So sánh Canon EOS R1, Nikon Z9 và Sony A1 – Khi 3 anh tài cùng cạnh tranh

0
24

Sau khoảng thời gian chờ đợi, chiếc máy ảnh cao cấp nhất đến từ Canon là EOS R1 đã chính thức ra mắt và cạnh tranh mạnh mẽ với các mẫu máy flagship khác đến từ Nikon và Sony. Nhằm mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về sức mạnh và khả năng cạnh tranh của EOS R1, hãy cùng Anh Đức Digital so sánh chiếc máy của Canon và hai đối thủ rất nặng ký khác là Nikon Z9 và Sony A1. Ngoài ra, trong bảng so sánh này cũng sẽ có thêm Sony A9 III nhờ vào tốc độ và khả năng xử lý của chiếc máy này.

1

So sánh về cảm biến

Tương tự như với Canon EOS R3, EOS R1 được trang bị cảm biến BSI CMOS xếp chồng với độ phân giải 24.2 MP, gần tương đương với độ phân giải cảm biến của Sony A9 III. Với một flagship hàng đầu, việc sở hữu độ phân giải chỉ hơn 24MP là tương đối thấp so với cảm biến 45.7MP trên Nikon Z9 và cảm biến 50MP trên Sony A1. Tuy nhiên, tùy vào mục đích xây dựng một chiếc máy đáp ứng tốt về chất lượng hình ảnh và tốc độ xử lý mà mỗi thương hiệu sẽ sử dụng cảm biến với độ phân giải khác nhau, và con số 24MP vẫn là một độ phân giải lý tưởng.

2

Cả ba máy ảnh được so sánh đều được trang bị cảm biến xếp chồng giúp cải thiện khả năng xử lý hình ảnh và tốc độ đọc dữ liệu, đồng thời giảm thiểu hiện tượng nghiên ảnh khi chụp với màn trập điện tử. Trong khi đó, Sony A9 III được trang bị cảm biến màn trập toàn ảnh với ưu thế rất lớn về tốc độ chụp và hạn chế tối thiểu biến dạng hình ảnh, nhưng sẽ gặp bất lợi về khả năng xử lý nhiễu, suy giảm chất lượng hình ảnh và dải nhạy sáng hẹp hơn so với cảm biến thông thường.

Tất nhiên, chất lượng hình ảnh không chỉ dừng lại ở độ phân giải. Về dải nhạy sáng ở mức ISO thấp và khả năng xử lý nhiễu ở ISO, Canon EOS R1 đã chứng minh được sức mạnh của mình trong một số thử nghiệm đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều khả năng chiếc máy mới cũng sẽ có sự suy giảm về dải nhạy sáng khi sử dụng màn trập điện tử để duy trì tốc độ chụp liên tục cao như trên EOS R3.

3

So sánh về hiệu năng

Canon EOS R1 có nhiều ưu điểm về tốc độ chụp liên tục và độ rộng của bộ nhớ đệm. Khi sử dụng màn trập điện tử, tốc độ của chiếc máy lên đến 40fps, nhanh hơn Sony A1 và Nikon Z9 với tốc độ là 30fps ở độ phân giải đầy đủ. Tuy nhiên, Nikon Z9 chỉ đạt tốc độ tối đa 20 fps khi chụp ảnh RAW. Ngoài ra, chiếc máy của Sony và Canon có màn trập cơ với tốc độ chụp tối đa lần lượt là 10fps và 12fps. Tuy nhiên, tốc độ này gần không thể so sánh với mức tối đa là 120fps trên Sony A9 III với khả năng lấy nét tự động đầy đủ.

4

Xét về bộ nhớ đệm, Canon EOS R1 và NIkon Z9 có thể chứa đến 1000 ảnh RAW với tốc độ chụp tối đa. Trong khi đó, Sony A1 có bộ nhớ đệm chỉ có thể chứa khoảng 238 ảnh RAW và con số này với Sony A9 III là 200 ảnh RAW 14-bit. Tuy nhiên, các thông số này chỉ mang tính lý thuyết nên sẽ cần phải thử nghiệm để xác định số lượng ảnh RAW + JPEG có thể lưu với từng tốc độ chụp khác nhau.

Trong thực tế, mặc dù có những lúc tốc độ chụp liên tục nhanh là tương đối quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi, một bộ nhớ đệm lớn cho phép người dùng chụp liên tục trong thời gian lâu hơn để bắt lấy khoảnh khắc đẹp nhất trong chuỗi ảnh. Độ lớn của bộ nhớ đệm sẽ phụ thuộc vào tốc độ chụp liên tục, với tốc độ thấp sẽ cho thời gian chụp liên tục lâu hơn, cùng với việc trang bị thẻ nhớ tốc độ cao sẽ cho tốc độ giải phóng dữ liệu nhanh hơn.

