôn trong tình trạng tốt nhất, tránh gặp phải những sự cố không mong muốn khi cần sử dụng đến.
Hướng dẫn cách vệ sinh ống kính máy ảnh hiệu quả
Kiểm tra ống kính máy ảnh trước khi vệ sinh
Trước khi bắt đầu việc làm sạch, người dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng để nắm bắt chính xác tình trạng của ống kính. Đối với những vết bụi bẩn, dấu vân tay bám trên bề mặt lens, bạn đều có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường. Hoặc gắn nó lên máy ảnh và chuyển sang chế độ thủ công rồi lấy nét đến vô cùng để quan sát được rõ ràng hơn.
Các tình huống tệ hơn như ẩm mốc, rễ tre đôi khi phải tiến hành chụp ảnh mới phát hiện được điều bất thường. Chẳng hạn như ảnh chụp bị một lớp mờ bao phủ, xuất hiện hiệu ứng flare không thường gặp,… Bạn có thể áp dụng các bước kiểm tra đơn giản sau đây:
- Cài đặt khẩu độ đến số f cao nhất
- Đặt mức nhạy sáng ISO thấp nhất
- Đưa máy ảnh lên trời hoặc một khu vực bất kỳ có màu nhạt, bối cảnh đơn giản khác nào đó
- Chụp một tấm ảnh (có thể so sánh hiệu quả với những shot hình trước đây)
Bên cạnh việc kiểm tra bề mặt ống kính, bạn cũng nên xem xét từng bộ phận phía sau và các khuôn bên trong lens. Trường hợp thiết bị của bạn gặp phải các vấn đề quá nặng thì nên đem đến những nơi có chuyên môn kỹ thuật để được vệ sinh lens máy ảnh đúng cách, cũng như sửa chữa một cách an toàn, hiệu quả.
Vệ sinh ống kính máy ảnh bằng dùng dụng cụ thổi bụi
Dụng cụ thổi bụi hay còn được biết đến với tên gọi khác là “bóng thổi” là một công cụ vệ sinh ống kính máy ảnh rất thông dụng và cần thiết. Nó giúp người dùng loại bỏ các hạt bụi, cát bẩn một cách dễ dàng mà không cần phải chạm vào bề mặt của lens hay tháo rời nó khỏi thân máy.
Cách sử dụng dụng cụ vệ sinh lens này cũng rất đơn giản, chỉ cần điều chỉnh lượng gió thổi mạnh yếu phù hợp bằng cách bóp và thả bóng thổi. Với phương pháp này, bạn không cần phải lo lắng về việc vô tình làm trầy xước trong quá trình làm sạch.
Dùng bàn chải hay cọ mềm làm sạch
Một trong những công cụ vệ sinh ống kính máy ảnh quen thuộc và hữu ích không kém đó là bàn chải hay cọ mềm, nhất là khi thiết bị của bạn bị bám quá nhiều bụi bẩn. Các nhà sản xuất chế tác sản phẩm này thường ưu tiên sử dụng lông lạc đà hoặc lông dê để mang lại độ mềm mịn cao giúp loại bỏ những hạt cát, bụi mà không làm ảnh hưởng đến mặt kính quang học.
Sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh ống kính máy ảnh
Nếu chiếc ống kính của bạn không may gặp phải các vết bẩn cứng đầu hay do không được vệ sinh thường xuyên thì chỉ sử dụng các dụng cụ vệ sinh lens thông thường sẽ không đủ hiệu quả. Trong trường hợp này, người dùng có thể bổ sung thêm nước lau ống kính máy ảnh, một phương pháp hữu dụng hơn nhiều.
Dung dịch vệ sinh ống kính máy ảnh này có thể được tìm thấy tại các cửa hàng chuyên bán máy ảnh hoặc các cửa hàng điện tử. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho lens và không gây hại cho các thành phần khác của máy ảnh.
Lưu ý là thay vì bôi trực tiếp, bạn nên đổ dung dịch lên một miếng vải mềm hoặc giấy mỏng rồi lau nhẹ nhàng, điều này giúp hạn chế ống kính tiếp xúc trực tiếp với dung dịch và có nguy cơ bị hư hại.
Ngoài ra, cũng không được lấy quá nhiều dung dịch mà chỉ cần một lượng nhỏ đủ để làm ẩm vải lau, vì chất lỏng dư thừa có thể chảy ngược vào bên trong máy. Các dung môi hữu cơ như chất pha loãng hoặc ét xăng có thể gây hại cho lens khi làm mờ hoặc ăn mòn bề mặt kính, vì vậy cần tránh sử dụng đến khi vệ sinh ống kính máy ảnh.
Dụng cụ lau chùi vệ sinh ống kính máy ảnh
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại khăn giấy mỏng và mềm, bạn có thể sử dụng chúng để làm sạch lens. Tuy nhiên để quá trình này din ra thuận lợi và an toàn, không làm trầy xước bề mặt hay hỏng hóc không cần thiết thì cần lựa chọn các bộ vệ sinh ống kính máy ảnh được thiết kế chuyên dụng.
Một bộ dụng cụ tiêu chuẩn thường bao gồm khăn lau ống kính máy ảnh làm từ chất liệu microfiber, bút lau lens, bóng thổi và dung dịch vệ sinh. Có một lưu ý đó là bạn nên loại bỏ những hạt bụi bẩn bám trên bề mặt ống kính bằng bút lau và bóng thổi trước để đảm bảo an toàn.