5

Một khía cạnh khác cũng đáng chú ý là chuẩn thẻ nhớ được sử dụng cho mỗi chiếc máy. Canon EOS R1 và Nikon Z9 đều được trang bị hai khe thẻ nhớ CFexpress Type B, trong khi Sony A1 và A9 III đều có 2 khe thẻ có thể sử dụng chung 2 loại thẻ là SD UHS-II và CFexpress Type A. Thẻ nhớ CFexpress Type B lớn hơn nhưng cung cấp tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn gấp đôi so với chuẩn Type A, nhưng đáng tiếc là cả 4 chiếc máy đều không hỗ trợ chuẩn CFexpress 4.0 với tốc độ nhanh kỷ lục.

So sánh về khả năng lấy nét

Việc đánh giá hiệu suất lấy nét sẽ phụ thuộc vào các thử nghiệm khác nhau, nên trong khoảng thời gian thử nghiệm ban đầu, có thể nhận định rằng hệ thống lấy nét trên Canon EOS R1 hoạt động tốt và tương đối tin cậy.

Xét về mặt thông số, EOS R1 được trang bị hệ thống Dual Pixel Intelligent AF mới bao phủ gần như 100% diện tích cảm biến khi người dùng sử dụng nhận diện khuôn mặt và theo dõi chủ thể. Hệ thống bao gồm 1053 vùng lấy nét và 4897 điểm lấy nét có thể lựa chọn. Thêm vào đó, Canon cũng bổ sung thêm hệ thống điểm lấy nét chữ thập, đảm bảo hiệu suất lấy nét nhất quán hơn khi chụp theo cả hai hướng ngang và dọc. Hệ thống lấy nét hiện tại có thể hoạt động trong điều kiện thiếu sáng ở mức -7.5 EV.

6

Sony A1 và A9 III có nhiều điểm chung trong hệ thống lấy nét, bao gồm 759 điểm lấy nét theo pha bao phủ khoảng 92 – 93% diện tích khung hình và có độ nhạy lấy nét lần lượt là -4 và -5EV. Trong khi đó, NIkon Z9 chỉ sở hữu hệ thống lấy nét với 493 điểm lấy nét bao phủ 90% diện tích khung hình, nhưng có độ nhạy lấy nét đến -6.5 EV. Tuy hệ thống này không tạo ấn tượng mạnh mẽ về mặt thông số, nhưng Nikon luôn liên tục cải thiện nó để tăng độ uy tín trong quá trình tác nghiệp.

Cả ba chiếc máy đều được trang bị hệ thống nhận diện và theo dõi chủ thể mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, và Canon EOS R1 có ưu thế hơn với các tùy chọn lấy nét dành riêng cho một số môn thể thao nhất định với hiệu suất tương đối tốt. Tuy nhiên, trong số ba dòng máy còn lại, Sony A9 III là chiếc máy có hiệu suất lấy nét tổng thể tốt nhất về tốc độ, độ chính xác và khả năng xử lý các tình huống khó khăn, chắc chắn sẽ là một thử thách không hề nhỏ đối với EOS R1 trong những điều kiện phức tạp nhất.

7

Thêm vào đó, một điểm ấn tượng trong hệ thống lấy nét của Canon EOS R1 là khả năng điều khiển điểm lấy nét bằng mắt. Các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng mắt để điều khiển vùng lấy nét tự động thông qua kính ngắm. Mặc dù trải nghiệm của mỗi người có thể khác nhau, nhưng tính năng này rất thú vị và có thể hoạt động cực kỳ tốt.

So sánh về thiết kế thân máy và khả năng thao tác

Trong số các máy ảnh được so sánh, Canon EOS R1 và Nikon Z9 có thiết kế giống nhau với thiết kế báng cầm kép, nên có kích thước tương đối lớn và nặng hơn so với Sony A1 và A9 III, nhưng sẽ mang đến cảm giác thoải mái khi chụp theo chiều dọc. Cụ thể, Canon EOS R1 nặng khoảng 1115 gram với kích thước là 157,6 x 149,5 x 87,3 mm, trong khi đó Nikon Z9 nặng hơn một chút với trọng lượng 1340 gram, với kích thước không khác biệt đáng kể (149 x 150 x 91 mm).

8

Với việc không có báng cầm dọc tích hợp, Sony A9 III có trọng lượng chỉ 702 gram và có kích thước là 136,1 x 96,9 x 82,9 mm, trong khi đó Sony A1 nặng chỉ 737 gram và kích thước các chiều là 129 x 97 x 81 mm. Tuy các dòng máy của Sony luôn có kích thước nhỏ và nhẹ hơn so với Canon và NIkon, nhưng việc lựa chọn một chiếc máy phù hợp sẽ phụ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân. Một số người dùng ưu tiên việc thao tác thoải mái ở cả hai chiều ngang và dọc, trong khi một số khác chỉ mong muốn có một chiếc máy nhỏ gọn.

9

Xét về kính ngắm, Canon EOS R1 được trang bị kính ngắm EVF OLED 0.5-inch với độ phân giải 9.44 triệu điểm ảnh và có độ phóng đại lên đến 0.9x, cùng mức thông số với kính ngắm trên Sony A9 III và A1. Mặc dù Canon chưa công bố về độ sáng cụ thể, nhưng kính ngắm của R1 cho cảm giác rất sáng và màu sắc đẹp mắt, trong khi đó, kính ngắm trên A9 III có chất lượng hiển thị mượt mà hơn nhờ tốc độ đọc dữ liệu từ cảm biến nhanh hơn.

10

Với Nikon Z9, kính ngắm của chiếc máy này chỉ có độ phóng đại là 0.8x và độ phân giải 3.69 triệu điểm ảnh. Tuy các thông số này tương đối nhỏ so với các máy ảnh của Canon và Sony, nhưng Nikon đã trang bị cho kính ngắm công nghệ Dual Stream độc đáo sẽ loại bỏ hiện tượng chớp đen khi chụp ảnh. Cả bốn máy ảnh đều có kính ngắm ấn tượng, nhưng EOS R1 có kính ngắm ấn tượng nhất và hứa hẹn góp phần vào trải nghiệm tổng thể khi sử dụng máy ảnh

So sánh về khả năng quay phim

Tuy là một khía cạnh cần nhiều đánh giá chuyên sâu hơn, nhưng qua những thử nghiệm ban đầu, Canon EOS R1 có nhiều ưu điểm và thiếu sót so với các dòng máy khác. Giống như Sony A9 III, chiếc máy của Canon không thể quay phim 8K vì giới hạn cảm biến chỉ 24 MP, nhưng vẫn có thể quay phim 4K/60p không bị crop khung hình và lấy mẫu khung hình ở độ phân giải 6K. Cả ba chiếc máy đều có thể quay phim 4K/120fps, mặc dù EOS R1 và Nikon Z9 thực hiện lấy phần nhỏ dữ liệu từ cảm biến.

11

Canon EOS R1 có khả năng quay phim RAW 6K/60p, một chế độ khá ngốn tài nguyên nhưng hứa hẹn sẽ mang đến mất lượng cao nhất cho sản phẩm. Đồng thời, chiếc máy này cũng có khả năng quay FullHD với tốc độ khung hình đến 240fps, có cổng HDMI tiêu chuẩn để xuất hình ảnh, hai khe thẻ CFexpress tốc độ cao và khả năng ghi hình proxy. Trong khi đó, với cảm biến độ phân giải cao, Nikon Z9 và Sony A1 nâng độ phân giải quay phim lên 8K, đặc biệt chiếc máy Z9 có khả năng quay phim RAW 8K60p với hai tiêu chuẩn N-RAW và Apple ProRes RAW.

Tổng quan chung

Qua những so sánh ở trên, có thể thấy Canon EOS R1 sở hữu rất nhiều ưu thế ấn tượng và vượt trội hơn so với các dòng máy còn lại, nhưng vẫn còn đó nhiều đặc điểm chưa tương xứng khi cân nhắc trên nhiều khía cạnh.

là một chiếc máy ảnh tích hợp báng cầm phụ có kích thước khá nhỏ gọn so với NIkon Z9, EOS R1 luôn dẫn đầu với nhiều công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu độ tin cậy khi lấy nét và hiệu suất hoạt động tổng thể ổn định trong nhiều môi trường khác nhau. Việc chỉ được trang bị cảm biến 24MP có thể sẽ làm giới hạn độ phân giải tối đa khi quay phim, nhưng với lượng điểm ảnh vừa phải, kết hợp với công nghệ cảm biến BSI CMOS xếp chồng, chiếc máy không chỉ có tốc độ xử lý nhanh mà còn có chất lượng hình ảnh tốt hơn.