Sau đó mới sử dụng khăn hoặc giấy mềm cùng với dung dịch vệ sinh để lau chùi hiệu quả các chất bẩn, chất gây nhờn bám dai dẳng.
Giải pháp phòng ngừa và bảo vệ ống kính hiệu quả
Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh vẫn rất đúng trong nhiều trường hợp. Vì vậy bên cạnh việc học cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng chuẩn bạn cũng nên áp dụng các phương pháp bảo quản và sử dụng an toàn, có hiệu quả cho thiết bị của mình.
Phơi nắng ống kính
Nghe có vẻ hơi lạ lẫm nhưng ở những khu vực có độ ẩm không quá cao, việc để ống kính tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một phương pháp hữu ích để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Các tia UV có trong ánh mặt trời sẽ giúp loại bỏ các tế bào vi khuẩn hiệu quả, giúp quá trình vệ sinh ống kính máy ảnh sau này trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Thời điểm hợp lý nhất trong ngày để tắm nắng cho ống kính là vào buổi sáng lúc không quá chói chang. Ánh nắng buổi trưa với cường độ cao có thể gây ra hiện tượng bong tróc hoặc làm hỏng linh kiện bên trong thiết bị. Quá trình này cũng chỉ nên thực hiện khoảng 30 phút đến 1 tiếng, trong vòng 2 đến 3 tuần làm một lần.
Thêm vào đó, người dùng cũng cần tháo hết các thiết bị gắn kèm ví dụ như filter, lens hood và đặt chúng trên một bề mặt sạch sẽ riêng biệt để tránh bụi.
Sử dụng kính lọc UV, Skylight
Phần lớn lens máy ảnh được chế tác từ thủy tinh quang học nên rất mỏng manh và dễ bị trầy xước nếu xảy ra va đập. Vì vậy để bảo vệ an toàn cho nó, nhiếp ảnh gia có thể trang bị thêm một chiếc kính lọc Skylight hoặc UV. Đây cũng là một cách đảm bảo vệ sinh ống kính máy ảnh hiệu quả hơn ngay từ đầu.
Loại kính lọc này cũng không quá đt và thường được bán kèm theo máy hoặc có thể mua riêng tại các cửa hàng chuyên dụng. Với cách này, bạn hoàn toàn không phải lo lắng ống kính bị cát bụi, dầu bắn bám vào hay bị trầy xước trong quá trình lau chùi. Khi bị bẩn thì chỉ cần tháo rời filter để làm sạch chứ không cần phải vệ sinh ống kính máy ảnh.
Dùng hạt silicagel hút ẩm và hộp chống ẩm
Đây là một phương pháp chống ẩm đơn giản được rất nhiều người trong ngành sử dụng để bảo quản thiết bị của mình. Chỉ cần chuẩn bị một hộp nhựa chuyên dụng, các gói hút ẩm kèm theo đồng hồ đo độ ẩm là đã có thể tạo ra một môi trường chống ẩm khá tốt. Theo đó, độ ẩm lý tưởng thường nằm trong khoảng 20-40%.
Tuy nhiên đối với phương pháp này thì bạn cần chú trọng kiểm tra thường xuyên để thay hoặc sấy khô các gói hạt hút ẩm nếu muốn tiết kiệm chi phí mua hạt mới. Đồng thời, tránh tình trạng hộp hết tác dụng hút ẩm làm lens bị mốc và khiến việc vệ sinh ống kính máy ảnh trở nên khó khăn hơn.
Bạn có thể tùy chọn hai loại hộp chống ẩm dựa theo nhu cầu của mình. Loại đầu tiên chỉ bao gồm hộp đựng và túi chứa hạt Silicagel , trong khi loại thứ hai được trang bị thêm một đồng hồ đo độ ẩm. Sự bổ sung này giúp bạn dễ dàng theo dõi mức độ ẩm và phát hiện tình trạng quá ẩm hoặc quá khô của hộp để điều chỉnh kịp thời.
Tủ chống ẩm
Nếu không có nhiều thời gian để quan tâm đến độ ẩm và nhiệt độ theo các phương pháp thủ công, thì tủ chống ẩm sẽ là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Thiết bị này có thể tùy chỉnh và duy trì độ ẩm tiêu chuẩn một cách chính xác, giúp bạn an tâm về những vật phẩm đặt bên trong.
Cấu trúc của tủ chống ẩm rất chắc chắn và bền bỉ với phần vỏ được làm bằng kim loại, mặt trước bằng kính. Bên trong có núm vặn điều chỉnh mức độ độ ẩm phù hợp và bên ngoài cửa tủ thường tích hợp đồng hồ đo độ ẩm giúp bạn dễ dàng theo dõi mức độ ẩm.
Tuỳ thuộc vào số lượng thiết bị cần bảo quản nhiều hay ít để chọn dung tích tủ sao cho phù hợp. Và với chi phí cần có để đầu tư một chiếc tủ chống ẩm, bạn nên cân nhắc kỹ về kích thước của tủ để đảm bảo tối ưu về mặt ngân sách.
Với số tiền bỏ ra cho tủ chống ẩm, bạn nên cân nhắc kỹ kích thước của tủ làm sao cho phù hợp nhất với chi phí và nhu cầu của mình. Nếu không có dự định mở rộng số lượng ống kính và máy ảnh, thì việc chọn một tủ có kích thước vừa đủ sẽ là lựa chọn hợp lý.
Tổng kết
Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách kiểm tra và v sinh ống kính máy ảnh một cách đơn giản, an toàn ngay tại nhà trên đây, thiết bị của bạn sẽ luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt nhất.